7. Cấu trúc của Luận văn
3.1.3. Thành lập cơ quan phụ trách xây dựng án lệ Việt Nam
Kể từ thời điểm chính thức đi vào hoạt động phát triển án lệ từ năm 2016, vấn đề chủ đạo gồm đề xuất, lựa chọn và công bố án lệ. Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ trách lựa chọn, thông qua và công bố án lệ; Hội đồng tư vấn án lệ là nhóm các thành viên được thành lập năm 2017 với trách nhiệm cho ý kiến, thảo luận, nghiên cứu nội dung từng quyết định, bản án được đề xuất đề lựa chọn làm án
lệ lẫn nội dung của các dự thảo án lệ để lưu hồ sơ báo cáo Hội đồng Thẩm phán132. Như
vậy, chức trách chính của Hội đồng tư vấn án lệ đánh giá dự thảo án lệ, cùng với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao.
Xét thấy, Chánh án, Hội đồng Thẩm phán là cá nhân, tập thể lãnh đạo của Tòa án nhân dân tối cao với nhiệm vụ được xây dựng riêng biệt; Hội đồng tư vấn án lệ được Chánh án quyết định thành lập là tập thể các thành viên đến từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, khi thực hiện chức năng liên quan đến án lệ đều là công việc kiêm nhiệm, không phải là chuyên chức. Ngoài ra, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học được liên kết hỗ trợ, kiêm nhiệm cả việc quản lý trang tin điện tử về án lệ là một cơ quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, với các nhiệm vụ như giúp Chánh án xây dựng kế hoạch và đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chánh án do các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao xây dựng; rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tổ
chức và hoạt động của toà án nhân dân theo quy định của pháp luật133.
132 Điều 2, Quyết định 129/QĐ-TANDTC.
Ngoài ra, vụ còn giúp Chánh án trong nhiều nhiệm vụ khác, riêng về án lệ, vụ phụ trách tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ, một trong số nhiều nhiệm vụ được giao.
Để có thể tập trung chuyên chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn về xây dựng và phát triển án lệ, đáp ứng với các vấn đề được đặt ra về phương thức xây dựng án lệ như phương thức lựa chọn kết thúc, phương thức lựa chọn trong giai đoạn; đáp ứng việc mở rộng hình thức án lệ với giải pháp xây dựng nguồn án lệ trong nguyên văn bản án, quyết định gốc, hay giải pháp ban hành điều khoản cho phép mở rộng bổ sung quyết định gốc
thì việc thành lập một cơ quan cấp vụ khác thuộc bộ máy Tòa án nhân dân tối cao134 là
cần thiết với mục đích về án lệ: Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ. Luận văn này đề xuất thành lập cơ quan nêu trên nhằm chuyên trách và trực tiếp phụ trách thực thi chính sách được đặt ra về xây dựng và phát triển án lệ. Việc thành lập cơ quan này bởi quyết định của Chánh án, tuân thủ các điều khoản quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, đề nghị để Ủy ban Thường vụ Quốc Hội phê chuẩn như các cơ quan khác của tòa án.
Với việc thành lập Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ, các vấn đề chủ đạo và toàn bộ hệ thống án lệ sẽ được một cơ quan chuyên trách phụ trách, vừa đảm bảo tính tập trung,
vừa đáp ứng một phần cho chính sách chuyên trách từ Quốc hội Việt Nam khóa XV135.
Cơ quan được cấu tạo với hệ thống công chức, nhân viên đáp ứng chuyên môn; phụ trách các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu đúng như tên gọi của mình: xây dựng và phát triển án lệ. Tùy theo chính sách được đặt ra, cơ quan này giữ vai trò thực thi tương ứng. Với những quan điểm, hướng dẫn hiện tại và phương án, giải pháp được đề ra nêu trên, trường hợp thành lập Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ thì vụ sẽ được giao những trọng trách là: tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ, quản lý trực tiếp trang tin điện tử về án lệ, tức chuyển giao trách nhiệm từ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; tiếp nhận đề xuất án lệ của cá nhân, tổ chức, tòa án các cấp, rà soát và tiến hành nhận định tiêu chí để phát triển thành án lệ của đề xuất, lựa chọn các đề xuất vượt qua bước rà soát cơ bản để gửi cho Hội đồng Thẩm phán tiến hành thông qua; tiếp nhận chức năng của
134 Hiện nay, bộ máy tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm: Văn phòng; Cục Kế hoạch – Tài chính; Ban Thanh tra; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổng hợp; Vụ Thi đua – Khen thưởng; Vụ Công tác phía Nam; Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; các đơn vị là vụ phụ trách giám đốc, kiểm tra hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động, gia đình và người chưa thành niên; đơn vị báo chí như Tạp chí Tòa án nhân dân; Báo Công lý.
135 Ngày 11 tháng 01 năm 2021, sau nhiều phiên họp và thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 về hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026; theo đó, từ Quốc hội khóa XV, phân công 40% đại biểu, tức 200 đại biểu chuyên trách công tác của Quốc hội, không kiêm nhiệm, tăng 5% so với Quốc hội khóa XIV trong chính sách dần thay đổi về tính chuyên trách. Thực tế, sau quá trình bầu cử, có
Hội đồng tư vấn án lệ theo hướng nghiên cứu, đánh giá nội dung của từng bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ và nội dung của từng dự thảo án lệ theo những điều khoản về đặc tính án lệ để lưu hồ sơ báo cáo.
Sơ đồ 3. 1: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được đề xuất chuyên trách án lệ
Quản lý trang án lệ trong tòa Phổ biến án điện tử Hỗ trợ Hội chính sách đồng Thẩm án lệ địa phán, phương Chánh án Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ Liên kết Xét tiêu
giới luật chuẩn cơ
trong xã bản của đề
hội xuất án lệ
Dựng soạn án, nâng tầm án lệ
Nguồn: tác giả đề xuất.
Bên cạnh chức trách được nêu trên, vụ sẽ thực thi các đề xuất về phương thức và giải pháp như: nhận nhiệm vụ trực tiếp tìm kiếm nguồn án lệ từ tổng hợp lưu trữ các án lệ, quyết định đã có hiệu lực trong hệ thống tòa án toàn quốc để lựa chọn soạn thành dự thảo án lệ, báo cáo thông qua; tiến hành cả hai phương thức lựa chọn án lệ, hai giải pháp mở rộng án lệ nêu trên, cụ thể là trường hợp khi mà xây dựng án lệ tại chính quyết định gốc trong thời gian tố tụng thì vụ phụ trách cách thức soạn thảo ban đầu, tổ chức tập huấn truyền tải phương thức này khi được mở rộng, hoặc trường hợp khi mà giải pháp bổ sung quyết định gốc được cho phép thì vụ cũng sẽ phụ trách soạn thảo bổ sung vấn đề thiếu sót của bản án, quyết định, nâng cấp thành án lệ.
Hiện nay, có thể thấy được phần lớn các án lệ lấy từ quyết định giám đốc thẩm, trong thời kỳ bước đầu của xây dựng án lệ, bởi vậy cho nên khi thành lập cơ quan chuyên trách thì cơ quan này cũng khởi đầu như tiến độ đang có, dần dần mở rộng cùng chính sách, cụ thể là ban đầu sẽ đảm nhiệm xây dựng án lệ như các phương án đã đặt ra, rồi mở rộng ra hệ thống tòa án cả nước, tương ứng với chính sách đề xuất dưới đây.