Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG NỢ TỚI HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦUKHÍ NIÊM YẾT GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 10598557-2395-012227.htm (Trang 43 - 46)

Tăng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

Để đảm bảo cạnh tranh được trên thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải ngày càng phát triển. Tăng trưởng là một trong những điều kiện cơ bản giúp

doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu này. Doanh nghiệp cần tích lũy vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời tạo ra ấn tượng tốt về thương hiệu đối với khách hàng, nhà cung cấp và đầu tư. Tuy nhiên khi tăng đầu tư vào tài sản cần phải lưu ý các yếu tố như: Mục đích đầu tư tăng trưởng tài sản là gì? Đầu tư tăng loại tài sản nào? Nguồn vốn đầu tư là những nguồn nào? Khi doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa phân phối để đầu tư tăng tài sản mở rộng sản suất kinh doanh là cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khiến ROA tăng cao. Trái lại, khi sử dụng nguồn vốn từ vay nợ cần thận trọng và xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc giữa lợi ích thu được từ mở rộng kinh doanh tăng doanh thu lợi nhuận với các chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để sử dụng vốn vay. Cũng như các rủi ro có thể xảy ra khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.

Tăng doanh thu nhưng tài sản không thay đổi, với cùng một biên lợi nhuận

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”. Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường.

Doanh thu thuần là lợi nhuận thực của doanh nghiệp. Đây là khoản tiền thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí liên quan đến thuế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, lợi nhuận từ việc bán hàng bị trả lại. Doanh thu thuần giúp doanh nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh, tính được lợi nhuận trước thuế và sau thuế để xác định được lãi, lỗ.

Tăng doanh thu có thể thực hiện thông qua nhiều giải pháp khác nhau, ví dụ như: tăng số lượng khách hàng mới, tăng giá trị cung cấp hàng hóa/dịch vụ, tăng số lần quay lại mua hàng của người tiêu dùng,...

Tăng được biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Còn được hiểu là mức chênh

lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng với chi phí tiêu thi của nó. Mức lãi gộp của doanh nghiệp phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp này bằng tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu.

Biên lợi nhuận được sử dụng chủ yếu để so sánh nội bộ. Rất khó để so sánh chính xác tỷ lệ lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau. Việc sắp xếp hoạt động và tài chính của các doanh nghiệp cá nhân thay đổi rất nhiều bởi các thực thể khác nhau có các mức chi tiêu khác nhau, do đó so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty với nhau có thể có ý nghĩa rất ít. Biên lợi nhuận thấp cho thấy biên độ an toàn thấp: rủi ro cao hơn là doanh số bán hàng giảm sẽ giảm lợi nhuận và dẫn đến thua lỗ. Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận thay đổi giữa các công ty khác nhau.

Doanh nghiệp có thể thay đổi phần trăm yếu tố này bằng cách tạo nhiều doanh thu.

Hoặc thậm chí là giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập ròng vẫn tăng. Xem xét doanh nghiệp của bạn, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.

Tiết kiệm các chi phí

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm, đồng thời việc cắt giảm chi phí có thể làm giảm được giá thành sản

tranh khốc liệt, các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất dễ bị vấn đề thiếu vốn “đè bẹp”. Điều này một lần nữa khẳng định rằng vấn đề cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay.

Tiết kiệm chi phí sản xuất (economize to produce) là chi phí sản xuất được tiết kiệm khi:

(a) sản xuất ra một mức sản lượng không đổi bằng cách sử dụng ít đầu vào nhân tố hơn trước;

(b) sản xuất mức sản lượng lớn hơn trước bằng cách sử dụng đầu vào nhân tố không đổi;

(c) sản xuất khối lượng sản lượng không đổi với chi phí thấp hơn trước thông qua việc thay thế các đầu vào nhân tố đắt tiền bằng đầu vào nhân tố rẻ hơn;

(d) mức sản lượng tối đa được sản xuất từ một lượng các đầu vào nhân tố cố định bằng cách sử dụng công nghệ hiện có;

(e) sản xuất một mức sản lượng nhất định với chi phí nhân tố thấp đến mức cho phép.

Trên cơ sở đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm các doanh nghiệp có thể thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong quá trình

sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Tuy nhiên việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy doanh nghiệp phải có các biện pháp cụ thể, phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp cần hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các tổn thất và thiệt hại không đáng có trong quá trình sản xuất... từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.

Các cách mà doanh nghiệp đang sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động đều cần đến yếu tố đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động luôn đi kèm hoạt động đầu tư nhà máy sản xuất, cơ sở thiết bị. Để thúc đẩy quá trình tăng giá trị công ty nhanh chóng và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp thường huy động vốn từ các nguồn tài trợ bên ngoài bằng vay nợ,

cụ thể hơn là vay nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG NỢ TỚI HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦUKHÍ NIÊM YẾT GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 10598557-2395-012227.htm (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w