Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu 1512_000109 (Trang 78 - 81)

5.3.2.1 Năm thành lập ngân hàng

- Đối với các NHTM CP đã hoạt động lâu năm cần tiếp tục duy trì hoạt động của ngân hàng ổn định và nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, đa dạng để mở rộng thị trường khách hàng. Đồng thời, HĐQT cần tiếp tục định hướng và đề ra các chính sách, chiến lược phù hợp cho sự phát triển và tăng trưởng trong từng giai đoạn cụ thể.

- Các NHTM CP ra đời sau so với Vietcombank, BIDV như NHTM CP Kiên Long; NHTM CP Tiên Phong; NHTM CP Việt Á... cần phải tập trung nguồn lực và tập trung phân khúc khách hàng, tránh lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, các NH này cần

60

đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn lực tài chính nhằm nâng cao và gia tăng năng lực hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh trạnh; bên cạnh đó đưa ra các chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao để điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của NH. Mặc dù thời gian thành lập sau các ngân hàng lớn (Vietcombank, BIDV có thời gian hoạt động trên 50 năm), các NHTM CP có thời gian thành lập từ dưới 25 năm vẫn có thể hoạt động hiệu quả nếu như các NH này có thể đẩy mạnh các hoạt động quảng bá thương hiệu của ngân hàng thông qua các hoạt động từ thiện, các chiến lược sản phẩm - dịch vụ và giá cạnh tranh, hấp dẫn và kế thừa về những thành tựu mà Vietcombank, BIDV đã đạt được, nhằm rút ngắn thời gian phát triển cho chính ngân hàng.

- Các NHTM CP cần có những chiến lược quản trị phù hợp, và tiếp cận với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo cho việc giải quyết mâu thuẫn trong lợi ích giữa người chủ và người quản lý, từ đó giúp nâng cao tính minh bạch, trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính nhờ điều này sẽ giúp cho các ngân hàng có đủ nguồn vốn và các nguồn lực đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.

5.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu

- Thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và định hướng của NHNN về giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 2%.

- Tuân thủ chính sách lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN vì đây chính là bộ đệm vốn giúp NH có nguồn để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

- Hoàn thiện và thường xuyên cập nhật, bổ sung chính sách và quy trình tín dụng phù hợp, chi tiết, rõ ràng và khách quan. Ví dụ như:

+ Hồ sơ khách hàng: đây là nguồn dữ liệu để NH đánh giá và chấp nhận phê duyệt cho khoản vay. Vì vậy, NH cần kết hợp thông tin về tài sản tài chính và phi tài chính tài chính, tìm kiếm và đánh giá độ tin cậy của thông tin mà KH cung cấp. Để bảo đảm sự tin cậy và tính bảo mật của thông tin KH, NH cần xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ hiện đại nhằm mã hóa, lưu trữ và truy vấn thông tin khi cần

61

thiết. Hơn nữa, việc kết nối mạng giữa các NH cần được đẩy mạnh để NH có thể kiểm tra và xác định thông tin của KH vay vốn ở các NH khác nhau hoặc thông qua Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

+ Đánh giá khả năng thực hiện của dự án và các dòng tiền mà dự án hoặc kế hoạch kinh doanh của KH mang lại. Các NH cần hoàn thiện mô hình đánh giá rủi ro của KH theo từng đối tương KHCN và KHDN làm cơ sở đánh giá khả năng trả nợ và dự đoán xác suất vỡ nợ của các KH.

+ Đánh giá và thẩm định chặt chẽ giá trị của tài sản đảm bảo hoặc yêu cầu KH bổ sung giá trị của TSĐB để tăng khả năng đảm bảo cho khoản vay của KH. Xây dựng chương trình đánh giá chất lượng tài sản thế chấp và quản lý tài sản thế chấp: bằng cách phân tích, đánh giá và kết hợp thông tin về giá trị tài sản thế chấp, người vay, người bảo lãnh (tức là thông tin định giá, đấu giá) có thể theo dõi khấu hao đột xuất. Quản lý tài sản thế chấp tốt hơn có thể giảm tổn thất cho vay.

+ Cải tiến các mô hình cảnh báo sớm và hướng tới tương lai: Sự thay đổi này có thể tận dụng các phân tích dự báo để cải thiện chất lượng danh mục tín dụng có thể làm giảm tình trạng suy giảm danh mục tín dụng.

+ Hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trò của Công ty Quản lý Tài sản (AMC), là một tổ chức được tách biệt hợp pháp của các NHTM nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mua, quản lý và cuối cùng là xử lý nợ xấu của một hoặc nhiều ngân hàng với một chiến lược chung là giảm tỷ lệ nợ xấu.

- Các NHTM CP cần cập nhật và đổi mới chất lượng quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế. Điều này sẽ giúp các NH kiểm soát nợ xấu trong dài hạn. Chẳng hạn như các NH cần đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro; căn cứ vào tình hình thực tiễn của nền kinh tế để xác định mức tăng trưởng tín dụng phù hợp và đẩy mạnh việc quản lý chi phí hiệu quả.

62

- Đồng thời, các NH cần phát huy vai trò của các cơ chế giám sát lẫn nhau trong suốt quy trình cấp tín dụng vì sẽ giúp ngân hàng phát hiện những sai lệch và các vấn đề thông đồng xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng.

- Hoàn thiện, đổi mới hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với toàn bộ các khách hàng vay vốn trên cơ sở chấm điểm tín dụng theo chỉ tiêu định lượng và định tính với các trọng số phù hợp với từng đối tượng KH. Theo đó, các NHTM cần chủ động cải thiện và tích hợp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NH trong nước với hệ thống xếp hạng của các tổ chức thế giới như S&P Global Ratings (S&P), Moody's, và Fitch Group...

- Một yếu tố không kém phần quan trọng giúp kiểm soát và xử lý nợ xấu đó là yếu tố con người. Cán bộ tín dụng là đối tượng tham gia từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn cuối của quy trình tín dụng nên đó chất lượng của nhân viên và cán bộ tín dụng trong quy trình tín dụng cũng cần quan tâm bằng những chính sách đào tạo và bồi dưỡng không những về trình độ, kỹ năng mà cả về đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu 1512_000109 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w