Nhu cầu trong nước

Một phần của tài liệu Đề tài " “Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” pot (Trang 52 - 54)

39 Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT.

2.2.2 Nhu cầu trong nước

Sản phẩm chăn nuôi nói chung, thịt gia súc, gia cầm nói riêng đều là những thực phẩm truyền thống được ưa chuộng ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Tuy nhiên, do tập quán, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của

người dân đã hình thành từ lâu, khó thay đổi, nên kéo theo việc giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm hết sức lạc hậu, thủ công phân tán ở mọi nơi, mọi lúc. Vì thế, gia súc, gia cầm và thịt của chúng được bày bán công khai, phân tán ở mọi nơi, không qua chế biến, không bao gói, không đảm bảo VSATTP. Nguyên nhân của tình trạng trên ngoài những lý do đã nêu còn có lý do khác nữa, đó là thu nhập thấp nên người tiêu dùng khó chấp nhận sản phẩm chế biến có giá bán cao.

Nhu cầu tiêu thụ trong nước: thời gian qua nhu cầu thịt trong nước tăng mạnh. Sự tăng cầu trong nước là nhân tố quan trong nhất đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi của Việt Nam phát triển, nhất là trong điều kiện xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, tỷ trọng các loại thịt của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều. Thịt lợn vẫn chiếm đa số (khoảng 74% đến 76%), tiếp đến là thịt gà, khoảng 16%, thịt trâu có xu hướng giảm.

Mức tiêu thụ thịt nội địa có sự khác nhau giữa các vùng, miền, giữa nông thôn, thành thị và các nhóm thu nhập.

Theo Bảng 2.10, hệ số co giãn theo chi tiêu đều dương, cho thấy khi thu nhập tăng thì mức tiêu dùng thịt cũng tăng theo, đặc biệt với mặt hàng thịt bò, khi thu nhập tăng 1% thì tiêu dùng cho mặt hàng này trên 1%.

Hơn nữa, giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Điều này chứng tỏ nếu giá hàng hoá thịt giảm, nhu cầu về thịt ở vùng nông thôn sẽ tăng cao hơn ở thành thị. Sự chênh lệch này cho thấy, thị trường trong nước còn rất tiềm năng nhất là ở nông thôn.

Bảng 2.10 Độ co giãn giá và chi tiêu đối với một số sản phẩm thịt

Loại thịt Thành thị Nông thôn Co giãn theo giá Co giãn theo chi tiêu Co giãn theo giá Co giãn theo chi tiêu Thịt lợn -0,96 1,058 -1,07 1,02 Thịt bò -0,78 1,076 -2,13 1,30 Thịt gà -0,75 0,976 -0,87 1,00

Mức tiêu thụ thịt của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, mức tiêu thụ thịt lợn tính theo đầu người năm 2006 của Hồng Kông là 65,4 kg, EU là 44 kg, Đài Loan 42,2 kg và Trung Quốc 39,4 kg)40.

Một phần của tài liệu Đề tài " “Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” pot (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w