2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Darmadi (2010) đã kiểm tra mối liên hệ giữa sự đa dạng của các thành viên HĐQT và hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX). Ba đặc điểm nhân khẩu học của các thành viên hội đồng quản trị gồm giới tính, quốc tịch và tuổi tác, được sử dụng làm chỉ tiêu cho sự đa dạng của HĐQT. Nghiên cứu đã sử dụng mẫu gồm 169 công ty niêm yết, nghiên cứu đã chứng minh rằng hiệu quả kinh doanh có mối liên hệ ngược chiều và mang ý nghĩa thống kê kể với sự đa dạng giới tính. Trong khi, sự đa dạng quốc tịch không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Ngược lại, tỷ lệ thành viên trẻ có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp bằng
21
chứng cho thấy những người trẻ tuổi trong hội đồng quản trị sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cho các công ty.
Monks & Minow (2011) chỉ ra rằng trình độ chuyên môn và đặc điểm nghề nghiệp ảnh hưởng đến khả năng giám sát, kiểm soát và lãnh đạo công ty một cách hiệu quả của HĐQT. Nhìn vào chỉ số công nghiệp S&P 500, Anderson & cộng sự (2004) nhận thấy rằng các đặc điểm của giám đốc độc lập (tức là giám đốc điều hành và trình độ học vấn) có liên quan đến chi phí nợ thấp hơn. Các nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh rằng các thành viên nhóm thiểu số (ví dụ dân tộc thiểu số) khác nhau trong việc ra quyết định (Westphal & Milton, 2000), và sự hiện diện của họ có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, được đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Erhardt & cộng sự, 2003), và Tobin's Q (Carter & cộng sự, 2003).
Nghiên cứu của Fraga và Silva (2012) đã nghiên cứu sự đa dạng của HĐQT của các công ty Brazil niêm yết trên BM&FBovespa liên quan đến giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và tính độc lập, để xác định liệu có mối quan hệ của việc đa dạng về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và tính độc lập liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty hay không. Nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty không có quyền kiểm soát đa số, một kiểu cấu trúc công ty xuất hiện lần đầu tiên ở Brazil vào năm 2005. Kết quả chỉ ra rằng sự đa dạng hơn trong các lĩnh vực giáo dục và sự hiện diện hay vắng mặt của các thành viên hội đồng độc lập ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trong khi sự đa dạng trong những giáo dục có tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh. Sự hiện diện của các thành viên hội đồng quản trị là phụ nữ có tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty hơn là những công ty không có thành viên nữ trong HĐQT.
Nhóm tác giả Ujunwa, Nwakoby & Ugbam (2012) đã điều tra tác động của sự đa dạng trong hội đồng quản trị công ty đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết tại quốc gia Nigeria bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 122 công ty. Các yếu tố của sự đa dạng trong HĐQT được nghiên cứu bao gồm quốc
22
tịch hội đồng quản trị, giới tính hội đồng quản trị và dân tộc trong hội đồng quản trị. Bằng việc sử dụng mô hình tác động cố định, nhóm tác giả Ujunwa & cộng sự (2012) đã kiểm tra tác động của sự đa dạng của hội đồng quản trị đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 1991-2008. Ket quả cho thấy sự đa dạng về giới có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trong khi quốc tịch hội đồng quản trị và dân tộc trong hội đồng quản trị có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm các nhà hoạch định chính sách về nhu cầu xem hội đồng quản trị như một nguồn lực chiến lược phù hợp với lý thuyết phụ thuộc tài nguyên thay vì chỉ xem hội đồng quản trị từ quan điểm lý thuyết về người đại diện.
Nghiên cứu của Setiyono & Tarazi (2014) đã phân tích sự ảnh hưởng của việc đa dạng đặc điểm của các thành viên hội đồng quản trị lên hiệu quả kinh doanh và rủi ro của hoạt động ngân hàng. Sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng Indonesia từ năm 2001 đến năm 2011 bao gồm 4200 quan sát năm cá nhân và 21 nhóm dân tộc, nhóm tác giả đã ước tính mức độ đa dạng bằng cách xem xét các khía cạnh khác nhau (giới tính, quốc tịch, tuổi, kinh nghiệm, nhiệm kỳ, dân tộc, quốc tịch, trình độ học vấn và loại hình) và tìm ra những tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung, sự đa dạng nói chung có liên quan tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, trừ yếu tố dân tộc. Sự hiện diện của yếu tố giới tính (phụ nữ) và sự đa dạng về nghề nghiệp làm giảm rủi ro nhưng sự đa dạng về quốc tịch và dân tộc có liên quan đến rủi ro cao hơn. Sự đa dạng về trình độ học vấn nói chung dẫn đến biến động thu nhập và rủi ro đòn bẩy cao hơn.
Nghiên cứu của García-Meca & cộng sự (2015) đã phân tích ảnh hưởng của sự đa dạng của hội đồng quản trị (giới tính và quốc tịch) đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bằng cách sử dụng một mẫu gồm 159 ngân hàng ở chín quốc gia trong giai đoạn 2004-2010, bằng chứng thực nghiệm của nhóm tác giả đã cho thấy rằng sự đa dạng về giới tính đã làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong khi sự đa dạng quốc tịch sẽ làm hạn chế hiệu quả kinh doanh của các NH. Đồng thời nghiên cứu của nhóm tác giả García-Meca & cộng sự (2015) đã xem xét các đặc điểm
23
của môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng ở các quốc gia khác nhau và các mức độ bảo vệ nhà đầu tư tại các quốc gia đó. Những yếu tố này thuộc về cơ chế quản trị công ty và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH. Một kết quả khác mà nhóm nghiên cứu tìm thấy là trong bối cảnh quốc gia có đặc điểm pháp lý yếu và mức độ bảo vệ nhà đầu tư thấp thì sự đa dạng hóa của HĐQT sẽ ít ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của sự đa dạng của hội đồng quản trị (giới tính và quốc tịch) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bằng cách sử dụng một mẫu gồm 159 ngân hàng ở chín quốc gia trong giai đoạn 2004-2010, bằng chứng thực nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng sự đa dạng về giới làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong khi sự đa dạng quốc gia hạn chế điều đó. Một cách bổ sung, theo đặc điểm thể chế của họ, chúng tôi cũng cho thấy tác động điều tiết của chế độ bảo vệ nhà đầu tư và quản lý ngân hàng đối với mối quan hệ trước đây, phân tích vai trò thay thế hoặc bổ sung của họ. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy rằng những yếu tố thể chế này đóng một vai trò quan trọng trong những tác động này. Họ chỉ ra rằng trong bối cảnh các quy định yếu hơn và môi trường bảo vệ nhà đầu tư thấp hơn, sự đa dạng của hội đồng quản trị có ít ảnh hưởng hơn đến hoạt động của các ngân hàng.
Trong nghiên cứu của Brahma, Nwafor & Boateng (2018), nhóm tác giả đã nghiên cứu về sự đa dạng về giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động (đo lường bằng chỉ tiêu ROA và Tobin’Q) của các công ty tại Vương quốc Anh. Bài nghiên cứu của Brahma & cộng sự (2018) đã xem xét mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính (đo lường bởi tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT) và hiệu quả hoạt động của các công ty FTSE 100 ở Vương quốc Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, HĐQT có từ 3 thành viên là nữ trở lên sẽ tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của công ty hơn so với HĐQT chỉ có dưới 2 thành viên HĐQT là nữ. Ngoài ra, Brahma & cộng sự (2018) còn phân tích và ước lượng mức độ tác động của độ tuổi, trình độ học vấn của thành viên HĐQT là nữ và vị trí công việc đến hiệu quả hoạt động. Kết quả cũng chứng
24
minh mối quan hệ cùng chiều của ba nhân tố trên đến hiệu quả hoạt động của các công ty.
Nghiên cứu của Tariah (2019) đã phân tích và xem xét mối quan hệ giữa sự đa dạng về giới và sắc tộc của các thành viên trong HĐQT công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được đo bằng ROA. Nghiên cứu đã giải thích vấn đề nội sinh bằng cách tiến hành hồi quy bằng mô hình tác động cố định để xem xét mối quan hệ này. Bài báo khám phá sâu hơn ảnh hưởng của sự đa dạng của giám đốc điều hành (CEO) đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ cùng chiều giữa sự đa dạng về giới trong hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như sự đa dạng của CEO và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phan Bùi Gia Thủy (2012) đã nghiên cứu tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trên cơ sở khảo lược cơ sở lý thuyết liên quan, tác giả đã xây dựng mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT với hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty. Đặc điểm HĐQT được đo lường từ các biến như: quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm, trình độ học vấn, và thành viên HĐQT độc lập không điều hành. Đồng thời, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được đo lường bằng chỉ số TobinQ.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Tú & Phạm Bảo Khánh (2013) đã nghiên cứu quản trị công ty trong ngân hàng là một trong những mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và đặc biệt là các ngân hàng. Bài viết đánh giá trách nhiệm hội đồng quản trị của NHTM CP và NHTM NN dựa trên các tiêu chuẩn về quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các nguyên tắc Basel. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của hội đồng quản trị tại các ngân hàng Việt Nam chủ yếu được tuân thủ ở mức độ một phần (PO) theo các nguyên tắc OECD và Basel về quản trị công ty. Các nhà quản lý và giám đốc ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển một khuôn khổ quản trị công ty
25
thích hợp. Quản trị công ty của NHTM CP tốt hơn, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế tốt hơn so với NHTM NN. Trách nhiệm của HĐQT NHTMCP được xác định rõ ràng trong các hướng dẫn NH và có hiệu quả hơn trong thực tế. Phong cách quản lý nhà nước - thụ động và phân định trách nhiệm không rõ ràng - đã ăn sâu trong phong cách quản trị hiện tại của NHTM NN.
Nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Trâm (2015) về tác động của đặc điểm HĐQT đến hiệu quả hoạt động công ty, trong đó đặc điểm HĐQT bao gồm quy mô HĐQT, thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm và thành viên HĐQT không điều hành. Hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường bằng TobinQ và ROA. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng các nhân tố ảnh hưởng cố định (FEM) có hiệu chỉnh Robust Error khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi để ước lượng mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quyền kiêm nhiệm và thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thành viên HĐQT không điều hành có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, quy mô HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT chưa tìm thấy sự tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bước 2: Xây dựng mô hình và phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Phân tích tác động quản trị đến HQHĐKD ngân hàng
26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về quản trị với các lý thuyết cơ bản như lý thuyết người đại diện, lý thuyết quản lý, lý thuyết các bên có liên quan. Đồng thời tác giả đã đưa ra khái niệm và chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM CP. Trên cơ sở lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đã đề xuất các biến thuộc quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP. Trong đó, biến phụ thuộc được đo lường bằng hai chỉ số ROE và ROA, nên có hai mô hình nghiên cứu để tiến hành phân tích. Đồng thời tác giả đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu tương ứng và các giả thuyết này cần được kiểm định trong nội dung của chương 4.
27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Bướcl: Lược khảo lý thuyết nền và các nghiên cứu trước
Xây dựng và thiết kế biến Xử lý dữ liệu Phân tích hồi quy
Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy
Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu Bước 6: Gợi ý các ý nghĩa về mặt
chính sách và hạn chế của đề tài
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
Hình 3.1 thể hiện quy trình nghiên cứu của luận văn gồm các bước sau đây: - Bước 1: tác giả sẽ tiến hành lược khảo lý thuyết nền liên quan đến quản trị công ty và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời, tác giả thực hiện
STT Ký hiệu Diễn giải biến
Biến phụ thuộc
1 ROEit Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
28
phân tích và xem xét kết quả của các các nghiên cứu trước có liên quan để làm cơ sở xác định các biến và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để phân tích
tác động của các yếu tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của
NH ở bước tiếp theo.
- Bước 3: Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, áp dụng phương pháp định lượng
bằng mô hình FEM, REM và phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất,
tác giả
sẽ ước lượng tác động của từng yếu tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các NHTM CP.
- Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy: để bảo đảm kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả tiến hành các kiểm định có liên quan như kiểm định hiện tượng đa cộng
tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi. - Bước 5: Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.
- Bước 6: Gợi ý các ý nghĩa về mặt chính sách và hạn chế của đề tài cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.2Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu của Alonso & Vallelado (2008); Belkhir (2009); Garcia-Meca & cộng sự (2015); Liang & cộng sự (2013); Pathan và Faff (2013); Dong & cộng sự (2017); Oxelheim và Randoy (2003); Jensen (1993); Mollah & cộng sự (2017); Heffernan & cộng sự (2008), mô hình nghiên cứu đề xuất thành hai mô hình mà hiệu quả hoạt động của NHTM CP được đo lường bằng ROE và
29
ROA làm thước đo hiệu quả hoạt động của NHTM CP nên tác giả chọn hai chỉ tiêu này làm đại diện cho biến phụ thuộc.
HQHDit = β0+∑βi HDQTit + ɪ βj BIENKSit + μit [1]
í' = 1 7=1
Trong đó, HQHD: là hiệu quả hoạt động của NH HDQT: đặc điểm của HĐQT
BIENKS: các biến kiểm soát βi; βj: các hệ số hồi quy μit: phần dư của mô hình
Từ mô hình [1], tác giả đưa ra 2 mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: ROEit = βo + βι BODSize it + β2 BODFem lt + βs BODFor lt + β4 BODDua it + β5
BODEdu it + β ^6 ASIZE it +β7 NPL it + βs AGE it + β9 GDPG t+ β10 INF t + Rit [1.1]
ROAit = βo + βι BODSize it + β2 BODFem it + β3 BODFor it + β4 BODDua it + β5