Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận thuần
ROE uZ"ZZZ ZZ.Von chủ sờ hữu
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chủ thể trong nền
kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Đây là chỉ tiêu được các nhà quản trị cũng như nhà đầu tư quan tâm vì tỷ suất này cho biết khả năng tạo
lợi nhuận của mỗi đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Có thể thấy ROE càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả, tạo ra được nhiều lợi nhuận sau thuế
Nhược điểm lớn nhất của chỉ số ROE là nó có thể dễ dàng bị bóp méo bởi các chiến
lược tài chính của nhà quản trị doanh nghiệp. Ví dụ, nhà quản trị có thể dự đoán được vì một lý do gì đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng và suy giảm nên doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư vào dư nợ hoặc mua lại cổ phiếu từ nguồn tiền mặt tích trữ và chính những hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được đáng kể chỉ số ROE. Trong khi đó chỉ số ROA có tính đến số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Chỉ số này xác định công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình.
Tổng tài sản gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ số này lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận, phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty. Tỷ số này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Chỉ tiêu ROA được sử dụng để đo lường hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do tài sản tạo ra lợi nhuận không phụ thuộc vào việc lợi nhuận đến từ nguồn vốn nào vì vậy suất sinh lời trên tài sản cũng không phụ thuộc vào cấu trúc vốn. Lợi nhuận tạo ra từ tài sản được tính bao gồm cả lợi nhuận dành cho chủ nợ và chủ sở hữu, những người có tham gia góp vốn hình thành nên tài sản cho công ty. Chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để những
người cho vay hoặc đi vay đưa ra các quyết định kinh tế và cơ sở để chủ sở hữu đánh giá
tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.
Không giống ROE, đo lường tỷ suất sinh lợi của tài sản ROA bao gồm tất cả các loại tài sản của một doanh nghiệp, nghĩa là tổng tài sản được sử dụng chứ không phải là tài sản thuần (bao gồm vốn cổ đông, vốn hình thành từ lợi nhuận để lại, vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, các quỹ dự trữ phát triển dự phòng). Ví dụ nhu luợng tiền mà doanh nghiệp có được do vay nợ sẽ được cân bằng với một trách nhiệm tương ứng với một khoản nợ phải trả. Chính vì vậy, chỉ tiêu tỷ suất sinh
lợi của tài sản được dùng đánh giá việc sử dụng toàn bộ số tiền được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh mà không cần quan tâm đến nguồn gốc từ vay nợ hay từ vốn chủ sở
hữu. Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,