5.1. KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ket quả nghiên cứu từ 22 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2012 - 2018, cho thấy nợ xấu của NHTM bị tác động bởi các yếu tố: Quy mô ngân hàng (+), tỷ suất sinh lời (-); tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (+); tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (-), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+).
Trong kết quả nghiên cứu này thì hai nhân tố tác động nhiều nhất đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam chính là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với hệ số bê ta 0.5756 và tỷ suất sinh lời là -0.0517. Điều này có thể lý giải được khi tổng tài sản của ngân hàng được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu nhiều thì ngân hàng khơng phải đối mặt với các rủi ro thanh tốn vì vậy ngân hàng có cơ hội mở rộng các hoạt động phi tín dụng để tăng cao thu nhập ngồi lãi cho ngân hàng, cịn đối với tỷ suất sinh lời ROE của ngân hàng thì khi yếu tố này gia tăng đồng nghĩa với việc kết quả kinh doanh của ngân hàng tăng cao và điều này được xảy ra khi hoạt động tín dụng được chú trọng phát triển thì hoạt động phi tín dụng chỉ góp một phần rất nhỏ trong thu nhập chính của ngân hàng.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có ảnh hưởng tuyến tính lên thu nhập ngồi lãi của các ngân hàng. Ngân hàng nào có sự gia tăng tỷ lệ vốn chủ cao thường kèm theo đó là sự tăng trưởng tốt của thu nhập ngồi lãi. Có nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ làm cho tỷ lệ đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, tài sản cố định lớn hơn vì trong cơ cấu vốn thì vốn chủ sở hữu thường được đầu tư ban đầu cho tài sản cố định, khiến chất lượng dịch vụ nâng cao và đẫn đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTM cao hơn.
Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi cũng thực sự có tác động đáng kể. Tác động ngược chiều như trong mơ hình hồi quy càng làm củng cố thêm cơ sở lý thuyết được đưa ra là phù hợp với thực trạng tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020. Vì việc gia tăng
59
cho vay sẽ giúp làm tăng thu nhập lãi, gây giảm khả năng tạo ra thu nhập ngồi lãi cho ngân hàng vì đã dồn ngồn lực vào nghiệp vụ tín dụng truyền thống.
Quy mơ tổng tài sản cũng thực sự có ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên tác động này là ngược chiều, khác với kỳ vọng được đưa ra trong cơ sở lý luận. Có thể nói lên rằng, không phải ngân hàng có quy mơ càng lớn thì tỷ lệ thu nhập ngồi lãi trên tổng tài sản càng cao. Tuy vậy, điều này khơng khó hiểu đối với thực trạng tại Việt Nam, khi nước ta ở trong giai đoạn đang phát triển, việc đầu tư, mở rộng về quy mô tài sản được diễn ra trên mọi phương diện, bao gồm cả ngành ngân hàng. Nhiều ngân hàng mới được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động nên có mức đầu tư mới rất cao và dĩ nhiên chưa thể có lượng thu nhập ngồi lãi tương xứng trong giai đoạn đầu tư phát triển ban đầu này được. Mặt khác có thể nhận thấy các ngân hàng quy mơ nhỏ thường chú trọng bán lẻ nên dẫn đến việc phí dịch vụ ngồi lãi chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thu nhập so với các ngân hàng quy mô lớn tại Việt Nam vẫn cịn chú trọng nhiều hơn đến hoạt động tín dụng làm cho tỷ lệ thu nhập lãi cao hơn đáng kể.