7. Cấu trúc của Luận văn
2.1.2. Án lệ về hợp đồng mua bán hàng hóa
Mua bán hàng hóa mang ý nghĩa như là nhánh phần chính của hoạt động thương mại, một trong những yếu tố chủ đạo của kinh tế, tương đồng vị thế của pháp lý về mua bán hàng hóa trong luật kinh tế. Trong quy phạm pháp luật Việt Nam, mua bán hàng hóa được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận; bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán88. Tiến trình của hoạt động mua bán hàng hóa đồng nghĩa với ký kết giao dịch dân sự là hợp đồng, phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ở cả trong nước và ngoài nước. Việc ký kết các hợp đồng này có thể tiến hành theo nhiều dạng như thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; hoặc theo hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm thông điệp dữ liệu, telex, điện báo, fax; và cũng có thể tiến hành theo các hình thức của tập quán quốc tế như chào mời, xác nhận trong thương mại quốc tế. Hình thức phổ biến nhất trong hợp đồng mua bán hàng hóa có chủ thể pháp nhân là văn bản, thường bao gồm những nội dung là: tên hợp đồng, ngày ký kết, thông tin của các chủ thể; thông tin về sản phẩm, chất lượng, số lượng; nội dung mua bán như thời điểm; phương thức thanh toán; điều khoản về bất khả kháng, tình huống về thiệt hại, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm; điều khoản về giải quyết tranh chấp như luật áp dụng, cơ quan có thẩm quyền.
Thứ nhất, hợp đồng kinh tế, mua bán nội địa.
Tại nội dung vụ việc của Án lệ 09, hai công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khoáng sản, vật liệu đã ký kết với nhau các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hóa là phôi thép đúc, một loại vật liệu phục vụ cho sản xuất thiết bị cơ khí, xây dựng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán đã không giao đủ hàng, giao không đúng hạn trong một số trường hợp mặc dù bên mua đã chuyển khoản đầy đủ, dẫn tới phát sinh tranh chấp vì tiến độ kinh doanh thương mại của bên mua chịu ảnh hưởng. Từ đây, bên mua đã khởi kiện với các yêu cầu về thanh toán tiền hàng đối với khoản tiền mà bên mua đã thanh toán nhưng bên bán không giao hàng đúng hạn, tiền phạt vi phạm, tiền lãi do chậm thanh toán và tiền bồi thường thiệt hại. Tại các phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh tiến hành xét xử, xác định rằng bên mua đã thanh toán tiền hàng nhưng không nhận được hàng, bên bán phải trả lại nhưng trả chậm hơn thỏa thuận, do đó phát sinh khoản tiền lãi của tiền hàng do chậm trả lại đó. Về việc tính lãi, tòa sơ thẩm áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong giai đoạn xét xử này (10,5%/năm) để tính, theo yêu cầu của bên mua89. Phần nhận định và nội dung của Án lệ 09 đã hướng tới điều chỉnh quy định về việc tính lãi này, bác bỏ cách tính lãi theo ngân hàng trung ương, thay vào đó là mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán, cụ thể là mức lãi suất trung bình của ít nhất ba ngân hàng phổ biến tại địa phương, đơn cử như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Ngoài ra, chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của bên mua, tuy nhiên xác định việc tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng, tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng cũng là không đúng. Quyết định giám đốc thẩm năm 2013 của Hội đồng Thẩm phán được chọn làm án lệ với nội dung đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng trong các hợp đồng kinh tế và tiền lãi chậm thanh toán. Mặc dù nội dung Án lệ 09 chủ yếu về lãi chậm thanh toán nhưng cũng đã đề cập đến quy định và cách xử lý các vấn đề quan trọng nhất của nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa, đó là quyền và nghĩa vụ của các bên trong thanh toán, giao hàng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, các bên thỏa thuận và nội dung hợp đồng là chủ đạo của mối quan hệ này, tuy nhiên, có những vấn đề được xem là quyền lợi chung
của chủ thể, vẫn là quyền được có của mỗi bên kể cả khi không quy định trong hợp đồng. Và hai nhóm này kết hợp lại tạo thành tổng quan về mua bán hàng hóa.
Thứ nhất là phạt vi phạm: trong vụ việc của Án lệ 09, bên bán đã vi phạm hợp đồng, trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên cũng đã có điều khoản về phạt vi phạm, do đó bên bán phải chịu phạt. Theo quy định của pháp luật, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp
đồng, dựa trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm90. Do đó, phạt vi phạm dựa trên
giá trị nghĩa vụ bị vi phạm, cụ thể là số hàng mà bên bán không giao đúng hạn, việc tòa sơ thẩm nhận định phạt vi phạm cho toàn bộ giá trị hợp đồng là không đúng, và quyết định giám đốc thẩm đã đưa ra nhận định về việc phủ nhận quan điểm này của tòa sơ thẩm. Bên cạnh đó, chỉ phạt vi phạm, không có quy định về tính lãi dựa trên số tiền phạt vi phạm, và nhận định này trong án lệ trở thành căn cứ cho vấn đề phạt vi phạm.
Thứ hai là bồi thường thiệt hại, được định nghĩa là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm91. Trong vụ án này, bởi bên bán không giao hàng nên nguyên đơn đã phải
mua của đơn vị khác và phải trả tiền cao hơn so với giá đã thoả thuận với bên bán. Đối với vấn đề về bồi thường thiệt hại, kể cả khi không có thỏa thuận hay điều khoản này trong hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, và bởi trong hợp đồng kinh tế của vụ án này, hai bên có thỏa thuận về phạt vi phạm cho nên bên mua có
quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại92. Và cũng như nhận định
về phạt vi phạm, án lệ tạo căn cứ để xác định rằng chỉ tính bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, không tính lãi cho hai chế tài này.
Tại nội dung vụ án của Án lệ 21, năm 2006, hai doanh nghiệp ký kết với nhau hợp đồng kinh tế về việc cho thuê thiết bị phục vụ vận tải biển, cụ thể là đầu máy kéo đẩy và lai dắt tàu biển, có vỏ sắt và sử dụng dầu diesel, ra vào cảng Quảng Ninh. Hai bên đã thỏa thuận các điều khoản về thanh toán, cách thức vận hành thiết bị và thời hạn thuê cho đến ngày cuối cùng của năm 2016, không có điều khoản về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Sau đó, trong quá trình thuê đầu máy và vận hành, bên thuê đã đơn phương
90 Điều 301, Luật Thương mại 2005: Mức phạt vi phạm.
91 Điều 302, Luật Thương mại 2005: Bồi thường thiệt hại.
chấm dứt hợp đồng khi vẫn đang trong thời hạn vào giữa tháng 08 với thông báo gửi tới bên cho thuê là không còn nhu cầu sử dụng thiết bị nữa, chỉ thanh toán một phần chi phí đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thương lượng để giải quyết vấn đề nhưng không thành công, bên cho thuê yêu cầu thanh toán phần tiền còn lại, bên thuê phản đối vì cho rằng không sử dụng thiết bị trong toàn bộ thời gian. Từ đây, bên cho thuê đệ đơn khởi kiện bên thuê thiết bị. Năm 2016, quyết định giám đốc thẩm được ban hành, chọn làm án lệ và công bố năm 2018 với nội dung rằng thời gian từ khi bị đơn gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho nguyên đơn đến khi chính thức chấm dứt hợp đồng là quá ngắn,
đã gây thiệt hại cho nguyên đơn do không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi
thuộc về bên thuê nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho bên cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng93. Đối với thực tế của hợp đồng này, bởi khởi kiện từ năm 2007, lúc Luật Thương mại 2005 mới đi vào hiệu lực trong thời gian ngắn, nguyên đơn chưa am hiểu về quy phạm pháp luật cụ thể, yêu cầu bồi thường số tiền cho thuê hai đầu máy trong thời gian còn lại của hợp đồng, và tòa án cấp sơ thẩm cho rằng yêu cầu này là không có căn cứ nên không chấp nhận vì cho đây là số tiền giá trị còn lại của hợp đồng chưa được thực hiện. Quan điểm này của tòa sơ thẩm vào năm 2012 là không đúng bởi việc bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian gấp rút, không có thỏa thuận và hành vi này tạo ra thiệt hại cho bên cho thuê, tức có cơ sở để nhận định đây là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
của thiệt hại94; và bên thuê đã có lỗi trong hành vi này95. Mặt khác, tòa án cấp sơ thẩm
còn nhận định do nguyên đơn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng nguyên đơn không yêu cầu nên không xem xét yêu cầu của nguyên đơn là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Mua bán hàng hóa quốc tế được xem như một hoạt động biểu trưng cho xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế bởi tính chất quốc tế của việc mua bán. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, hoạt động này được thúc đẩy một cách nhanh
93 Án lệ 21, tr. 6.
94 Khoản 3 Điều 303, Luật Thương mại 2005: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
95 Điều 426, Bộ luật Dân sự 2005: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự; tương đương với Điều 428, Bộ luật Dân sự 2015.
chóng bởi sự tăng cường của hợp tác quốc tế, các ưu đãi song phương, đa phương và toàn cầu khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại, điều ước quốc tế.
Khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, các pháp nhân thường thích nghi với tập quán thương mại có từ lâu đời và ảnh hưởng tới toàn bộ như thanh toán quốc tế, vận tải đường biển, giao nhận, thỏa thuận. Có thể kể tới hợp đồng mẫu trong mua bán hàng hóa quốc tế từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms). Đáp ứng với những tập quán này, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã đánh giá và ban hành quyết định dưới dạng mở, cho phép sử dụng tập quán quốc tế theo nguyên tắc không trái với pháp luật trong nước96.
Tính đến nay, trong tám án lệ về kinh doanh thương mại nói riêng hay toàn bộ 52 án lệ nói chung, hiện chỉ có duy nhất Án lệ 13 có đề cập và liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có đương sự là pháp nhân nước ngoài. Tuy vậy, án lệ này có nội dung và tình tiết dẫn chiếu tới nhiều vấn đề quan trọng và chủ đạo trong mua bán hàng hóa quốc tế như hiệu lực của hợp đồng, thông số chất lượng của hàng hóa, thanh toán quốc tế và các vấn đề về thực hiện hợp đồng.
Trong nội dung vụ án của Án lệ 13, năm 2011, bên mua là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại dịch vụ Phát Huy có trụ sở ở tỉnh Đồng Nai (bên mua) ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với Công ty trách nhiệm hữu hạn Ms Nami Commodities có trụ sở ở Bờ Biển Ngà (bên bán) về việc mua một nghìn tấn hạt điều Bờ Biển Ngà. Hợp đồng được soạn thảo theo dạng hợp đồng mẫu ITC, trọng yếu nằm ở điều khoản về chất lượng hạt điều và thanh toán theo dạng thư tín dụng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên bán giao hàng ở cảng Bờ Biển Ngà vận tải tới Việt Nam, giao hàng đến tay bên mua ở cảng Cát Lái, Thành phổ Hồ Chí Minh vào tháng 08 năm 2011. Trong quá trình này, bên mua yêu cầu phát hành thư tín dụng rồi thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa thông qua Vinacontrol97.
Thư tín dụng được bên mua yêu cầu ngân hàng phát hành là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) mở, và giao dịch với ngân hàng chiết
khấu là Thadabank chi nhánh Đồng Nai đối với bên bán theo các tập quán thuộc Quy tắc
và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP). Sau đó, hợp đồng được thực hiện với việc hàng hóa được vận tải đường biển từ châu Phi sang Việt Nam, bên bán gửi
96 Điều 666, Bộ luật Dân sự 2015: Áp dụng tập quán quốc tế.
97 Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol; tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương nghiệp, được vốn hóa thành công ty cổ phần.
bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng, hoàn tất công đoạn thanh toán bằng hối phiếu. Khi hàng hóa cập bến ở cảng Cát Lái, bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa và đánh giá không đạt chất lượng như thỏa thuận, rồi tiến hành liên lạc nhưng không thành công với bên bán. Từ đây, nguyên đơn là công ty Phát Huy đệ đơn khởi kiện doanh nghiệp Bờ Biển Ngà tới Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng, buộc bên bán hoàn trả tiền đã thanh toán, và hủy nghĩa vụ thanh toán thư tín dụng. Trong suốt quá trình từ khi hàng hóa được vận chuyển cho đến khi vụ án diễn ra, bên bán không trả lời cũng như không xuất hiện. Ở phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhận định rằng thư tín dụng là một phần gắn kết cùng tồn tại, không thể tách rời với hợp đồng mua bán hàng hóa, đưa ra phán quyết hủy hiệu lực của thư tín dụng, ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm ngưng thanh toán L/C giữa các ngân hàng Eximbank, Thadabank, khiến cho vấn đề phát sinh thêm từ quyền lợi của những đương sự liên quan là ngân hàng.
Trong vụ án này, quyết định giám đốc thẩm được chọn làm án lệ với nội dung rằng: theo nội dung L/C đã phát hành, đơn đề nghị mở L/C của Phát Huy thì thư tín dụng được xây dựng và áp dụng theo quy tắc UCP 600, là một giao dịch riêng biệt đối với hợp đồng mua bán hàng hóa của hai bên98. Dựa trên hệ thống những quy định của bộ quy tắc này thì Eximbank có nghĩa vụ thanh toán giá trị hàng hóa khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ từ bên bán. Điều quan trọng ở đây là nhận định nêu rõ hợp đồng mua