Mối quan hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế

Một phần của tài liệu ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ ỞVIỆT NAM (Trang 35)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.3. Mối quan hệ giữa án lệ và pháp luật kinh tế

1.3.1. Lĩnh vực pháp luật kinh tế

Kinh tế được hiểu là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đối với sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ57; còn pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trong xã hội58. Như vậy, giữa kinh tế và pháp luật có mối liên hệ sâu sắc, bởi: các khía cạnh như trao đổi, phân phối sản phẩm đều là quan hệ xã hội giữa các bên với nhau, việc sản xuất và tiêu dùng được tạo dựng trong khung định lượng.

Chẳng hạn, việc một nhà sản xuất hoạt động luôn cần phải có những yếu tố như vật liệu, máy móc, lao động, và những yếu tố này không tự nhiên mà có, thường thì vật liệu được lấy từ khai thác, máy móc lấy từ mua bán, người lao động thông qua thỏa thuận việc làm, và tất cả những công đoạn này để chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật. Khi mà sản phẩm được hoàn thiện, xuất ra thị trường, phục vụ phân phối, tiêu dùng thì tiếp tục nhận tác động của quy phạm pháp luật tương ứng.

57 N. Gregory Mankiw (2012), tr. 4.

Một nền kinh tế theo cách nhìn vĩ mô, vi mô bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, rồi cả những khía cạnh khác như thị trường, cung cầu, thay đổi liên tục và phức tạp bởi tính đơn nhất và độc lập của mỗi chủ thế, nhưng đều có giới hạn và quy luật được số đông tạo luật, đó chính là lĩnh vực kinh tế – luật. Pháp luật như đường ray của cộng đồng và xã hội tác động vào kinh tế; trong khi kinh tế như là nền tảng cơ bản của mọi xã hội đời thường, và cũng là bước đột phá của lợi ích, tác động ngược lại pháp luật để mở đường ray cho những giai đoạn mới.

Cả góc nhìn từ toàn diện đến cụ thể đều có thể thấy được mối liên hệ này. Đơn cử tại Việt Nam, thể nhân, pháp nhân tham gia hoạt động thương mại, tức hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm đầu tư, xúc tiến thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ thì phải chịu sử điều chỉnh của Luật Thương mại59. Việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để

thực hiện hoạt động kinh doanh phải chịu sử điều chỉnh của Luật Đầu tư; muốn thành lập tổ chức kinh tế dưới hình thức là doanh nghiệp thì phải chịu sử điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; hay rộng lớn hơn, những vấn đề về địa vị, chuẩn mực pháp lý, và cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản, tức những vấn đề cơ bản của con người thì phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.

Trong lịch sử hiện đại, giai đoạn đầu, quan niệm về kinh tế thị trường bị Đảng Cộng sản Việt Nam phủ nhận, phản đối; tuy nhiên dần được nhận thức là giá trị chung của nhân loại. Đến nay, Đảng quyết định lựa chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu trong thời kỳ này, với định nghĩa là mô hình kinh tế chung nhất trong thời kỳ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền kinh tế thị trường hiện đại,

vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế,

dưới sự quản ly của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo60. Như vậy, việc tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, tức tôn trọng cá nhân, tổ chức hoạt động cung ứng, sự thay đổi liên tục của quốc tế; nhưng những thay đổi đó đều có sự quản lý, nhấn mạnh pháp quyền tức thượng tôn pháp luật, càng thể hiện rõ nhận thức mối quan hệ không thể tách rời giữa kinh tế và pháp luật.

Từ thời điểm tham gia xu hướng toàn cầu hóa, quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế Việt Nam bắt đầu hợp tác đa phương và cũng vì thế mà bước vào hệ thống pháp luật quốc tế, gồm cả công pháp và tư pháp. Khía cạnh quốc gia, hàng loạt các điều ước quốc

59 Khoản 1 Điều 1; Khoản 1 Điều 3, Luật Thương mại 2005.

tế là điều kiện cơ bản của giao lưu và hợp tác kinh tế được ký kết. Khởi đầu là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, những văn bản như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Hiệp ước chung về thương mại dịch vụ (GATS) hướng các thành viên theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT) trong thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, trong giai đoạn gần đây, Việt Nam chú trọng vào những mối quan hệ kinh tế tập trung, quan trọng hơn đó là quan hệ song phương, đa phương như ký kết các điều ước là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Với khía cạnh tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế, ngoài việc tuân thủ hệ thống pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế là các điều ước mà quốc gia đã ký kết thì còn mở ra một lĩnh vực mới là tập quán quốc tế về thương mại. Chẳng hạn như Bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms), những vấn đề về thanh toán, giao dịch quốc tế, vận tải đường biển có từ lâu đời. Ngoài ra là việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, khó khăn trong xung đột pháp luật. Từ những khía cạnh mang tính quốc gia và khía cạnh cá nhân, có thể thấy rõ được mối liên hệ chặt chẽ của kinh tế và pháp luật, trong nội bộ và trên trường quốc tế.

1.3.2. Vị trí và vai trò của án lệ trong pháp luật kinh tế

Pháp luật kinh tế là tổng hợp những quy tắc điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Tương ứng với nhiều nhóm đa dạng của kinh tế là sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật đối với từng lĩnh vực. Tại Việt Nam, quyền kinh tế là một quyền Hiến định61, và được cụ thể hóa trong các đạo luật chuyên ngành, theo đó mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm62. Hệ thống pháp luật lần lượt từ Hiến pháp, điều ước quốc tế đã ký kết, các đạo luật, văn bản dưới luật tham gia điều chỉnh và quản lý kinh tế. Với tư cách là lập luận pháp lý, phán quyết trong các bản án, được lựa chọn thông qua và công bố để nghiên cứu, áp dụng, án lệ là văn bản dưới luật. Và do vậy, những án lệ liên quan với vụ việc kinh tế là một phần của pháp luật kinh tế, có vai trò nhất định và dần trở nên quan trọng.

Thứ nhất, quy định về áp dụng.

61 Điều 14, Hiến pháp 2013. 62 Điều 33, Hiến pháp 2013.

Pháp luật kinh tế được tạo dựng để đặt ra quy tắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, tiêu dùng trong xã hội. Trong quan hệ dân sự – lĩnh vực chủ đạo tác động kinh tế, Bộ luật Dân sự là bộ luật điều chỉnh chung, các đạo luật khác tham gia điều chỉnh quan hệ dân sự trong lĩnh vực cụ thể của kinh tế, dĩ nhiên với điều kiện không trái với luật chung. Trường hợp có sự khác nhau giữa luật chung, luật riêng với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì áp dụng điều ước quốc tế; trường hợp không có thỏa thuận của các bên và không có quy định của pháp luật thì sẽ áp dụng tập quán, tức quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, được hình thành và lặp đi

lặp lại trong thời gian dài, không trái nguyên tắc pháp luật63. Trường hợp không có tập

quán thì xem xét, dựa trân quan hệ dân sự tương tự để áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh; sau đó mới đến áp dụng án lệ, lẽ công bằng.

Thứ hai, áp dụng trong giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình tố tụng của một vụ việc dân sự, đơn cử là vụ án dân sự, nguyên đơn đệ đơn khởi kiện bị đơn, gửi tòa án có thẩm quyền; tòa án xem xét và thụ lý vụ án theo đúng quy định, tống đạt văn bản, sau đó mở phiên tòa sơ thẩm, ra bản án sơ thẩm. Nếu các bên không đồng ý, kháng cáo thì tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét, mở phiên phúc thẩm ra bản án hoặc quyết định. Nếu các bên một lần nữa không đồng ý, gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm, lúc này, viện kiểm sát và chánh án cấp trên sẽ xem xét để kháng nghị, mở phiên giám đốc thẩm để nhận định lại về bản án, quyết định tòa cấp dưới, ra quyết định giữ nguyên hoặc hủy bản án, quyết định được xem xét đó, giao vụ án cho tòa cấp dưới xét xử lại nếu quyết định hủy. Án lệ chính là thực tế miêu tả rõ rệt những vấn đề này, khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố thì sẽ mang tính áp dụng cho toàn bộ các tòa án trong nước với vụ việc tương tự. Như vậy, có thể thấy được một khi án lệ được viện dẫn để đưa ra nhận định và quyết định thì quá trình giải quyết tranh chấp ở tòa án sẽ trở nên nhanh hơn bởi sự công nhận mức độ cao sau khi được lựa chọn, lấy ý kiến trước đó, đáp ứng nhu cầu của các bên.

Đối với các đạo luật trong hệ thống luật thành văn, quá trình ban hành bao gồm: đề xuất, nghiên cứu, soạn thảo trong hệ thống cơ quan nhà nước, sau đó trình Quốc hội và thông qua. Trong quá trình này, tập trung vào đánh giá trên thực tế, nhận định và dự định tương lai gần đề đưa ra quy phạm, vấn đề được đặt ra là tình huống thiếu sót, khó

có thể dự đoán trước được toàn bộ tình hình trong tương lai. Trong lĩnh vực kinh tế, có các khía cạnh ảnh hưởng đó là: tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường trong nước và quốc tế; sự sáng tạo trong hoạt động của thể nhân, pháp nhân, tự do hoạt động trong khung không trái với điều cấm của luật, các khía cạnh này khiến cho vụ việc dân sự, xung đột và tranh chấp cũng biến chuyển nhiều phương diện, thiếu quy định của pháp luật đáp ứng kịp thời.

Ngoài ra, trong xã hội, có nhiều tình tiết cụ thể tuy là nguyên tắc chung của đạo đức, xã hội, lẽ phải nhưng lại không thích hợp để đưa ra quy định pháp luật cụ thể. Đơn cử như tình tiết về chia di sản thừa kế, khi mà các đương sự gồm cả người trong nước, người Việt định cư hải ngoại, tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà được sang nhượng một phần, trải qua 20 năm, nhiều lần sơ thẩm, phúc thẩm, đình chỉ vẫn không thể giải quyết tranh chấp bởi khó khăn trong tương trợ tư pháp quốc tế, không có quy định pháp luật cụ thể cho trường hợp này64, án lệ ra đời nhằm giải quyết khó khăn liên quan, cho phép đương sự quản lý nhà đất thay cho người thừa kế hải ngoại cho đến khi liên lạc được với họ; hoặc vụ án về giao dịch dân sự sang nhượng nhà đất đối với nhà ở từ những năm 1990, giao dịch có hiệu lực về việc cam kết sẽ giao quyền sở hữu nhà sau khi nhà nước tiến hành hóa giá căn nhà đó, tuy nhiên có sự thay đổi khi thủ tục hóa giá nhà không diễn ra, đi ngược lại suy đoán khiến hợp đồng này là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do tình huống dự định không thể xảy ra65, và án lệ ra đời nhằm giải thích điều luật liên quan66 không có quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn toàn cầu hóa mà kinh tế phát triển nhanh, công nghệ số là thí dụ điển hình của sự thay đổi thì luật kinh tế phải đương đầu với bài toán khó khăn trong giải quyết tranh chấp đó là: vấn đề đa dạng của tình tiết vụ việc, yêu cầu xây dựng pháp luật đáp ứng nhu cầu xã hội; yêu cầu của các thể nhân, pháp nhân kinh tế về việc giải quyết tranh chấp đa dạng, nhiều lĩnh vực phân ngành, tiểu ngành, tiến độ đáp ứng tốc độ thay đổi nhanh của kinh tế. Với vị trí là một phần của pháp luật, án lệ là giải pháp khả thi cho những khó khăn mà pháp luật gặp phải, nhất là luật kinh tế.

64 Tình tiết chính trong vụ án của Án lệ 06 về giải quyết việc chia thừa kế trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài nhưng không xác định được địa chỉ, Án lệ 06, tr. 2.

65 Tình tiết nội dung chính trong vụ án của Án lệ 39 về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra.

66 Án lệ được công bố với nội dung giải thích rõ và đưa ra cách thức giải quyết vụ án liên quan tới khoản 6 Điều 402, Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Qua Chương I, có thể thấy được lược sử luật thành văn Việt Nam cũng như sự hình thành của án lệ trong hệ thống pháp luật đó ở Việt Nam. Xuyên suốt các triều đại Nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn, hệ thống pháp luật chủ yếu là các đạo luật được xây dựng, soạn thảo, in ấn và duy trì. Án lệ cũng xuất hiện ở thời kỳ này, chính thức được nâng tầm thành điều luật trong Bộ luật Hồng Đức thời Nhà Lê sơ, duy trì sang thời Nhà Nguyễn. Ở thời cận hiện đại, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ các nước theo chủ nghĩa thuộc địa, đế quốc, mặc dù mỗi nước có hệ thống luật khác nhau, có nước theo thông luật, nhưng pháp luật Việt Nam vẫn duy trì hệ thống luật thành văn cho đến nay. Dựa trên những đánh giá trong chương này, có thể thấy được rằng luật thành văn là hệ thống đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại; án lệ không phải là yếu tố mới trong pháp luật ở Việt Nam.

Hiện nay, dựa trên các hoạt động đến từ tư tưởng chính trị của tổ chức cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã đề cập trong chương cho thấy chính sách xây dựng và phát triển án lệ ở Việt Nam được đưa ra và tiến hành trong những năm gần đây. Quy trình lựa chọn, công bố và các biện pháp liên quan trong án lệ chính thức đi vào thực tế từ năm 2016, kết cấu tổng thể dưới sự chỉ đạo, điều phối của Tòa án nhân dân tối cao và hiện có 52 án lệ đã được ban hành. Mặc dù số lượng còn ít, nhưng các thống kê cho thấy sự quan tâm, chú trọng của cộng đồng pháp luật trong xã hội đối với mục tiêu đẩy mạnh việc phát triển của chủ đề này.

Cũng trong Chương I, việc phân tích tổng quan chung lĩnh vực kinh tế và luật cho thấy mối liên hệ và tác động qua lại của hai đối tượng này; việc đánh giá vị trí của án lệ trong pháp luật cho thấy vai trò và chức năng của án lệ đối với luật, cụ thể hơn giữa án lệ và luật kinh tế. Và cũng từ những đánh giá đó, có thể khẳng định rằng: với tư cách là một yếu tố của luật, án lệ được áp dụng tuân theo các nguyên tắc, quy định chung mà pháp luật đang có, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và đặc biệt ở khía cạnh giải quyết tranh chấp.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA ÁN LỆ HIỆN TẠI ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu ÁN LỆ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁP LUẬT KINH TẾ ỞVIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w