Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƯơng mại

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu của đề tài

1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƯơng mại

Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như ngày nay thì hoạt động thương mại được diễn ra thường xuyên và liên tục, việc thực hiện và giao kết hợp đồng là không thể không có trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại hằng ngày. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của các loại hàng hóa, chủ thể cũng như các nền văn hóa khác nhau là không thể tránh khỏi, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại. Nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, hạn chế các rủi ro trong quá trình hợp tác giữa các chủ thể hợp đồng, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, dự liệu trước các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình hoạt động thương mại.

Bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại là một loại hợp đồng thương mại nên nó cũng mang những vai trò chung của một hợp đồng thương mại như sau:

Một là, hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại cho khách hàng: Các doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động dựa trên một cam kết cụ thể, và hợp đồng thương mại chính là công cụ, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua hợp đồng, các doanh nghiệp bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là luật để đảm bảo rằng những thỏa thuận cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó sẽ được thực hiện.

Hai là, hợp đồng thương mại là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh: Hợp đồng thương mại sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được những đối tác có tư duy “ăn thật làm giả” khi tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, thông qua hợp đồng các doanh nghiệp chân chính sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình từ đó tránh được những nguy cơ bị lường gạt. Ngoài ra, hợp đồng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và thương hiệu. Việc thực hiện đúng, tốt những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng sẽ mang tới sự thỏa mãn, tin tưởng cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp và chính họ sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp với những khách hàng, đối tác mới, từ đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

Đối với thương nhân, thương nhân được sinh ra để tìm kiếm lợi ích, trong đó cơ bản là lợi nhuận. Nếu nói, hợp đồng là công cụ pháp lý không thể thiếu của thương nhân trong hoạt động của mình thì mục đích chủ yếu của của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là nhằm mục đích sinh lợi trước tiên cho chính bản thân thương nhân đó.

Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa còn giúp cho các chủ thể trong việc quản lý hàng hóa, lượng khách hàng. Còn đối với các cơ quan nhà nước, hợp đồng mua bán hàng hóa giúp Nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực, theo dõi lượng hàng hóa trên thị trường, là cơ sở pháp lý để xác định được trách nhiệm của các bên trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại. Từ đó mà các cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra các giải pháp để điều chỉnh, định hướng cho nền kinh tế của một quốc gia.

Trong thương trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu thế hơn về tiềm lực tài chính, quan hệ bạn hàng do đó chúng ta thường bị rơi vào tình trạng bị động trong quá trình đàm phàn. Pháp luật của các nước hiện nay đều thừa nhận sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dù thỏa thuận đó là không công bằng, ở một số nước có quy định loại bỏ những điều khoản mang tính không công bằng đó nhưng chỉ đối với loại hợp đồng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ,ví dụ như theo điều khoản Luật về các điều khoản không công bằng của Anh năm 1977 (Unfair Contract Term Act 1977) hoặc Luật mua bán hàng hóa và dịch vụ của Australia năm 1982 (Supply of Good and services Act 1982) không cho phép các doanh nghiệp đưa vào hợp đồng những điều khoản bất công trong hợp đồng nhằm loại bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Do đó, thông qua hợp đồng thương mại thì doanh nghiệp mới tránh rơi vào tình trạng bị chèn ép trong kinh doanh và nó sẽ là công cụ bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài.

Hợp đồng có giá trị pháp lý như luật là công thức để giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng. Trong kinh doanh, để đi đến hợp đồng là điều khó, nhưng để hoàn thành một hợp đồng mà các bên đều hài lòng lại là điều khó hơn. Thật vậy, khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp không thể lường trước hết mọi tình huống sẽ xảy ra trong tương lai, nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành hay không thực hiện những thỏa thuận có thể là khách quan nhưng cũng có thể là chủ quan dẫn để dẫn đến tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại sẽ giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án hay trọng tài cũng không thể giải quyết một vụ tranh chấp nếu không có bằng chứng về sự thỏa thuận, cam kết của các bên và một lần nữa hợp đồng thương mại sẽ trở nên vô cùng quan trọng để qua đó cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp.

ChƯơng 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w