7. Cấu trúc của Luận văn
3.2. Chính sách phát triển xây dựng án lệ từ nguồn án
3.2.1. Sách lược xây dựng hệ thống pháp luật liên hệ với án lệ
Tại Việt Nam trong thời điểm này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược, trong đó có nhấn mạnh vào hệ thống pháp luật. Từ đây, vai trò của pháp luật được nhấn mạnh với mục tiêu hoàn thiện, sử dụng thuật ngữ Nhà nước pháp quyền tức đề cao vị thế vốn có của nó trong thực tế; tiến hành xây dựng pháp luật trở nên hợp với thời thế, một khi đã có quy phạm thì phải tuân thủ; và đặc biệt là cả nhiệm vụ trọng điểm lẫn đột phá chiến lược, tức hai khoản mục quan trọng nhất đều đề cập tới là chú trọng pháp luật kinh tế, áp dụng pháp luật như là bộ khung nền tảng giữ vững cơ sở nội địa với những gì sẵn có, sách lược minh bạch thu hút nhân vật lực cho cơ sở hạ tầng, mở cửa kinh tế quốc tế bằng áp dụng vào thực tế những lý thuyết kinh tế thị trường vướng mắc thời gian dài, tập trung cho giai đoạn kinh tế công nghệ, toàn cầu hóa. Về mặt cụ thể, nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm được thực hiện về pháp luật gồm bốn khía cạnh.
Thứ nhất là phương hướng đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chung để hướng tới việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong sạch. Ở khía cạnh này, có thể liên hệ với thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tức rằng mỗi đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật nói chung hay án lệ nói riêng, để có hiệu lực thì đều phải thông qua một quá trình nhiều bước. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao tinh thần dân chủ thì phải phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật một cách rộng rãi hơn, nâng cao dân trí về pháp luật, giúp người dân hiểu rõ quy trình xây dựng pháp luật hay án lệ, tham gia góp ý theo chiều sâu và nâng cao tính hiệu quả của các chính sách. Người dân chính là chủ thể chịu tác động trực tiếp của án lệ, do đó cơ chế xây dựng án lệ cần nghiêm túc lấy ý kiến từ người dân trong các khía cạnh tranh chấp, xét xử, đánh giá đúng tình hình xã hội hiện tại.
Thứ hai là hoàn thiện hệ thống pháp luật thích ứng, nhất là giải quyết các tranh
chấp dân sự và pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ136. Đây là một nhiệm vụ được đặt ra từ
trung ương, có thể thấy rõ tính thích ứng của nhiệm vụ này với xu hướng thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay ở yếu tố sở hữu trí tuệ, một vấn đề đang tăng sức ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Về mặt án lệ, tính đến nay vẫn chưa 136 Nhiệm vụ trọng điểm (2), Nghị quyết Trung ương XIII.
có án lệ nào đề cập tới yếu tố sở hữu trí tuệ, tuy nhiên sẽ sớm có bởi tranh chấp dân sự về lĩnh vực này với các vấn đề về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp dần dần xuất hiện số lượng lớn. Do đó, cần nghiên cứu và chuẩn bị trước để xây dựng và ban hành án lệ có liên quan, tăng cường hiểu biết, cách thức giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, vụ việc sở hữu trí tuệ đi kèm với thương mại điện tử trong thực trạng cách mạng công nghiệp, tránh những vướng mắc, bất cập và trì hoãn.
Thứ ba là tăng cường công tác pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, thực hiện cải cách tư pháp137. Nhiệm vụ được đề ra này có thể thấy rõ là hướng tới việc thực thi pháp luật một cách hiệu quả, chính xác, văn bản quy phạm pháp luật một khi đã được ban hành thì phải được thực thi một cách toàn diện, triệt để. Tương tự đối với án lệ, một khi án lệ đã được lựa chọn và ban hành thì việc thực hiện cũng cần phải quy củ, thích hợp. Tòa án các cấp phải nghiên cứu và áp dụng để xét xử, giải quyết tranh chấp, tránh những sai lầm không đáng có.
Thứ tư là thực hiện chính xác việc phân cấp, phân quyền hiệu quả, hợp lý, tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kỷ luật bằng pháp luật138. Đây là một đột phá chiến lược quan trọng được đề ra, hướng tới việc chỉnh sửa bộ máy, cơ chế nhà nước một cách nghiêm túc, minh bạch, giúp cho guồng quay của hệ thống chính trị và nhà nước hoạt động rõ ràng, hiệu quả cao. Đối với án lệ, việc đột phá chiến lược cũng tạo nên ảnh hưởng cho quá trình xây dựng và phát triển án lệ, thể hiện ở chỗ mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia quá trình này đều phải nắm rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình và hoạt động một cách hiệu quả trong phạm vi cụ thể, chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.
Xét tòa án: tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ lẽ phải, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, bảo vệ các đặc tính cơ bản của đất nước là lợi ích nhà nước, chế độ
xã hội chủ nghĩa139. Như vậy, xét xử là nhiệm vụ chủ đạo của hệ thống tòa án và tòa án
cũng là cơ quan giải quyết tranh chấp chủ đạo trong xã hội. Ngoài ra, cơ quan giải quyết tranh chấp về xét xử tồn tại song song là trọng tài, chỉ có thẩm quyền trong tranh chấp lĩnh
vực thương mại140, với điều kiện được thỏa thuận bởi các bên trong tranh
137 Nhiệm vụ trọng điểm (5), Nghị quyết Trung ương XIII. 138 Đột phá chiến lược (1), Nghị quyết Trung ương XIII. 139 Khoản 1, khoản 3 Điều 102, Hiến pháp 2013.
chấp. Trong giai đoạn từ thế kỷ XXI, có sự đổi thay lớn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung và tòa án nhân dân nói riêng. Năm 2005, số lượng vụ việc mà tòa án giải quyết là 200.000 đã tăng gấp ba lần lên hơn 600.000 vào năm 2020, tỷ lệ tăng từ 8–10% mỗi năm. Với tốc độ tăng trưởng các vụ việc nhanh chóng, trong khi biên chế tòa án trong 10 năm thập niên 2010 không thay đổi cho thấy được những khó khăn lớn mà hệ thống tòa án gặp phải141, đồng thời cũng thể hiện thành tựu đã đạt được của cả tòa án lẫn cải cách tư pháp. Nhằm thể hiện quan điểm, nói đi đôi với làm trong vấn đề về án lệ, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, tòa án nhân dân cũng đã chỉ rõ rằng mục tiêu mà hệ thống tòa án cần phải hướng tới đó là gần gũi với nhân dân, hiểu dân, học dân, giúp nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Trong thời đại công nghệ này, hệ thống tòa án cần nhanh chóng chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục hành chính – tư pháp, hỗ trợ người dân trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tố tụng từ xa, tăng cường trình độ của nhân lực tư pháp trong đó có hiểu biết về án lệ, tăng cường xây dựng và phát triển ảnh lệ một cách phù hợp với xã hội, bổ sung cho những khoảng trống mà pháp luật chưa điều chỉnh142.
Lý luận đi cùng với thực tiễn, sách lược thể hiện tư tưởng được đặt ra và bước đầu thực thi ở nước ta. Việc các nhiệm vụ trọng điểm và đột phá chiến lược đều nhắc tới pháp luật, nhấn mạnh cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền cho thấy tầm quan trọng của pháp luật trong tư tưởng tổ chức lãnh đạo đất nước. Việt Nam đương đại trong thời kỳ tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tối cao của đất nước, đặt ra tư tưởng và phân cấp tổ chức, phân quyền nhân lực mọi lĩnh vực. Từ thế kỷ XXI, nhân lực tư pháp được giao bổ sung thêm cho các chính trị gia quan trọng từ
2006, 2007143, cụ thể ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao; thành
lập Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Chính trị chỉ đạo việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cải cách tư pháp và chiến lược cải cách tư pháp thời kỳ đầu giai đoạn 2011 – 2020, tiếp theo là thực
141 Lê Hồng Quang (2021), tr. 2. 142 Lê Hồng Quang (2021), tr. 3.
143 Việc phân quyền nhân sự tại nước ta tiến hành theo quy trình kiện toàn tại đại hội Đảng Cộng sản và kiện toàn
Quốc hội các kỳ họp cuối trước khi bầu cử khóa mới. Từ 2006, Đại hội Đảng, 2007, Quốc hội XII, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lần lượt là Trần Quốc Vượng (2007 – 2011), Nguyễn Hòa Bình (2011 – 2016) và Lê Minh Trí (từ 2016); Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Trương Hòa Bình (2007 – 2016) và Nguyễn Hòa Bình (từ 2016). Điều đặc biệt ở chỗ các chính trị gia đều đóng vai trò quan trọng sau khi miễn nhiệm vai trò tư pháp để chuyển sang cương vị khác như Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực.
thi sách lược tư pháp theo Nghị quyết Trung ương XIII144. Năm 2021, ở kỳ đại hội của tổ chức chính trị và tổ chức lập pháp, lần đầu tiên một Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm vị trí trọng yếu trong cả tổ chức chính trị và chính quyền, đồng thời đã và đang lãnh đạo thực hiện chính sách về án lệ từ năm 2016 đến nay145.
Do vậy, có thể thấy được án lệ đang trong quá trình xác định vị trí trong hệ thống pháp luật, không ngừng được quan tâm và triển khai thêm chính sách xây dựng, phát triển.
3.2.2. Nâng tầm của án lệ Việt Nam
Việc xây dựng và phát triển án lệ cần phải được giữ vững, đẩy mạnh trong thời gian tới với những phương thức lựa chọn, giải pháp mở rộng hiện có và đề nghị thêm như tiểu mục (3.1) nêu trên, tập trung chuyên sâu hơn do đề xuất thành lập cơ quan là Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ phụ trách.
Bảng 3. 1: Thống kê nguồn án của án lệ Việt Nam
Nguồn án Án lệ Số lượng Tỷ lệ Ghi chú
Quyết định giám đốc thẩm Án lệ 01–17; 19–21; 45 86,54% 146
24–29; 31–40; 43, 44, 46–52
Bản án sơ thẩm 42 1 1,92% 147
Bản án phúc thẩm 18, 22, 23, 30, 41, 45 6 12,64% 148
Nguồn: tác giả thống kê từ hệ thống án lệ Việt Nam tính đến tháng 03 năm 2022. Quá trình này bao gồm hai phần đó là nâng cao chất lượng và số lượng. Về chất lượng, án lệ có một vai trò cơ bản rất quan trọng đó là sự đại diện cho bản án hình mẫu, minh bạch, bởi vậy mới được chọn để nghiên cứu và áp dụng, và cũng vì lẽ đó mà tiêu chuẩn chất lượng án lệ luôn phải được giữ vững như tiến trình hiện nay và dự án tương 144 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 2011 theo Quyết định 39- NQ/TW. Hiện nay, lãnh đạo cơ quan là các chính trị gia trọng yếu của Việt Nam gồm Trưởng ban, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Phó Trưởng ban Thường trực, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Trưởng ban, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
145 Nguyễn Hòa Bình là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị song song, một trong 18 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Ông cũng là người chỉ đạo trực tiếp các chính sách án lệ như ban hành nghị quyết hướng dẫn, ký quyết định công bố án lệ chủ yếu.
146 Trong 37 án lệ có nguồn án là quyết định giám đốc thẩm, chủ yếu là từ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với số lượng 32/37, có 05 án lệ từ quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Án lệ 33, 34), Đà Nẵng (Án lệ 35), Thành phố Hồ Chí Minh (Án lệ 37, 39).
147 Án lệ 42 có nguồn án là Bản án sơ thẩm số 54/2018/DS-ST của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, được đề xuất bởi PGS, TS Đỗ Văn Đại.
148 Có hai án lệ lấy nguồn án từ bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là Án lệ 18, nguồn án 331/2018/HS-PT, Án lệ 30, nguồn án 280/2019/HS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Án lệ 22, nguồn án Bản án phúc thẩm 313/2016/DS-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; Án lệ 23, nguồn án Bản án phúc thẩm 538/2009/DS-PT của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Án lệ 41, nguồn án Bản án phúc thẩm 48/2010/DS-PT của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, tức tiền thân của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
lai gần. Về số lượng, hiện tại chỉ có 52 án lệ, thời gian tới cần thực hiện một cách quyết liệt trong việc gia tăng lựa chọn và công bố án lệ. Đơn cử việc Tòa án nhân dân tối cao có thể chỉ đạo trực tiếp quy trình gia tăng án lệ theo hai cách thức: (i) gia tăng nguồn án là quyết định giám đốc thẩm; và (ii) gia tăng đề xuất tòa án địa phương.
Ở cách thức thứ nhất, dựa trên những gì đang có hiện nay là đại đa số án lệ có nguồn án từ quyết định giám đốc thẩm, cách thức này có thể áp dụng nhanh chóng, Tòa án nhân dân tối cao có thể quy định Hồi đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán của ba Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh, tức toàn bộ hệ thống tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm thực hiện các bước tạo dựng và soạn thảo sẵn chuẩn bị cho tất cả các quyết định giám đốc thẩm, phục vụ cho trường hợp quyết định đó trở thành án lệ nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của án lệ. Cụ thể rằng, Vụ Xây dựng và Phát triển án lệ được đề xuất hoặc nếu không có cơ quan này thì cơ quan khác của Tòa án nhân dân tối cao soạn dự thảo xây dựng án lệ cho nguồn án là quyết định giám đốc thẩm dựa trên căn cứ sẵn có của 52 án lệ đã công bố, bổ sung thêm hình thức để hệ thống quyết định giám đốc thẩm trong tương lai gần có nội dung hoàn thiện hơn, dễ dàng cho bước lựa chọn án lệ. Hệ thống tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm dựa trên soạn thảo dự án mới này để chỉnh sửa, chủ đạo là cách thức trình bày, bởi dự thảo này không tạo ảnh hưởng lớn cho cách thức và nội dung giám đốc thẩm.
Ở cách thức thứ hai, Tòa án nhân dân tối cao có thể chỉ đạo cho 63 tòa án nhân dân cấp tỉnh ở 63 tỉnh thành đề xuất nguồn án để lựa chọn làm án lệ hàng năm, ban đầu với số lượng từ 1–3 nguồn án mỗi năm cho tương lai gần. Nguồn án dựa trên bản án, quyết định ở xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực của tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân cấp huyện do tòa cấp tỉnh đó quản lý. Việc tần suất xét xử hàng năm
hàng ngàn vụ án được thụ lý và giải quyết tại hai cấp xét xử, chọn ra một số bản án,