Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí ViệtNam

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG NỢ TỚI HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦUKHÍ NIÊM YẾT GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 10598557-2395-012227.htm (Trang 48)

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán BSC thì chuỗi giá trị ngành dầu khí tại Việt Nam gồm 3 khâu chính: (1) Thượng nguồn (thăm dò, khai thác), (2) Trung nguồn (xử lý khí tự nhiên, vận tải dầu khí), và (3) Hạ nguồn (lọc hóa dầu, phân phối xăng dầu và khí thấp áp)

Biểu đồ 2.1: Chuỗi giá trị ngành dầu khí Việt Nam

Thượng nguòn Ệ I

Tìm kiếm, thăm dò, xử lý, phân vận tải xáng Lọc dầu, Phân phối Phân phối

Nguòn: BSC Research

Ngành dầu khí và các sản phẩm liên quan là mặt hàng có ảnh hưởng mật thiết với sự phát triển kinh tết - xã hội và an ninh quốc phòng của một đất nước chính vì vậy việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ là điều cần thiết đến từ chính phủ. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, với công ty thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam là tổng tập đoàn dầu khí Việt Nam, tác sẽ chỉ đưa ra đặc điểm hoạt động của 5 công ty con với vốn chủ sỡ hữu 100% nắm bởi công ty mẹ, chính là Tổng Công ty Thăm dò & Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình

Sơn (BSR).

Mặc dù hiện nay ở Việt Nam, hai nhà máy lọc dầu lớn đã được đưa vào hoạt động là nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, tuy nhiên sản lượng của cả hai nhà máy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm dầu khí là điều tất yếu. Việc kinh

doanh các sản phẩm nhập khẩu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trong ngành gặp rủi ro về tỷ giá cũng như rủi ro về sự biến động giá dầu thế giới.

Biểu đồ 2.2: Sản lượng nhập khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020

Nguồn: Bộ Công Thương, BSC Research

Ngành dầu khí nói riêng và nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến động giá dầu trên thế giới, các cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra bất ngờ khiến cho giá dầu thế giới biến động mạnh mà sản phẩm dầu khí tại Việt Nam bán ra sẽ dựa trên giá dầu thế giới hiện tại, việc này khiến cho doanh thu của doanh nghiệp dầu khí bị ảnh hưởng mạnh mẽ cũng như người dân tại Việt Nam.

Biểu đồ 2.3: Biến động giá dầu thô giai đoạn 1861 - 2020

Nguồn: (Nguyen Anh Duc và c.s., 2020)

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.4.1 Nghiên cứu trên thế giới

Theo giả thuyết bất ổn tài chính của (Minsky, 1999) trong thời kỳ thịnh vượng, nền kinh tế chuyển từ các mối quan hệ tài chính ổn định sang các mối quan hệ bất ổn hơn do mắc nợ nhiều hơn, (Combita Mora, 2020) cũng ủng hộ lý thuyết này. Theo (Detthamrong và c.s., 2017) đã ủng hộ mối tương quan cùng chiều giữa nợ vay trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp. kết quả nghiên cứu dựa vào dữ liệu thu thập từ mẫu gồm 493 doanh nghiệp phi tài chính tại Thái Lan trong giai đoạn 2001 -2015 và sử dụng mô hình hồi quy OLS để tìm hiểu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động. Biến đòn bẩy tài chính được đo lường bởi Tổng nợ trên Tổng tài sản (TDTA), biến phụ thuộc là ROA, ROE.

Nghiên cứu của (Ahmad và c.s., 2012) nghiên cứu tác động của gia tăng tỷ lệ nợ đến hiệu suất của các công ty đại chúng chưa niêm yết tại Malaysia. Nghiên cứu dựa trên

58 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 với tổng quan sát là 358. Các biến phụ thuộc bao gồm ROA và ROE và Cấu trúc vốn được đại diện bởi các khoản nợ ngắn hạn (STD), nợ dài hạn (LTD) và tổng nợ (TD). Các biến quan sát bao gồm Quy mô tài sản, Tăng trưởng doanh thu và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số nợ ngắn hạn và tổng số nợ có mối quan hệ cùng chiều với ROA, ROE trong khi tất cả các chỉ tiêu cơ cấu vốn đều có mối quan hệ đáng kể. Các giá trị trễ cho các biến đòn bẩy tài chính cũng đã được thử nghiệm trong trường hợp ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty về lâu dài. Các phân tích với giá trị trễ cũng cho thấy rằng tổng nợ, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có mối quan hệ cùng chiều với hiệu suất.(Akhtar và c.s., 2012) cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về ngành nhiên liệu và năng lượng tại Pakistan, tác giả đã chứng minh được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp này có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh được đo bằng nhiều chỉ tiêu như ROA, ROE, ...

Từ các nghiên cứu trên chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên trong nghiên cứu của (Soumadi & Hayajneh, 2012). Nghiên cứu này cho thấy đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến hiệu quả công ty. Đồng thời thêm một phát hiện mới về tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay cao và doanh nghiệp sử dụng vốn vay thấp. Kết quả làm tiền đề cho các doanh nghiệp cân đối khi sử dụng vốn vay. Mau nghiên cứu gồm 76 doanh nghiệp (53 doanh nghiệp công nghiệp và 23 doanh nghiệp) trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2006, Các biến bao gồm hai biến phụ thuộc đó là ROE và Tobin’s Q, biến độc lập gồm Đòn bẩy tài chính, Tài sản cố định, Qui mô công ty và Tốc độ tăng trưởng để giải thích lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giữa các công ty tăng trưởng cao và các công ty tăng trưởng thấp.(Gleason và c.s., 2000) cũng đưa ra kết quả là tỷ trọng nợ / tổng tài sản có mối qua hệ ngược chiều với ROA.

Nghiên cứu của (Azeez và c.s., 2015) cũng cho rằng giữa đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) và ROA có mối quan hệ ngược chiều đối với giai đoạn trước

khủng hoảng kinh tế (2003 -2006) và sau khủng hoảng kinh tế (2009 -2012). Cụ thể, khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 1 % thì ROE giảm 0,362% (trước khủng hoảng kinh tế) và giảm 1,13% (sau khủng hoảng kinh tế).

Kết quả nghiên cứu của (Shubita & Alsawalhah, 2012) cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và ROE nhưng lại có mối quan hệ cùng chiều với biến quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu. Dữ liệu được thu thập từ 39 công ty trong ngành công nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Amman trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009. Nghiên cứu cũng cho kết quả ROE có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản và tổng nợ trên tổng tài sản. Kết quả cho rằng, nếu tăng tỷ lệ nợ thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm. Điều này được giải thích trong thực tế, chi phí sử dụng nợ luôn luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty nghiên cứu. Điều này cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu đó cũng là lựa chọn cơ cấu vốn của họ. Tuy nhiên, các khuyến nghị dựa trên những phát hiện được cung cấp để cải thiện đó là phải xem xét sử dụng một cấu trúc vốn tối ưu và nên điều tra tổng quát vượt ra ngoài lĩnh vực sản xuất.

Bên cạnh đó, (Aivazian và c.s., 2005) sử dụng mẫu của các công ty Mỹ từ năm 1982 đến năm 2002 để kiểm tra hiệu quả của việc đáo hạn nợ đối với quyết định đầu tư cho thấy rằng kỳ hạn nợ tác động tiêu cực đến đầu tư ở các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao. Nghiên cứu của (Khaw & Lee, 2016) sử dụng mẫu số liệu của 612 công ty niêm yết ở Malaysia từ 1995 đến 2013 đã cho thấy rằng các công ty sử dụng kỳ hạn nợ như một công cụ kỷ luật để giảm thiểu vấn đề đầu tư. (Dang, 2011) sử dụng mẫu của các công ty Anh để kiểm tra tương tác tiềm năng giữa đòn bẩy, nợ đáo hạn và đầu tư của doanh nghiệp, kết quả cho thấy rằng các công ty tăng trưởng cao có xu hướng giảm đòn bẩy để đạt được chiến lược đầu tư tối ưu, tuy nhiên, kỳ hạn nợ không có tác động đối với mức đầu tư doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm khác sử dụng dữ liệu của công ty Hoa Kỳ lại cung cấp bằng chứng hỗ trợ lý thuyết đầu tư dưới mức. Cụ thể, (C. Smith & Watts, 1992), (Gaver & Gaver, 1993) thấy rằng các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao có đòn bẩy tài chính thấp hơn đáng kể. Theo (Jung và c.s., 1996) thì các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư giá trị có nhiều khả năng chọn cách phát hành cổ phiếu. thay vì vay nợ khi cần nguồn tài trợ bên ngoài nhằm giảm thiểu đòn bẩy tới mức tối ưu. (Goyal và c.s., 2002) phân tích ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ với 61 doanh nghiệp sản xuất giai đoạn 1980-1995 và thấy rằng dư nợ của các nhà sản xuất vũ khí tăng đáng kể trong khi cơ hội tăng trưởng của họ giảm giá trị sổ sách tổng tài sản và tỷ số tổng nợ trên giá trị thị trường tổng tài sản). Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được mối tương quan ngược chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp này.

Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam đang ở giai đoạn sớm, còn gặp nhiều trở ngại. Bên cạnh đó, các ngân hàng Nhà nước kiểm soát hầu hết toàn bộ số vốn tự do trên thị trường tài chính. Đối với doanh nghiệp, các khoản vay lớn từ ngân hàng được xem là nguồn tài trợ bên ngoài duy nhất mà doanh nghiệp có thể huy động được. Trong khi đó, các quyết định cho vay của hầu hết các ngân hàng Nhà nước bị can thiệp bởi các mục đích cá nhân, chính trị, bầu cử... dẫn đến khoản cho vay được đầu tư kém hiệu (Dinẹ, 2005; Khwaja & Mian, 2005; La Porta và c.s., 2002; Sapienza, 2004). Theo (Brandt & Li, 2003; Ge & Qiu, 2007), các ngân hàng Nhà nước có nhiều khả năng cung cấp các khoản vay doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước bởi các vấn đề chính trị như như giảm tình trạng thất nghiệp và tăng cường ổn định xã hội khi tiến hành nghiên cứu tại Trung Quốc. Mặt khác, các ngân hàng Nhà nước chỉ tìm cách tối đa hóa lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro của họ khi tiến hành cho vay đối với những doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước nên các ngân hàng Nhà nước có các ưu đãi khác nhau và có sự ưu tiên nghiêng về phía doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của (Le & Phan, 2017) đã tiến hành nghiên cứu tác động của yếu tố nợ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 -2012. Các doanh nghiệp này được phân thành 11 ngành theo tiêu chuẩn ICB (Industry classification benchmark), loại trừ các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng, bảo hiểm và tài chính, với mô hình được sử dụng bao gồm: Pooled OLS, FEM, REM và mô hình ước lượng tổng quát (GMM). Biến đo lường hiệu quả hoạt động gồm: Tobin’Q, ROA, ROE, biến đo lường cấu trúc vốn (sử dụng chủ yếu là tỷ số tổng nợ).

Bài nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Tùng và bài nghiên cứu của ông thực hiện trong quá trình chứng khoán đang sụt giảm, tìm hiểu kĩ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và những chỉ số chính được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu chính là ROA và ROE. (Hoàng Tùng, 2016)

(Nguyễn Tuyết Khanh,2016) với nghiên cứu: “Sử dụng mô hình Dupont phân tích tài chính các doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Với việc sử dụng mô hình Dupont để phân tích hơn vào 2 chỉ số đó là ROA và ROE. Ngoài ra Dupont được dùng để chia ROA thành 2 phần bao gồm ROS, TAT; ROE được Dupont chia ra thành 3 chỉ số để phân tích đó bao gồm ROS, TAT và đòn bẫy tài chính. Từ đó tìm hiểu kỹ hơn về lý do ảnh hưởng đến biến động của ROA và ROE.

Nghiên cứu của Võ Hồng Đức với tựa đề “Bằng chứng thực nghiệm về hạn mức sử dụng nợ tối ưu trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, bài nghiên cứu được thiện hiện nhằm đo lường các vấn đề tác động từ ngưỡng mức sử dụng nợ đến khả năng tạo lợi nhuận và giải pháp đưa ra để xác định mức áp dụng hợp lý.(Võ Hồng Đức, Võ Tường Luân, 2014)

Theo các nghiên cứu trước đây, các doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế hơn so với các công ty tư nhân trong lĩnh vực tài chính. Ví dụ, (Nguyen & Ramachandran, 2006)

chỉ ra rằng các công ty Nhà nước có nhiều cơ hội tiếp cận các khoản vay dài hạn hơn các công ty tư nhân. Bên cạnh đó, (Hakkala & Kokko, 2007) cũng cho rằng các công ty tư nhân vẫn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty Nhà nước trong vấn đề tiếp cận thị trường vốn. Như vậy, do sự khác biệt giữa hai nền kinh tế nên cần nghiên cứu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư tại các nước đang phát triển thay vì áp dụng lý thuyết đầu tư quá mức dựa trên đòn bẩy tại các nước phát triển.

Tại Việt Nam và cả trên thế giới có rất nhiều kết luận khác nhau về tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động của công ty. Các nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của công ty, có những nghiên cứu cho rằng nó tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của công ty. Trong nghiên cứu này tác giả cũng sẽ sử dụng thước đo hiệu quả kinh doanh là chỉ số ROA cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng nợ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát các lý luận về nợ vay, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng nợ của doanh nghiệp, các chỉ số cơ bản thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ các chỉ số tác giả chọn ROA để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khái quát cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ, sự tương quan giữa tăng trưởng nợ đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đến lược khảo một số nghiên cứu trước về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, mã kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dầu khí thuộc một trong các nhóm cơ bản sau: G. 4661 - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (cụ thể: G. 46612 - Bán buôn dầu thô; G. 46613 - Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan; G. 46614 - Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan); G.473 - Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh. Đối với lĩnh vực thương mại dầu khí, thông qua việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành dầu khí của Chính phủ trong thời gian qua, nhiều DNNN đã thực hiện nhiều biện pháp như thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết, tiến hành cổ phần hóa, làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, đồng thời sự thay đổi về cơ chế đã hỗ trợ cho một số doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình phân phối dầu khí. Vì vậy, nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của quá trình phân tích, đánh giá cơ cấu nguồn

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG NỢ TỚI HIỆUQUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦUKHÍ NIÊM YẾT GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN 2020 10598557-2395-012227.htm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w