còn 15,4% thay vì phải chịu mức 70% áp dụng đối với thịt chưa qua chế biến. Thực tế các biện pháp kiểm dịch vệ sinh của EU đối với mặt hàng thực phẩm của Thái Lan là hồi chuông cảnh tỉnh ngành chế biến thực phẩm của họ, song vẫn có thể là cơ hội thuận lợi để mở rộng thị phần trong dài hạn. Muốn vậy, các nhà sản xuất phải nhận thức được thách thức này, am hiểu tất cả những biện pháp kiểm dịch đang được các thị truờng áp dụng, đồng thời phải lường trước những biện pháp mới có thể được đưa ra trong tương lai để có thời gian điều chỉnh cho thích hợp. Trong một số trường hợp, hiện tại các nước không hề áp dụng biện pháp kiểm tra nào, song khó có thể biết trước những quy định mới mà các nước nhập khẩu sẽ áp dụng trong tương lai. Về trung hạn, những doanh nghiệp nào tiến hành điều chỉnh quy trình và biện pháp sản xuất có thể sẽ quay lại xuất khẩu sau thời gian bị cấm nhập. Tuy nhiên, trong thời gian đó, các nhà sản xuất ở các nước phát triển đã tranh thủ chuẩn bị lực lượng, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Ngành hàng thịt lợn chế biến:
Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm, nhưng xuất khẩu thịt chỉ đem lại cho Thái Lan khoảng 1 tỷ baht năm 2001 với các khách hàng chính là Hồng Kông và Nhật Bản. Bản thân ngành có sự bảo hộ lớn do chính sách hạn chế nhập khẩu của Chính phủ. Sản lượng trong nước đủ cho nhu cầu nội địa. Bình quân mỗi người dân Thái Lan tiêu thụ khoảng 10kg thịt lợn/năm, thấp hơn nhiều so với con số 55kg ở Hồng Kông. Chất lượng thịt xuất khẩu cao hơn hẳn các sản phẩm tiêu dùng trong nước bởi các quy định khắt khe của các nước nhập khẩu. Theo thoả thuận với WTO năm 2002, thịt lợn nhập khẩu vào Thái Lan chịu mức thuế 30%. Nguy cơ thị trường trong nước sẽ bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm nhập khẩu, chất lượng cao khiến cả khối doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Thái Lan phải nhanh chóng đổi mới chất lượng sản phẩm.
Ngành thịt lợn Thái Lan còn phải đối mặt với nguy cơ của bệnh LMLM cũng như những yếu kém trong kênh sản xuất, từ thức ăn chăn nuôi tới việc sản xuất ở các trang trại, các lò mổ, vận chuyển tới các nhà bán buôn và bán lẻ. Chính phủ Thái Lan đang cố gắng đẩy mạnh cải tiến các lò mổ thông qua triển khai các dự án thí điểm. Tuy không gặp phải những quy định khắt khe, song quá trình cải tiến an toàn thực phẩm trong ngành diễn ra hết sức chậm chạp.
Không giống như các sản phẩm thịt chế biến khác, ngành chế biến thịt lợn của Thái Lan không nhận được vốn đầu tư nước ngoài. Nhận thức của người tiêu dùng đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm còn thấp tạo nên xu thế thích các sản phẩm rẻ tiền hơn là sản phẩm có giá cao cho dù chất lượng tốt hơn. Dịch LMLM khiến các nhà xuất khẩu hiểu rằng chỉ có thịt lợn đã qua chế biến mới có thể tránh khỏi những rào cản thương mại do công nghiệp chế biến đã áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Giá cạnh tranh và thức ăn chăn nuôi sẵn có giúp ngành chế biến thịt lợn Thái Lan có tiềm năng phát triển.
Kiểm soát các chất kháng sinh, tồn dư hoá chất và tiêu diệt bệnh LMLM là cách duy nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo VSATTP, tăng lượng thịt tươi xuất khẩu. Hiện nay, điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm thấp là nguyên nhân chính khiến cho xuất khẩu thịt lợn của Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Với khả năng kỹ thuật hiện tại, ngành thịt lợn của Thái Lan có rất ít cơ hội thâm nhập và mở rộng thị phần ở các thị trường rộng lớn nhưng cao cấp như Nhật Bản.
Về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này: Cục Phát triển chăn nuôi tiếp tục khuyến khích xây dựng các trang trại và lò giết mổ hợp vệ sinh, đồng thời, đã chỉ thị tất cả các trang trại chăn nuôi phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn chăn nuôi. Để tận dụng lợi thế sau khi bệnh bò điên bùng phát tại thị trường Nhật, các nhà xuất khẩu Thái Lan đã năng động và thay đổi nhanh chóng theo thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều kiện cần để thâm nhập thị trường đầu tiên vẫn là sản phẩm có độ an toàn cao. Chính phủ có vai trò rất quan
trọng trong việc đảm bảo VSATTP, xây dựng hình ảnh sản phẩm chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu. Bộ Tài chính thì phê duyệt ngân sách mua thiết bị kiểm tra hoá chất để kiểm tra tất cả các loại nông sản, thực phẩm, nhất là những sản phẩm xuất khẩu. Năm 2002, Thái Lan đã thành lập Cục Tiêu chuẩn thực phẩm và hàng hoá nông sản nhằm quản lý việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng theo chuỗi xuyên suốt từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
1.4.2 Chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Ấn Độ27
Ngành nông nghiệp đã tiến một bước dài từ khi Ấn Độ giành được độc lập. Từ một nước bị thiếu hụt nhiều thứ, Ấn Độ đã có thể tự cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng và có dư thừa trong sản xuất. Với diện tích đất nông nghiệp là 184 triệu ha, hàng năm, Ấn Độ sản xuất ra 91 triệu tấn sữa, 150 tấn hoa quả, 210 tấn ngũ cốc, 483 triệu gia súc. Mặc dù, sản lượng và lượng tiêu thụ trên đầu người được cho là tăng nhưng việc chuyển từ việc sản xuất theo lối tự cung tự cấp sang giai đoạn mang tính thị trường đã mang lại nhiều sản phẩm dư thừa và chính những sản phẩm dư thừa này đã dẫn đến những sự lãng phí. Những sản phẩm dư thừa đã gây ra những khó khăn về thị trường mang tính địa phương và đã có những lúc làm rớt giá kéo theo những ảnh hưởng về thu nhập cho người nông dân. Bất chấp việc có những sản phẩm dư thừa và lãng phí, trình độ chế biến của Ấn Độ vẫn còn ở mức thấp.
Theo ước tính, tỷ lệ chế biến của ngành rau quả đạt khoảng 2%, của ngành thịt gia súc và gia cầm đạt 2%, ngành sữa với các phương pháp sản xuất hiện đại đạt mức 14% và ngành cá đạt 4%.
Ngành chế biến thực phẩm mặc dù ở giai đoạn đầu nhưng vẫn chiếm 14% tổng GDP sản xuất và đạt giá trị 2.800.000 triệu rupi. Ngành này thu hút 130 triệu người lao động và có xu hướng tăng lên 2,4 lần số lao động gián tiếp được tạo ra từ lao động trực tiếp. Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành chế biến thực phẩm đã tăng trưởng ở mức 7,1%/năm. Mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp chính là bằng chứng của xuất phát