2.3.1 Các nghiên cứu tại nước ngoài
Walid Chaouali, Imene Ben Yahia, Nizar Souiden (2015), Sự ảnh hưởng của động lực truy cập, ảnh hưởng xã hội, niềm tin đến ý định sử dụng Internet Banking. Phỏng vấn 245 người, sử dụng công cụ SmartPLS 2.0 M3, mô hình UTAUT. Có 03 yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng Internet Banking: niềm tin, hiệu quả kì vọng, động lực
truy cập. Niềm tin là yếu tố tác động trực tiếp lên sự lựa chọn sử dụng Internet Banking; Kì vọng hiệu quả không tác động đến quyết định sử dụng Internet Banking.
Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực trực tiếp nhất là yếu tố Niềm tin, sau đó đến yếu tố thích hợp và cuối cùng là Yếu tố tuổi thọ.
Dilara Aydin (2014), Customer perception towards the Internet Banking Services Performed by the Turkish Banking System. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra nhận thức của khách hàng đối với dịch vụ Internet Banking và xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet Banking tại các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này khảo sát 245 khách hàng thuộc các ngân hàng khác nhau tại thành phố Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy 4 yếu tố: Giá cả; Dễ sử dụng; Bảo mật; Khả năng tiếp cận được thống kê là có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng Internet Banking. Trong khi đó thì yếu tố Mức độ nhận biết được quan sát là không ảnh hưởng đến khách hàng vì Internet Banking lúc ấy chưa thực sự nổi tiếng và được dùng rộng rãi.
Ali Saleh và cộng sự (2013), Ý định hành vi của khách hàng chấp nhận sử dụng Internet Banking ở Yeimen. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả của mô hình TPB nguyên thủy (Ajzen, 1991): thái độ hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, kiểm soát
hành vi cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp ý định, hành vi sử dụng Internet Banking của khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện ở Yeimen, chỉ nghiên cứu
các yếu tố tác động tới ý định hành vi của khách hàng chưa sử dụng, không nghiên cứu đối với khách hàng đã sử dụng để xác định nhân tố nào làm khách hàng tiếp tục sử dụng, mặt khác chưa xem xét các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng thế nào tới ý định hành vi của khách hàng.
Yeoh Sok Foon, Benjamin Chan Yin Fah (2011), Ứng dụng mô hình UTAUT vào việc sử dụng Internet Banking tại Kuala Lumpur (Internet Banking Adoption in Kuala Lumpur: An Application of UTAUT Model). Khảo sát 200 người, có 05 yếu
Banking của khách hàng tại Malaysia. Ảnh hưởng xã hội là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định sử dụng Internet Banking, tiếp đến là khả năng nỗ lực, điều kiện vật chất, kì vọng thực hiện. Bài nghiên cứu tập trung phân tích hành vi của những người sử dụng Internet Banking và những lợi ích tích cực tạo ra cho ngân hàng.
Wadie Nasri (2011), Factors influencing the adoption of Internet Banking in Tunisia. Mục đích của bài báo này là xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Tunisia. Tổng số 253 người trả lời ở Tunisia
đã được lấy mẫu để trả lời có 95 người là sử dụng Internet Banking, 158 người không
sử dụng Internet Banking. Phân tích nhân tố và kỹ thuật hồi quy được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ. Kết quả của mô hình được thử nghiệm rõ ràng rằng việc sử dụng ngân hàng trực tuyến ở Tunisia bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi Sự tiện lợi; Rủi
ro; Bảo mật; Kiến thức về internet trước đó. Chỉ có thông tin về ngân hàng trực tuyến
thì không ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking ở Tunisia. Kết quả
cũng đề xuất rằng các yếu tố nhân khẩu học tác động đáng kể đến hành vi ngân hàng trực tuyến, cụ thể là nghề nghiệp và sự hướng dẫn. Cuối cùng, bài báo này gợi ý rằng
sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến là rất quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng có cái nhìn cụ thể hơn về chất lượng dịch vụ của mình và có chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ trong thị trường cạnh
tranh hiện nay.
Yee Loong Chongg (2010), Online Banking adoption. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng
định sử dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam, nhưng tính dễ sử dụng là không có ý nghĩa trong nghiên cứu này.
Hakan Celik (2008) Xác định yếu tố nào quyết định đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking của KH (What determines Turkish customers' acceptance of Internet Banking?). Bài nghiên cứu thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phương pháp: câu hỏi khảo sát email thu được 213 KH và ứng dụng mô hình TAM mở rộng. Kết quả có 07 biến tương quan dương: sự kiểm soát hành động cảm nhận, sự thoải mái cảm nhận, rủi ro cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, thái độ, ý định sử dụng
Petrus Guriting, Nelson Oly Ndubisi (2006), Xác định yếu tố nào quyết định đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking của KH (Borneo online banking: evaluating customer perceptions and behavioural intention) tại Malaysia. Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát cho 133 khách hàng. Xác định 05 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích, cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính, kinh nghiệm sử dụng máy tính.
2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam:
Lê Châu Phú, Đào Duy Huân (2019), Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank - Chi nhánh Cần Thơ. Nghiên cứu này là để khám phá ra yếu tố chính tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ NH của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ. Dữ liệu khảo soát đã thu thập từ 340 khách hàng cá nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ NH tại ngân hàng Agribank Cần Thơ đã được phân tích để cung cấp bằng chứng. Kết quả từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS đã tiết lộ rằng có 6 yếu tố và mức độ tác động giảm dần đến quyết định sử dụng dịch vụ NH của khách hàng cá nhân tại Agribank Cần Thơ như là: Hiệu quả mong đợi; Rủi ro trong giao dịch; Cảm nhận dễ sử dụng; Sự ưa thích cảm nhận; Ảnh hưởng xã hội; Thương hiệu ngân hàng. Từ kết quả đó, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị nhằm thu hút khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ NH tại Agribank Cần Thơ.
Đỗ Thị Ngọc Anh (2016), Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giã đã tiến hành
khảo sát sơ bộ với mẫu là 150 người. Trong đó gồm 2 nhóm: người đã sử dụng Internet Banking và người chưa sử dụng Internet Banking. Có 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách: Hiệu quả kỳ vọng; Khả năng nỗ lực; Ảnh hưởng xã hội; Bảo mật; Tiện lợi; Ý định sử dụng; Mức độ sử dụng;
Sự tiện lợi. Kết quả cho thấy yếu tố Sự tiện lợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định của cả 2 nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ và chưa sử dụng dịch vụ. Mức độ ảnh hưởng ít nhất đối với nhóm chưa sử dụng Internet Banking là yếu tố Hiệu quả
kỳ vọng, còn nhóm đang sử dụng Internet Banking thì là yếu tố Bảo mật.
Nguyễn Thị Hồng Hải (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh tại TP.Đà Nằng, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Đà Nằng. Sử dụng mô hình TPR, TRA, phỏng vấn 200 mẫu. Kết quả có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ IB: Sự thuận tiện, website thân thiện với người dùng, rủi ro cảm nhận, giá cả và truyền thông tiếp thị. Yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking là truyền thông tiếp thị.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi
nhánh Đà Nằng. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 mẫu, hệ số tương quan Alpha Cronbach, EFA, SEM. Ý định sử dụng chịu ảnh hưởng bởi bốn nhân tố: Thái độ, chuẩn chủ quan, tin tưởng và sự tự chủ. Trong đó Tin tưởng là nhân tố tác động lớn nhất. Thái độ chịu ảnh hưởng bởi 03 nhân tố là Hữu ích cảm nhận, Dễ sử dụng cảm nhận, Chuẩn chủ quan, trong đó Dễ sử dụng cảm nhận ảnh hưởng nhiều nhất.
đó là: Hiệu quả mong đợi; Khả năng tương thích; Nhận thức dễ dàng sử dụng; Nhận thức kiểm soát hành vi; Chuẩn chủ quan; Rủi ro trong giao dịch; Yeu tố pháp luật; Nhận thức chi phí chuyển đổi. Trong đó nhân tố tác động mạnh nhất đó là Nhận thức dễ dàng sử dụng, nhân tố tác động ít nhất đó là Nhận thức kiểm soát hành vi. Có hai nhân tố tác động tiêu cực đến việc chấp nhận dịch vụ BIDV E-Banking đó là: Nhận thức rủi ro trong giao dịch và Nhận thức chuyển đổi chi phí. Còn các nhân tố còn lại đều tác động tích cực đến việc chấp nhận dịch vụ này.
Trần Thị Diễm Phương (2015), Các yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng Internet Banking của KHCN tại TPHCM. Nghiên cứu phỏng vấn 200 mẫu sử dụng mô hình UTAUT. Có 05 yếu tố độc lập ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng Internet Banking: Hiệu quả sử dụng, Nỗ lực sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện hỗ trợ, Rủi ro bảo mật. Loại bỏ yếu tố Rủi ro bảo mật, thứ tự tác động mạnh đến yếu dần lần
lượt đến sử dụng Internet Banking là Hiệu quả sử dụng, Nỗ lực sử dụng, Điều kiện hỗ trợ, Ảnh hưởng xã hội.
Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất
mô hình chấp nhận và sử dụng NH ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp ước lượng OLS, kết hợp vận dụng 02 mô hình lý thuyết về hành vi của khách hàng TAM và TPB, nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Hiệu quả mong đợi; Khả năng tương thích; Nhận thức dễ sử dụng; Kiểm soát hành vi; Chuẩn chủ quan; Rủi ro trong giao dịch; Hình ảnh ngân hàng; và Yếu tố pháp luật có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại Việt Nam.
Lê Thị Kim Tuyết (2008), Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng Internet Banking ở Việt Nam. Nghiên cứu chứng minh mô hình TAM là tối ưu trong việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới Internet Banking ở Việt nam. Mô hình TAM lúc đầu được tác giả đưa vào 4 nhân tố: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự tin sử dụng, sự tin cậy cảm nhận sau đó được điều chỉnh thành mô hình 3 nhân tố: sự hữu ích sử dụng, khả năng sử dụng, sự dễ sử dụng cảm nhận. Nghiên cứu tiến
hàng, tuổi từ 18-60, kết quả phân tích cho thấy nhân tố sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng mạnh tới ý định sử dụng, còn nhân tố tin cậy có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới ý định sử dụng thông qua hai biến còn lại. Tuy nhiên nghiên cứu này ở phạm vi hẹp tại Đà Nằng, mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức
độ ý định và bản thân mô hình TAM còn hạn chế.