Doanh nghiệp huy động vốn dựa trên 2 nguồn chính là: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh
- Nguồn vốn nội sinh hay còn gọi là nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: được huy động từ chính các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là
nguồn vốn
thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong bao gồm: lợi nhuận
để lại và các quỹ trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn ngoại sinh (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp): là nguồn vốn được doanh nghiệp huy động từ các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn bên ngoài
bao gồm: vốn huy động từ phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu doanh
nghiệp, vốn huy động từ hình thức vay ngân hàng và các tổ chức tài chính - tín dụng
khác, vốn huy động từ thuê tài chính, vốn góp liên doanh, liên kết...
Các loại nguồn vốn này đều có điểm lợi và bất lợi riêng của mình. Với nguồn vốn nội sinh, việc huy động vốn từ nguồn này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và không cần chịu áp lực của các
Với nguồn vốn ngoại sinh, doanh nghiệp có thể huy động được một nguồn vốn với
quy mô lớn hơn từ phía bên ngoài để bổ sung cho nhu cầu tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nguồn vốn nội sinh không đáp ứng được với mặt quy mô. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn bên ngoài để tăng lợi nhuận của mình bằng các công cụ như đòn bẩy tài chính, lá chắn thuế, ... Tuy nhiên, việc huy động nguồn
vốn bên ngoài doanh nghiệp với quy mô lớn khiến doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nguồn vốn này, nếu sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn này hoặc nên kinh tế xuất hiện những cú sốc tiêu cực như dịch Corona thì doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro về tài chính thậm
chí phá sản.