7. Cấu trúc của Luận văn
3.3.3. Thí điểm án lệ cho giáo dục và giới luật Việt Nam
Hiện nay, đúng như với tình hình giai đoạn đầu của chính sách án lệ trong năm năm qua, tại giới luật và giáo dục nước ta, vấn đề về án lệ Việt Nam chưa có được vị trí
đáng kể, chỉ được xem như là một vấn đề sơ lược để giảng dạy và thảo luận158. Những
kiến thức được đề cập đến về án lệ chủ yếu vẫn là tình hình thế giới, vai trò quan trọng ngang luật của thông luật, án lệ trong xét xử của luật thành văn, luật quốc tế.
Đề án thí điểm này tập trung vào việc nâng tầm án lệ Việt Nam với giới luật và giáo dục ngành luật. Cũng như thí điểm về tòa đặc biệt ở điểm mục (3.3.2), thí điểm này được đề xuất triển khai trong nhiệm kỳ này của Đảng Cộng sản và Nhà nước, từ 2022.
(i) Mục đích thí điểm.
Có ba mục tiêu hướng tới. Thứ nhất là nâng tầm của án lệ Việt Nam trong tập hợp tổ chức, cộng đồng pháp luật trong nước. Như những vấn đề mà luận văn này đề cập tới, khẳng định được vai trò lẫn vị thế đang có và gia tăng của án lệ trong pháp luật nước ta nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng. Tổ chức, cộng đồng giới luật là những nhân lực chủ đạo tạo ra tác động đến lĩnh vực pháp luật, và chú trọng tới nhóm cơ sở này sẽ khiến vai trò án lệ phát triển nhanh chóng, vững chắc nhất. Thứ hai là thu hút ngược lại, tập trung vai trò của giới luật. Giới luật nước ta với đặc tính đa dạng, đảm bảo chất lượng có số lượng không hề nhỏ. Nay, công cuộc cải cách tư pháp, toàn diện pháp luật, dựng nhà nước pháp quyền là định hướng chung, chính sách án lệ là một điểm trong sách lược đó, có thể được đưa ra để thu hút giới luật quan tâm đến những khía cạnh mà Việt Nam xây dựng, tạo tác động qua lại hai chiều để phát triển cả hai. Thứ ba là tăng cường giáo dục ngành luật. Lấy án lệ Việt Nam làm một chủ đề mới nhất, thực tế nhất, đi sâu vào tri thức luật sử dụng nhằm đóng góp cho chủ trương phát triển giáo
158 Chẳng hạn như môn bắt buộc: Kỹ năng nghiên cứu và phân tích án lệ trong bộ môn Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, môn học này tập trung cho luật quốctế, chỉ sơ lược về án lệ Việt Nam.
dục ngành luật, đòi hỏi sự xứng tầm ở đội ngũ giảng dạy cho đến người học, thực sự đáp ứng được vị thế trọng đại của pháp luật trong xã hội.
(ii) Đối tượng thí điểm.
Về giới luật bao gồm tập thể công chức hệ thống tòa án, viện kiểm sát như thẩm phán, kiểm sát viên, tức nhân lực chủ đạo của tố tụng và xét xử dân sự, hình sự, hành chính; tập thể nhân lực hoạt động tư nhân, phi chính phủ về pháp luật như luật sư, trọng tài; tập thể nghiên cứu luật học như giảng viên luật, luật gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động luật. Việc áp dụng cho nhóm đối tượng này nay cũng đã có như các hội thảo của Tòa án nhân dân tối cao, nhưng chủ đạo tập trung cho số lượng hạn chế ở những nhóm luật hàng đầu trong nước, ngoài nước nhằm lấy ý kiến lựa chọn án lệ, phát triển chính sách án lệ. Trong thí điểm đề xuất này, việc áp dụng cho giới luật theo quy trình nhân rộng, không chỉ ở một số nhóm hạn chế hiện nay. Các tổ chức như Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các trung tâm trọng tài thương mại cần được chọn làm điểm kết nối để mở rộng chính sách án lệ, qua đó nhận lại nhiều ý kiến hoàn thiện hơn. Dưới các hoạt động như hội thảo trực tiếp, trực tuyến, trao đổi qua trang điện tử và chuyên trách bởi Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ có tính chuyên môn cao, có khả năng thực hiện.
Về giáo dục ngành luật: thực tế giáo dục ngành luật từ bậc đại học trở lên tại nhiều trường và địa phương, đào tạo sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, thí điểm giáo dục về án lệ này chỉ hướng tới áp dụng cho một số đơn vị giáo dục đóng vai trò lớn là Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ 2013, các đề án về xây dựng trọng điểm đào tạo cán bộ ngành luật đối với hai
trường luật159; đề án xây dựng trung tâm lớn đào tạo chức danh tư pháp cho học viện160,
được nhấn mạnh nhiều lần bởi Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương cho thấy vai trò cả ba đơn vị giáo dục quan trọng này và những gì mà trung ương đang hướng tới. Do đó, thí điểm giảng dạy án lệ Việt Nam được áp dụng cho ba đơn vị này là phù hợp, vừa đóng góp cho chính sách xây dựng nêu trên, vừa song song góp phần thực hiện chính sách án lệ, bởi đây là những trung tâm giảng dạy, nghiên cứu
159 Quyết định số 549/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
160 Quyết định số 2083/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
luật hàng đầu cả nước. Bên cạnh đó, những đơn vị đào tạo ngành luật khác nếu có nguyện vọng được áp dụng thí điểm này và thì có thể xem xét và mở rộng thí điểm.
(iii) Nội dung thí điểm giảng dạy.
Về nội dung thí điểm giảng dạy án lệ Việt, chia thành những vấn đề nội dung chi tiết và yêu cầu trong giảng dạy như sau:
Bảng 3. 5: Đề xuất chương trình giáo dục thí điểm về án lệ Việt Nam
Vấn đề Nội dung vấn đề Yêu cầu
I.A1: Diễn giải lịch sử pháp luật Việt I.B1: Đảm bảo hiểu được Nam nói chung từ thời Nhà Lý, án lệ rằng pháp luật thành văn nói riêng trong thời phong kiến, cận nước ta đã có từ lâu đời, án
I: Lịch sử án lệ hiện đại. lệ xuất hiện lâu đời.
I.A2: Viện dẫn án lệ xuất hiện trong I.B2: Hiểu và tôn trọng thời phong kiến Nhà Lê, Nhà nguyên tắc lấy lịch sử làm Nguyễn; cận hiện đại thuộc Pháp, có căn cứ tham khảo.
thể thêm cả Việt Nam Cộng hòa161.
II.A1: Khái niệm án lệ hiện tại, II.B1: Hiểu được tổng chính sách án lệ của tổ chức chính trị quan từ chính sách cao là Đảng Cộng sản, và chính quyền. nhất cho đến quy trình cụ II.A2: Quy trình xây dựng và phát thể của xây dựng và phát
triển án lệ. triển án lệ. Chẳng hạn như
II: Án lệ hiện tại Lưu y: Chú ý đến việc các quy định nắm được Nghị quyết XIII thay đổi, bám sát với thực tế, cập về cải cách tư pháp, toàn nhật liên tục và chính xác. diện pháp luật, nhà nước pháp quyết ở tư tưởng; Nghị quyết 04/2019/NQ- HĐTP về xây dựng án lệ. III.A1: So sánh án lệ của luật thành III.B1: Chỉ ra được án lệ III: So sánh quốc văn (đơn cử Pháp, Trung Quốc), Việt Nam hiện nay có điểm
thông luật (đơn cử Anh, Mỹ). giống, điểm khác nào với tế
III.A2: So sánh án lệ hai hệ thống hệ quốc tế. trên với án lệ Việt Nam.
161 Việt Nam Cộng hòa là một chế độ quản lý miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, suốt một thời gian dài và cho đến nay vẫn còn đang trong tranh cãi về việc công nhận là thể chế chính trị chính thức. Ở đây, về luật học và học thuật, đề cập tới pháp luật được sử dụng ở miền Nam trong các thời kỳ này nhằm viện dẫn quá khứ để tham khảo cho hiện tại, tôn trọng lịch sử.
IV.A1: Thống kê các án lệ đã được IV.B1: Trực tiếp đi vào các công bố, giải thích cấu trúc, nội án lệ hiện tại, thực sự hiểu
dung chung. được quá trình tố tụng từ
IV: Nghiên cứu IV.A2: Phân tích một số án lệ về dân tình tiết, xét xử, nhận định sự, hình sự, hành chính. của tòa án, quyết định, thi án lệ thực tế
Lưu y: án lệ nước ta được công bố hành án đối với thực tế. hằng năm, thay đổi liên tục, vấn đề
này cần được bám sát, cập nhật liên tục và chính xác.
V.A1: Thực hành phân tích và V.B1: Đảm bảo có khả nghiên cứu một số án lệ khác ngoài năng phân tích, nghiên cứu
án lệ ở IV.A2. án lệ, hiểu nội dung và có
V.A2: Thực hành nghiên cứu, phân kỹ năng đề xuất án lệ tùy V: Thực hành án tích một số bản án, quyết định có theo trình độ.
hiệu lực của hệ thống tòa án để đi lệ
đến đề xuất làm án lệ. Nguồn án là bản án, quyết định có thể có ở thư viện lưu trữ của trường luật, giới luật, ở tòa án các cấp, trực tiếp tại tòa hoặc trang tin công bố bản án.
Nguồn: đề xuất tự soạn thảo của tác giả.
Thí điểm này buộc phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Đáp ứng bốn nội dung cơ bản của định hướng đổi mới giáo dục hiện tại, cụ thể là: chuyển từ truyền thụ kiến thức sang nâng cao năng lực162, tức từ những vấn đề nội dung được giảng dạy, người học nâng cao năng lực về khả năng tiếp cận, tiếp thu pháp luật đương đại, thực dụng; chuyển số lượng sang chất lượng163, tức ban đầu thí điểm ở một số đơn vị, giới luật không cần số lượng lớn sinh viên, học viên, chỉ cần chất lượng cao của những người theo học đáp ứng; chuyển hệ thống khép kín sang hệ thống mở164, tức liên kết giới luật và giáo dục khắp cả nước, rồi trong nước và ngoài nước để có biển tri thức luật rộng lớn; đáp ứng cơ chế thị trường165, nói gọn và cụ thể hơn là ở chỗ bám sát với những thay đổi đang có của chính sách án lệ trong giảng dạy.
162 Điều 3 Tiểu mục I Mục B, Nghị quyết 29-NQ/TW. 163 Điều 4 Tiểu mục I Mục B, Nghị quyết 29-NQ/TW. 164 Điều 5 Tiểu mục I Mục B, Nghị quyết 29-NQ/TW. 165 Điều 6, Điều 7 Tiểu mục I Mục B, Nghị quyết 29-NQ/TW.
Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy giáo dục bằng các biện pháp đổi mới166, chuyển tiếp từ đại học truyền thụ kiến thức sơ khai thế hệ thứ nhất, đại học nghiên cứu thế hệ thứ hai sang đại học sáng tạo thế hệ thứ ba167. Thí điểm giáo dục án lệ hướng tới nghiên cứu, sáng tạo song song với chính sách án lệ, cải cách tư pháp với kỳ vọng đóng góp cho giáo dục ngành luật.
166 Nguyễn Hữu Đức (2020), tr. 13.
167 Lịch sử phát triển đại học thế giới qua các thế hệ (generation university – GU) là: 1GU từ Trung Cổ khởi đầu từ các trường thần học châu Âu, tương ứng với Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam, tập trung giảng dạy những kiến thức đã có từ trước, tiếp thu lại; 2GU từ cận đại, đại học mở cơ chế nghiên cứu, khởi đầu nổi danh là Viện Đại học Humboldt Berlin; 3GU từ hiện đại, đại học thêm cơ chế sáng tạo, năng động đáp ứng thay đổi thời đại, khởi đầu nổi danh là Đại học Cambridge.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
Nhìn tương lai, chính sách án lệ sẽ tiếp tục được xây dựng và phát triển nhiệm kỳ này, trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai gần sắp tới, dần dần phổ biến và có vai trò lẫn vị trí cao hơn trong pháp luật và xã hội.
Trong tình cảnh đó, các đối sách được đặt ra nằm xây dựng, phát triển và nâng tầm án lệ, đề cập tới việc hoàn thiện quá trình xây dựng án lệ; xây dựng án lệ từ nguồn án; và những đề xuất thí điểm thực tế.
Đối với hoàn thiện quá trình xây dựng án lệ, tác giả đã phân tích cấu trúc đang có và chỉ ra một số vấn đề vướng mắc ở hình thức lẫn nội dung của án lệ hiện tại, qua đó đề xuất phương thức xây dựng án lệ, mở rộng hình thức án lệ từ hệ thống nguồn án khổng lồ của tư pháp Việt Nam, soạn án, viết án, dựng án, đề xuất, lựa chọn, công bố ở cả bản án, quyết định của hệ thống tòa án từ trung ương đến địa phương. Tác giả kiến nghị thành lập cơ quan chuyên trách phụ trách thực thi chính sách án lệ trên thực tế, là Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ, qua đó đẩy nhanh tiến trình về cả số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, có khả năng trong tương lai gần lẫn ưu thế tương lai về sau.
Đối với chính sách phát triển xây dựng án lệ từ nguồn án, tác giả đã phân tích sách lược phân quyền trong tư pháp chưa từng có trong lịch sử hiện đại ở nước ta, qua đó lại nhấn mạnh thêm một lần nữa tới việc nâng tầm án lệ, định hướng đi cùng thực tế. Ngoài ra, đề cập viện dẫn cụ thể tới kiến nghị khái quát hóa lập luận trong nguồn án, vừa góp phần giúp bản án, quyết định của hệ thống tòa án trở nên sắc bén hơn, vừa giúp việc chọn án làm án lệ trở nên dễ dàng hơn.
Đối với đề án thí điểm, tác giả đề xuất tới ba kiến nghị là: thí điểm mở rộng án lệ về kinh tế nhằm đáp ứng đòi hỏi về giải quyết tranh chấp kinh tế trong thời đại kinh tế phát triển tốc độ cao, chọn án làm án lệ từ cả dân sự, hình sự, hành chính; thí điểm thành lập tòa đặc biệt phụ trách giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng và được chú ý trong xã hội hiện đại; và thí điểm thu hút, giáo dục án lệ ở giới luật, ngành luật nhằm hướng tới nâng tầm không chỉ án lệ mà là cả ngành luật.
KẾT LUẬN
Xem quá khứ, khẳng định rằng hệ luật thành văn nói chung, án lệ nói riêng đã có từ lâu và đi cùng lịch sử Việt Nam.
Từ hiện tại, thấy được rằng án lệ có số lượng nhất định nhưng tạo ra tác động lớn cho toàn bộ hệ thống tư pháp, trong đó có pháp luật kinh tế.
Nhìn tương lai, xét thấy định hướng thể hiện việc nâng tầm của pháp luật, đi gần hơn tới tam quyền phân lập, phân quyền nhà nước đang hiện hữu ở nước ta, với các sách lược cải cách tư pháp, toàn diện pháp luật và nhà nước pháp quyền.
Cái sau xuất hiện, tham khảo cái trước, những điểm mới cũng từ đó mà ra đời. Với sách lược tăng cường vị trí, vai trò và thực quyền của pháp luật chưa từng có, phân cấp, phân quyền chính trị, nhà nước, gồm cả tư pháp chưa từng có, chính sách án lệ cũng là một điểm mới và đặc biệt ngày nay. Thấy được rằng, án lệ Việt Nam sẽ không dừng lại, không ngừng nâng tầm, sẽ có vị trí lớn trong hệ thống pháp luật cho dù là đối tượng thuộc nhóm văn bản dưới luật.
Lấy định nghĩa án lệ làm nét kết nối, hoàn thiện luật phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp; lấy sự phản chiếu của án lệ làm một phần cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tư pháp, liên kết cùng phát triển giới luật, giáo dục ngành luật; lấy đối sách án lệ để thí điểm bám sát tình hình đương thời lẫn đường lối về sau. Tất cả đều bởi án lệ mang trong mình tính lẽ phải và công lý, những nguyên bản quan trọng nhất của pháp luật, không bao giờ biến mất.
Vì những lẽ này, đi sát sự chuyển biến của kinh tế – xã hội thời đại mới, đào sâu phân tích, nghiên cứu cái đang có, cái cần có, hướng tới cái muốn có, dùng chính sách án lệ làm lĩnh vực thử nghiệm hoàn toàn có cơ sở. Tiếp tục duy trì việc xây dựng và