Chế độ của nhà nước về các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu 2524_013238 (Trang 30)

> Quỹ bảo hiểm xã hội:

Theo quy định hiện hành của Nhà nước, hàng tháng doanh nghiệp sẽ thực hiện trích

lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25,5% trên tổng quỹ tiền lương chia làm 2 phần do 2 bên đóng,

trong đó người sử dụng lao động đóng 17,5% tính trên quỹ tiền lương và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 8% do người lao chịu (đóng góp vào quỹ hưu trí và tử tuất) và được khấu trừ vào lương hàng tháng của họ. Trong 17,5% tiền lương đóng BHXH do doanh nghiệp chịu sẽ trích 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn lại 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

> Quỹ bảo hiểm y tế:

Tại Điều 13, Chương II Luật Bảo hiểm y tế (2018) quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo đúng tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương trả cho càn bộ công nhân viên (CBCNV) trong kỳ. Cụ thể,

17

doanh nghiệp sẽ phải trích lập quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương thực tế trả

CBCNV trong tháng, trong đó NLĐ phải chịu 1,5% tính trên tiền lương tháng và được khấu trừ thẳng và lương trong tháng của họ; 3% trên tổng quỹ lương chi trả trong tháng còn lại do doanh nghiệp đóng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và cấp cho NLĐ thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.

> Kinh phí công đoàn:

Theo Điều 5 Chương II Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về Tài chính công đoàn, bất kể có tổ chức công đoàn hay không doanh nghiệp đều phải đóng kinh phí

công đoàn hàng tháng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. Theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng 70% trong tổng số thu kinh phí công đoàn, 30% còn lại công đoàn cấp trên được sử dụng. Riêng doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, NLĐ tham gia đóng đoàn phí theo mức 1% tiền lương căn cứ đóng BHXH, nhưng tối đa

không quá 10% mức lương cơ sở. Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019, từ ngày 01/07/2020 mức tiền lương cơ sở tăng từ 1.490.000 lên 1.600.000 nhưng vì dịch

COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia cũng như việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên Chính phủ đã quyết định hoãn việc tăng lương

này. Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thi phí công đoàn và công đoàn cấp trên được sử dụng 40% còn lại. Phần phí công đoàn doanh nghiệp đóng sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.

> Bảo hiểm thất nghiệp:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 57 Luật

Việc làm (2013) như sau:

18

- NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham

gia bảo hiểm thất nghiệp và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do Ngân hàng Trung ương

bảo đảm.

1.3. Ke toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với doanh nghiệp

1.3.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương

Để sự điều hành và quản lý lao động, tiền lương hoạt động đạt được mục đích công bằng, hợp lý, hiệu quả, vai trò kế toán lao động, tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Chất lượng, thời gian, kết quả lao động phải được tổ chức ghi chép, phản ánh một cách chính xác kịp thời và đầy đủ số lượng. Tiền lương và các khoản liên quan khác

cho người lao động trong doanh nghiệp cần tính đúng, thanh toán kịp thời và đầy đủ. Các đợt kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế

độ về lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương cần thường xuyên được tiến

hành.

- Phải hướng dẫn kỹ lưỡng và giám sát, theo dõi kết hợp với kiểm các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí tiền lương, các khoản theo lương phải được tính toán phân bổ chính xác,

hợp lý. đúng đối tượng vào các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.

- Tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương cần được lập báo cáo kế toán và phân tích rõ ràng, từ đó đề xuất biện pháp khai thác có tiềm năng lao động và định hướng

19

1.3.2. Chứng từ kế toán

1.3.2.1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian:

Cần thực thiện đầy đủ và hoàn chỉnh các chứng từ sau, cần lưu ý là chứng từ cần phải tuân thủ theo chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc theo thiết kế của mỗi doanh nghiệp:

- Bảng chấm công (01a - LĐTL)

- Bảng chấm công làm thêm giờ (01b- LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền lương (02 - LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06 - LĐTL)

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (10 - LĐTL)

1.3.2.2. Đối với hình thức theo sản phẩm:

Cần thực thiện đầy đủ và hoàn chỉnh các chứng từ sau, cần lưu ý là chứng từ cần phải tuân thủ theo chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc theo thiết kế của mỗi doanh nghiệp:

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (05 - LĐTL): Đây là chứng từ được dùng để xác nhận số sản phẩm hoặc công việc của đơn vị hoặc cá nhân người lao động đã hoàn thành, từ đó làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động.

Bên cạnh đó, các chứng tứ khác cũng cần được quan tâm và hoàn thiện như: Bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, ... Tương tự như hình thức trả lương theo thời gian ở trên.

1.3.2.3. Đối với hình thức khoán:

Cần thực thiện đầy đủ và hoàn chỉnh các chứng từ sau, cần lưu ý là chứng từ cần phải tuân thủ theo chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc theo thiết kế của mỗi doanh nghiệp:

- Hợp đồng giao khoán (08 - LĐTL) .

20

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (07 - LĐTL): Đây là loại chứng từ được dùng riêng để thanh trong trường hợp thuê người lao động ngoài nhân lực của công ty và ghi sổ kế toán.

1.3.2.4. Đối với khoản thưởng cho công nhân viên:

Cần thực thiện đầy đủ và hoàn chỉnh các chứng từ sau, cần lưu ý là chứng từ cần phải tuân thủ theo chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc theo thiết kế của mỗi doanh nghiệp:

- Bảng thanh toán tiền thưởng (03 - LĐTL)

1.3.3. Tài khoản sử dụng

1.3.3.1. Tài khoản kế toán dùng để hạch toán khoản phải trả người lao động:

> Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 334 - Phải trả người lao động Bên Nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

• Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

21

Tài khoản phải trả người lao động (Tài khoản 334) có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

1.3.3.2. Tài khoản kế toán dùng để hạch toán các khoản trích theo lương:

> Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải

nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác nằm trong nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 336). Doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cũng được hạch toán thông qua tài khoản này.

b) Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoàn;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định của tòa án;

- Các khoản phải trả, phải nộp khác như phải trả để mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện,

bảo hiểm nhân thọ và các khoản hỗ trợ khác (ngoài lương) cho người lao động...

c) Kế toán nhận ký quỹ, ký cược phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ,

ký cược của từng khách hàng theo kỳ hạn và theo từng loại nguyên tệ (nếu có). Về phân loại, nợ ngắn hạn là các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải trả có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng, nợ dài hạn là các khoản có kỳ hạn trên 12 tháng.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác Bên Nợ:

• Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;

22

• Số BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; • Các khoản đã trả và đã nộp khác;

Bên Có:

Trích BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên;

• Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; • Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; • Các khoản phải trả khác;

• Số dư bên Có:

• BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết;

• Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác; • Số tiền nhận ký cược, ký quỹ chưa trả.

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 8 tài khoản cấp 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay

vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).

- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh

phí công đoàn ở đơn vị.

- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm

23

- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.

- Tài khoản 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo

hiểm thất nghiệp ở đơn vị.

- Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược: Phản ánh số tiền nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp.

- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng,

giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực

hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn; các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ. Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được

ghi doanh thu chưa thực hiện đối ứng với TK 131 - Phải thu của khách hàng).

- Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381

đến TK 3387.

1.3.4. Phương pháp kế toán

Hàng tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Kế toán ghi:

138, 141 333, 338

334

Phải trả người lao động

241,622, 623 627,641, 642

Các khoản phải khấu trừ vào Lương và các khoản

---

24

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi: + Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ:

Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất lao động:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp:

Nợ TK 622, 627, 641, 642...

Có TK 334 - Phải trả CNV

Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi không hết khoản bồi thường vật chất, BHXH, BHYT Công Nhân Viên phải nộp, thuế thu nhập phải nộp ngân

sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 138 - Phải thu khác

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 25

Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng kế

Một phần của tài liệu 2524_013238 (Trang 30)