PHƯƠNG ÁNCHIẾNLƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM
3.1.2 Lựa chọn phương ánchiếnlược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam
giá rẻ”.
Ưu điểm: như đã phân tích trên đây, người tiêu dùng Việt Nam chưa “mặn mà” với thực phẩm chế biến bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thu nhập của họ còn thấp và chăn nuôi tận dụng trong mỗi gia đình còn khá phổ biến, nên phương án chiến lược phát triển CNCBTP tạo ra sản phẩm chế biến giá rẻ sẽ đáp ứng được mong muốn của đông đảo người tiêu dùng có thu nhập không cao. Hơn thế nữa, với việc đầu vào tư máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ không lớn sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp có khả năng thực hiện được.
Nhược điểm: chất lượng sản phẩm sẽ không cao, VSATTP không đảm bảo. Do đó, chỉ đáp ứng được cho nhu cầu nhóm người có thu nhập thấp. Trong khi, đòi hỏi của người tiêu dùng sẽ tăng khi thu nhập tăng và thực phẩm chế biến nước ngoài giá rẻ, chất lượng đảm bảo ồ ạt tràn vào “theo WTO” khiến cho thực phẩm chế biến giá rẻ của nước ta không thể tồn tại được. Mặt khác, chúng ta không thể đứng ngoài sân chơi lớn khi mà tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và VSATTP của thế giới ngày càng cao.
Trong điều kiện hội nhập, với chất lượng như vậy hàng hoá của ta không thể thâm nhập vào thị trường thế giới, ngành CNCBTP của Việt Nam không thể phát triển được, nên sẽ kéo theo các ngành sản xuất liên quan dẫm chân tại chỗ.
Tính khả thi: phương án này chỉ đáp ứng được nhu cầu trước mắt, khi các yếu tố nội sinh của ngành, cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng còn thấp khi xã hội chưa phát triển về mọi mặt. Trong điều kiện hội nhập, năng lực của toàn nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống của dân cư tăng lên, do đó nhu cầu và đòi hỏi của người dân về TPCB tăng theo, nên phương án này nhanh chóng lỗi thời.
3.1.2 Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam chế biến thực phẩm của Việt Nam
Thông qua phân tích thực trạng và xem xét tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành CNCBTP Việt Nam, trên cơ sở phân tích các phương án chiến lược, tác giả lựa chọn phương án 1: “Phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam theo hướng tăng cường sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao thông qua chế biến sâu đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” là phương án chiến lược phát triển của ngành trong thời gian tới.
Lý do lựa chọn:
Thứ nhất, phương án chiến lược này phù hợp với các mục tiêu phát triển của ngành được đề cập trong: “Chiến lược phát triển Ngành Công
nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” và “Kế hoạch phát triển công
nghiệp 5 năm 2006 – 2010” của Chính phủ CHXHCN Việt Nam;
Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thị trường: (i) Việt Nam là nước có dân số đông. Trong hơn một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta luôn ở mức cao (trung bình khoảng 7.5%) làm cho thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Theo Bảng 2.10, co dãn theo chi tiêu đều dương và lớn hơn 1 (ngoại trừ co giãn theo chi tiêu của sản phẩm thịt gà của người dân đô thị), do đó khi thu nhập tăng nhu cầu về thực phẩm sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập. Mặt khác, trị tuyệt đối độ co giãn về giá ở nông thôn cao hơn thành thị, điều đó cho thấy trong thời gian tới nhu cầu thực phẩm sẽ tăng nhanh ở khu vực nông thôn, nơi tập trung khoảng 75% dân số với hơn 55% lực lượng lao động xã hội, đang chuyển mình nhanh chóng. Cùng với đòi hỏi của nhịp độ sản xuất công nghiệp, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của WTO, khối lượng việc làm gia tăng, thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp nên thời gian dành cho tự chế biến thực phẩm giảm xuống. Ngoài ra, vấn đề chất lượng thực phẩm và VSATTP đang là nỗi lo của mỗi người, mỗi nhà trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc sử dụng các hoocmon và chất kích thích tăng trưởng tràn
lan Nhà nước chưa kiểm soát được, thì đòi hỏi tăng của người tiêu dùng về thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao là điều tất yếu; (ii) trong “sân chơi“ lớn – WTO, hàng hoá nói chung, thực phẩm chế biến nói riêng từ các nước có nền công - nông nghiệp phát triển, nhất là các nước trong khu vực có sức cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã bao bì,..sẽ tràn vào Việt Nam là tất yếu nhất là khi các cam kết trong WTO được chính thức thực hiện ở nước ta. Là nước nông nghiệp, Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành CNCBTP, trong khi đó, năng lực sản xuất của ngành còn quá thấp và thua xa các nước trong khu vực. Vì thế, chúng ta cần có hướng đi cho riêng mình vừa tận dụng thế mạnh, tranh thủ thời cơ để vượt qua thách thức là vấn đề thời sự đối với ngành CNCBTP nước ta hiện nay; (iii) một nghịch lý là trong khi hàng năm chúng ta sản xuất ra khoảng 3 triệu tấn thịt hơi xuất chuồng, nhưng lại nhập khẩu thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt từ nước ngoài (như nhập thịt bò từ Mỹ), còn xuất khẩu của ta thấp về sản lượng, sơ sài về chủng loại với các sản phẩm như lợn sữa, lợn choai, thịt lợn mảnh cho các thị trường như Nga, Hồng Kông, còn các thị trường khác hầu như vắng bóng; và (iv) theo đánh giá của FAO, chăn nuôi đang hướng đến năm 2020 như một “cuộc cánh mạng“ về thực phẩm trong mối phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường và y tế cộng đồng. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Nhu cầu về thịt ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, ước tính tăng trưởng 7,8%/năm54. Do vậy, phương án chiến lược được lựa chọn sẽ nhanh chóng tận dụng được lợi thế của đất nước và “lấp được“ khoảng trống mà ngành chưa giải quyết được; và
Thứ ba, tính khả thi, chúng ta có khả năng và có điều kiện để thực hiện phương án này, bởi ngoài những thế mạnh sẵn có như đầu vào đa dạng, nhu cầu tiêu thụ lớn và ngày càng tăng,..ngành CNCBTP nước ta có thêm cơ hội huy động nguồn lực từ bên ngoài khi Việt Nam được đối xử bình đẳng trong WTO.
Như vậy, lựa chọn phương án chiến lược này sẽ giúp cho ngành CNCBTP của Việt Nam nhanh chóng đáp ứng được các đỏi hỏi của người tiêu dùng trong nước và thế giới, đồng thời đưa ngành phát triển nhanh, mạnh, vững chắc có khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại của các nước, đặc biệt có vị trí xứng đáng trong hàng ngũ các nước có nền CNCBTP trong khu vực và thế giới.