Bộ Công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài " “Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” pot (Trang 55 - 56)

hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn nền kinh tế. Ngoài ra, việc cắt giảm thuế này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà cả thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp trong ngành CNCBTP nước ta cần xây dựng chiến lược kinh doanh tận dụng được lợi thế của đất nước có tính đến tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định về môi trường của sản phẩm. Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

Là thành viên của WTO, nhiều chuyên gia nhận định thách thức đối với ngành nông nghiệp là quá lớn so với cơ hội mang lại. Như đã phân tích trên đây, ngành chăn nuôi cung cấp phần lớn đầu vào cho CNCB, nên để tìm hiểu và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, ta đi vào nghiên cứu thực trạng lĩnh vực chăn nuôi, trong đó tìm hiểu về chăn nuôi lợn. Lợn là mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi nước ta, chiếm đến trên 75% tổng lượng thịt sản xuất ra hàng năm để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năng suất chăn nuôi lợn của nước ta mới bằng 80% đến 85% so với chính giống đó được nuôi ở chính quốc44. Trong khi đó, quy mô đàn thường nhỏ lẻ, chưa phải là chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một yếu tố nữa, mặc dù ngành trồng trọt Việt Nam có thế mạnh việc sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có vị trí nhất, nhì thế giới, nhưng cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc lại thiếu và yếu, chẳng hạn, làm ra 1 tấn ngô trong nước giá thành khoảng 160USD trong khi ngô nhập về từ Mỹ (giá CIF) chỉ có 135USD đến 145USD. Làm cho chi phí đầu vào của chăn nuôi cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10% đến 20%, so với thế giới thì chỉ tiêu này là 20% đến 25%45. Từ những phân tích trên đây, thấy rằng chi

Một phần của tài liệu Đề tài " “Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” pot (Trang 55 - 56)