Xuất chính sách án lệ cho một số lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện đại

Một phần của tài liệu ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ ỞVIỆT NAM (Trang 88)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.3. xuất chính sách án lệ cho một số lĩnh vực kinh tế – xã hội hiện đại

3.3.1. Thí điểm mở rộng án lệ về kinh tế

Hệ thống tư pháp Việt Nam có số lượng vụ việc liên quan đến kinh tế là rất lớn, chủ yếu là tranh chấp, tức vụ án. Tính theo số lượng thống kê, chủ đạo là vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại, các vụ án dân sự liên quan lớn như tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, tranh chấp về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sang nhượng nhà đất. Ngoài ra, thể loại vụ án đa hình thức nhưng đều có thể tác động tới kinh tế: chẳng hạn như vụ án dân sự tranh chấp tài sản, lợi nhuận, hoa màu liên quan hoạt động kinh doanh, vụ án hành chính về quyết định hành chính, hành vi hành chính về dự án kinh tế, vụ án hình sự về thiệt hại kinh tế của hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Từ đây, trong chuỗi tổng quan các vụ án, chỉ cần có đối tượng về kinh tế thì vụ án đều gây ra ảnh hưởng cho kinh tế. Và án lệ với vai trò là những lập luận, phán quyết trong những bản án, quyết định mang tính hình mẫu tư pháp, trong chính sách nâng tầm án lệ về cả chất lượng lẫn số lượng có thể được thí điểm bởi hệ thống các án lệ liên quan đến kinh tế nhằm vào những phương diện: hỗ trợ giải quyết tranh chấp kinh tế trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần giảm vướng mắc hoạt động kinh doanh của thể nhân, pháp nhân kinh tế trong thị trường; thể hiện sự tập trung cao độ của đường lối chính trị, cải cách tư pháp và quan điểm xã hội vào sự phát triển của kinh tế giai đoạn mới; và lấy chính sách án lệ làm một trong những thí điểm trước mắt cho mục tiêu này.

Án lệ hiện nay, mặc dù số lượng hạn chế nhưng vẫn có trường hợp thể hiện tính ảnh hưởng này. Đơn cử Án lệ 10, đây là án lệ hành chính về một vụ án hành chính ở tỉnh Vĩnh Long những năm 2010. Về nội dung vụ án, những năm 2008, nhằm thực hiện chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã thành lập trung tâm giống nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, với chức năng chủ đạo là nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về công

tác giống, sản xuất, lai tạo, khảo nghiệm, chọn lọc, bồi dục, phục tráng155 các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản cho tỉnh. Trung tâm gồm trại cây giống, trại giống thủy sản, trại giống vật nuôi và trại lúa giống đặt tại những địa phương khác nhau. Và để xây dựng được các cơ sở này, biện pháp thu đồi đất địa phương đi kèm với bồi thường, hỗ trợ và tổ chức tái định cư cho người dân, thực hiện theo các quyết định của cơ quan địa phương, chủ yếu là tờ trình về phương án bồi thường cụ thể của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long và quyết định phê duyệt phương án, trong đó có phê duyệt tờ trình nêu trên. Xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được chọn làm nơi xây dựng trại giống vật nuôi, đề án thu hồi 117.863,1 m2, một diện tích đất lớn ảnh hưởng tới hàng trăm hộ gia đình. Trong số các hộ dân bị thu hồi đất, một hộ dân trở thành nguyên đơn khởi kiện hành chính, yêu cầu hủy quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh về thu hồi đất đối với phần áp giá, bồi thường, yêu cầu nâng giá bồi thường đất bằng với giá thị trường chuyển nhượng. Vụ án này cũng là sự phản ánh cho thực tế trong các dự án thu hồi đất phục vụ hoạt động kinh tế địa phương, không chỉ ở Vĩnh Long mà là nhiều nơi khác trong cả nước.

Về vụ án này, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long thụ lý, xử sơ thẩm, bác yêu cầu của nguyên đơn, tiếp đến là kháng cáo và xử phúc thẩm, dẫn tới quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án bởi nhận định rằng quyết định được ban hành bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long trong vụ án này mang tính tổng thể, không phải đối tượng khởi kiện của một vụ án hành chính. Năm 2014, với kháng nghị, Hội đồng Thẩm phán giám đốc thẩm, và quyết định giám đốc thẩm này trở thành nguồn án lệ với nội dung rằng chính quyền địa phương [Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long] đã phê duyệt phương án tái định cư và hỗ trợ, trong quyết định có dẫn chiếu tới một văn bản khác là tờ trình của đơn vị cấp dưới [tức tờ trình của Sở Tài chính], và tờ trình này có nội dung tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Do vậy, căn cứ các yếu tố về nội dung và tính chất của quyết định hành chính, xác định được rằng đây là một vụ án hành chính với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính156.

Từ ví dụ về án lệ và vụ án hành chính này, việc không đồng nhất về bồi thường khi thu hồi đất giữa người dân và cơ quan nhà nước tạo ra vướng mắc cho chính sách

155 Thuật ngữ bồi dục: nuôi dưỡng giống cây trồng đầu dòng, giống vật nuôi đặc biệt; phục tráng: là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.

kinh tế. Nhân rộng ra, những ảnh hưởng của tranh chấp đa dạng không chỉ kinh doanh thương mại mà còn là bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể tạo ra tác động đối với sự phát triển của kinh tế.

Bởi lẽ đó, đề xuất thí điểm mở rộng án lệ về vụ án kinh tế vừa thuộc về nâng tầm án lệ Việt Nam, vừa giữ cương vị đi đầu trong giải quyết tranh chấp vụ án kinh tế, góp phần giảm thiểu các vướng mắc đã, đang và sẽ có của chính sách kinh tế quốc dân, kinh tế đối ngoại.

Cụ thể, đề án này chia thành hai hạng mục tương tự với chính sách nâng tầm án lệ, hạng mục quyết định giám đốc thẩm của tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm và hạng mục bản án sơ thẩm, phúc thẩm của tòa địa phương và tòa cấp cao. Khi mà chính sách nâng tầm án lệ có quy mô lớn hơn, áp dụng cho toàn bộ hệ thống tòa án, lựa chọn án lệ dựa trên cả tư liệu nguồn án lệ trong quá khứ lẫn xây dựng soạn thảo kết hợp bổ sung quá trình xét xử hiện tại đạt tiêu chuẩn án lệ tương lai thì thí điểm án lệ cho vụ án kinh tế tập trung vào soạn thảo bổ sung hiện tại. Theo đó, phương thức lựa chọn trong giai đoạn và giải pháp xây dựng nguồn án lệ trong nguyên văn bản án, quyết định gốc sẽ được áp dụng. Để tăng động lực và hiệu quả, thí điểm này nếu được lựa chọn thì cần tiến hành cùng thời gian với chính sách nâng tầm án lệ, tức từ năm 2022 với các khía cạnh là: (i) tập trung vụ án có đối tượng tranh chấp về kinh tế; và (ii) chú trọng địa bàn kinh tế.

Ở khía cạnh thứ nhất, các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại là chủ đạo và tâm điểm về quy mô, bên cạnh tâm điểm là vụ án dân sự, hình sự và hành chính khác có tình tiết, nội dung ảnh hưởng lớn tới kinh tế. Chẳng hạn như, vụ án dân sự về vay tài sản, mua bán bất động sản có quy mô lớn, chịu ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ngược lại tới cung cầu trên thị trường; vụ án hình sự về tội danh gây thiệt hại lớn cho pháp nhân, tổ chức kinh tế, ngân sách Nhà nước; vụ án hành chính liên quan đến dự án kinh tế thì được liệt kê vào nhóm vụ án ảnh hưởng kinh tế, thuộc khía cạnh thí điểm. Về mức độ khả thi của thí điểm, tính đến nay, tỷ trọng các vụ án tâm điểm về kinh tế là vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại chiếm tỷ lệ thấp trong số tổng vụ việc mà tòa án giải quyết hàng năm: tỷ trọng tranh chấp kinh doanh thương mại năm 2020 là 3,2%, cũng tương đương trong những năm trước đó, khi bổ sung thêm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính khác tác động liên quan sẽ là có giới hạn, không khiến tổng tỷ lệ lựa chọn thí điểm dao động quá lớn, do vậy hoàn toàn có thể xây dựng nguồn án lệ trong bản gốc ở các vụ án này.

Ngoài ra, việc xây dựng nguồn án từ bản gốc chỉ là một cách thức bổ sung của việc trình bày, không ảnh hưởng lớn tới cơ sở, hệ thống tòa án có thể thích nghi nhanh chóng với phương án này.

Ở khía cạnh thứ hai, thực hiện thí điểm với mục tiêu sau cùng là áp dụng cho toàn thể hệ thống tòa án trong cả nước, tuy nhiên, tại thời gian đầu, có hai vướng mắc đi kèm đó là: hệ thống tòa án khó triển khai ở các tỉnh khó khăn; vụ án kinh tế tập trung chủ yếu ở các tỉnh phát triển về kinh tế. Do vậy, nên thí điểm giai đoạn đầu việc xây dựng nguồn án lệ cho văn bản gốc của bản án, quyết định cho hệ thống tòa án ở một số tỉnh thành. Trong đó, thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng là ba thành phố trực thuộc trung ương, tập trung phát triển kinh tế, đồng thời là nơi đặt trụ sở của ba tòa án nhân dân cấp cao, hội tụ đủ điều kiện để thí điểm xây dựng nguồn án. Ngoài ra, có thể áp dụng thí điểm cho hai thành phố trực thuộc trung ương còn lại là Hải Phòng và Cần Thơ, cũng như một số tỉnh đứng đầu về kinh tế, tốc độ tăng trưởng như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh, Quảng Ninh hoặc một số tỉnh khác nếu tiến hành thuận lợi chính sách và đồng thời hệ thống tòa án các tỉnh này tự đề cử thí điểm, tuyên bố nỗ lực thực hiện.

Trong đề án này, cơ quan chuyên trách được đề cử là Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ được giao nhiệm vụ phổ biến các bước thực hiện thí điểm như chính sách nâng tầm án lệ, thí điểm tập trung xây dựng nguồn án từ vụ án kinh tế, đốc thúc các tỉnh, thống kê duyệt đề xuất nguồn án. Tòa án các tỉnh thành thí điểm sau khi được phổ biến về cách thức xây dựng bản gốc nguồn án thì sẽ áp dụng trong soạn thảo bản án, quyết định tại những vụ án kinh tế trong khía cạnh thứ nhất nêu trên. Trong các giai đoạn tố tụng đó, việc xét xử vẫn diễn ra như quy định hiện hành, chỉ thêm thống kê và thúc đẩy tích cực đề xuất lập luận, phán quyết trong lĩnh vực kinh tế trở thành án lệ.

3.3.2. Pháp luật kinh tế thời công nghệ và đề án thí điểm Tòa Sở hữu trí tuệ vàThương mại điện tử Thương mại điện tử

Cuối thế kỷ XX, đầu XXI, thời đại công nghệ phát triển tốc độ cao đang dần chiếm ưu thế. Nền kinh tế từ sản xuất, cung ứng, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dần có sự gia nhập của công nghệ, chẳng hạn như sản xuất hàng hóa công nghệ, sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ để trao đổi, vận chuyển, hoạt động mua bán trên thị trường điện tử. Cuộc cách mạng công nghệ nhân rộng trong nhiều khía cạnh, nhất là tạo ra cái mới, không chỉ là hàng hóa, dịch vụ mới của công nghệ mà còn là thị trường kinh tế mới sử

dụng công nghệ. Trong nhiều khía cạnh mà cách mạng tác động tới kinh tế Việt Nam, hai lĩnh vực có thể kể tới là sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

Sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể là thể nhân, pháp nhân đối với đối tượng là tài sản trí tuệ đa dạng. Quyền sở hữu trí tuệ này theo cách hiểu và công nhận chung là đối tượng được bảo hộ trên cơ sở tương thích và hài hòa giữa cộng đồng và cá nhân, tổ chức. Từ năm 1967, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) được thành lập trên cơ sở xây dựng của Liên Hợp Quốc với mục đích khuyến khích sự sáng tạo

của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu. Việt Nam ban đầu tham gia với tư

cách là thành viên Liên Hợp Quốc, nhưng dần dần chịu ảnh hưởng khi vấn đề này được mở rộng. Quyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Việc các chủ thể sáng tạo, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là sở hữu công nghiệp dần tạo ảnh hưởng cho kinh tế, nhất là khi thời đại công nghệ số liên tục tạo ra sản phẩm mới.

Với thương mại điện tử, tức hoạt động thương mại vận dụng công nghệ kỹ thuật số đang nhân rộng, dần có vị thế lớn trong giao dịch, trao đổi, thỏa thuận của kinh doanh. Trong tình hình chuyển đổi số hiện nay, thương mại điện tử không phải là xu hướng tương lai theo cách hiểu cũ mà đã chiếm giữ được vị thế quan trọng của kinh tế thế giới, tiếp cận nhà nhà, người người, lan tỏa rộng rãi và phổ biến. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều tham gia thương mại điện tử với tỷ lệ ít nhiều nhất định, ít nhất cũng tham gia lĩnh vực này để sử dụng, là khách hàng của dịch vụ thanh toán điện tử, giao dịch điện tử.

Hiện nay, trong giai đoạn đầu của thập niên 2020, chủ trương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ việc tập trung quan tâm tới cách mạng công nghiệp thứ tư, kinh tế số, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tức nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm dành cho sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Về pháp luật, hai đạo luật quản lý lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2009, văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều và văn bản hợp nhất năm 2021; cùng những văn bản dưới luật khác. Trong khi đó, trên thực tế, số lượng vụ việc, tranh chấp liên quan tới sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử ngày càng gia tăng, nếu có xung đột thì được giải quyết theo thẩm quyền của tòa dân sự, tòa hành chính, tuy nhiên con số vụ việc được giải quyết là rất hạn chế157, bởi ít phổ biến.

Có thể thấy rằng, trong tương lai gần, khi mà nhánh kinh tế số về công nghệ, trí tuệ nhanh chóng đẩy mạnh, các tranh chấp cũng sẽ gia tăng song song. Việc nghiên cứu lập pháp để ban hành quy phạm phục vụ giải quyết tranh chấp là cần thiết, tuy nhiên khó có thể đáp ứng được tốc độ biến động của thời kỳ này. Do vậy, đề xuất thành lập cơ quan chuyên trách xử lý tranh chấp sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử vì thế mà được đề cử, và cũng vì lẽ đó, chính sách án lệ nếu được liên kết sẽ là một công cụ để giải quyết tranh chấp linh hoạt, đáp ứng hơn.

Cơ quan được đề xuất thành lập là Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử, chuyên trách giải quyết các vụ án về hai lĩnh vực này. Hiện này, hệ thống tòa án địa phương gồm có sáu tòa chuyên trách là tòa dân sự; tòa hình sự; tòa hành chính; tòa kinh tế; tòa lao động; và tòa gia đình và người chưa thành niên, thực hiện giải quyết sáu vấn đề này, không có tòa phụ trách chuyên trách sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. Đề xuất thành lập hai tòa án đó là Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử tại Hà Nội (gọi tắt: Tòa Đặc biệt I) và Tòa án Sở hữu trí tuệ và Thương mại điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt: Tòa Đặc biệt II), hai thành phố trọng điểm quan trọng nhất của cả nước. Hai tòa này có đặc tính là tòa đặc biệt, cấp tỉnh, là tòa cấp dưới chịu sự phụ trách và quản lý của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Tòa án nhân

Một phần của tài liệu ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ ỞVIỆT NAM (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w