Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƯơng mại:

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 67)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƯơng mại:

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Căn cứ từ Điều 34 đến Điều 62 của Luật thương mại năm 2005, cũng như những quan hệ hợp đồng khác thì trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại, quyền của bên mua là nghĩa vụ của bên bán và ngược lại, không những vậy ở hợp đồng mua bán hàng hóa ràng buộc nghĩa vụ nhiều hơn từ phía người bán về việc thực hiện hợp đồng.

Về việc giao hàng bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa theo đúng địa điểm và thời gian đã thỏa thuận với bên mua. Bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng và chứng từ kèm theo đúng về số lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác của hợp đồng. Về địa điểm giao hàng bên bán có nghĩa vụ giao hàng theo như địa điểm đã thỏa thuận từ trước, một vài trường hợp

nếu bên bán không thỏa thuận về địa điểm thì: nếu hàng hóa gắn liền với đất thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng tại nơi có hàng hóa đó; nếu trong hợp đồng có quy định trước về việc vận chuyển thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển; còn trường hợp hai bên không thỏa thuận về việc vận chuyển thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm kho chứa hàng. Về thời hạn giao hàng bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn và thời điểm đã cam kết trong hợp đồng với bên mua, nếu chỉ xác định được thời hạn thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và thông báo trước cho bên mua. Nếu hai bên không thỏa thuận về thời hạn giao hàng từ trước thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

Bên bán còn có nghĩa vụ đối với hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, khắc phục hậu quả trong trường hợp bên bán giao thiếu hàng, thừa hàng. Tùy vào thời điểm giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mà bên bán có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa hay không, nếu bên mua đã biết về khiếm khuyết của hàng hóa từ trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng thì bên bán không phải chịu trách nhiệm với hàng hóa đó. Bên bán có nghĩa vụ khắc phục hậu quả của việc giao hàng trước thời hạn và giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng, bên bán phải giao hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hóa đó cho phù hợp với hợp đồng, nếu trong quá trình khắc phục hàng hóa giao không phù hợp làm phát sinh chi phí thì bên bán có nghĩa vụ chịu chi phí phát sinh đó (đối với chứng từ kèm theo hàng hóa cũng vậy). Về việc tiến hành kiểm tra hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên mua hoặc đại diện của bên mua kiểm tra hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ phải khắc phục các khiếm khuyến mà mình đã biết cho bên mua hàng hóa.

Ngoài ra, bên bán còn phải có nghĩa vụ đối với quyền sở hữu của hàng hóa, cũng như nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo hành hàng hóa. Bên bán phải đảm bảo hàng hóa của mình là thuộc quyền sở hữu của mình không bị tranh chấp với bên thứ ba nếu có phải thông báo cho bên mua biết, hàng hóa và việc vận chuyển hàng hóa phải là hợp pháp, bên bán phải có nghĩa vụ thông báo cho bên mua nếu hàng hóa của mình là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Về việc bảo hành, trong trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc bảo hành hàng hóa trong hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ bảo hành hàng hóa cho bên mua và chịu các chi phí về việc bảo hành. Bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả khi bên mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh

toán. Nếu bên mua không thực hiện việc thanh toán theo đúng thời hạn hợp đồng hoặc không thực hiện việc thanh toán thì bên bán có quyền khởi kiện bên mua , tại tòa án hay trọng tài kinh tế nơi giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa nếu hai bên không có thỏa thuận trước. Nếu có tranh chấp xảy ra mà do lỗi của bên mua thì bên bán còn có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại cho bên bán theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa ( tại Khoản 5 Điều 297, Điều 302 Luật thương mại năm 2005).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng mà ở pháp luật về hợp đồng thương mại Việt Nam chưa có điều khoản để điều chỉnh cụ thể trường hợp này. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC (Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế được ban hành bởi Viện Quốc tế về Nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT)) và PECL (Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu, được soạn thảo bởi Ủy Ban Luật hợp đồng Châu Âu ), nó được biết đến với tên gọi “Hardship”. Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 198917 . Được quy định tại cụ thể như sau: Theo định nghĩa nêu tại Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong PICC năm 2010 thì “Một hoàn cảnh được gọi là Hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…”18; Theo PECL, điều khoản Hardship được quy định tại Điều 6: 111 với tên gọi “Change of Circumstances”, tại Khoản 1 điều này “mỗi bên phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình, ngay cả khi việc thực hiện hợp đồng trở nên tốn kém hơn, do chi phí thực hiện tăng hoặc do giá trị của khoản thanh toán giảm” và theo Khoản 2 “Tuy nhiên, nếu việc thực hiện hợp đồng trở nên quá khó khăn bởi vì có sự thay đổi về hoàn cảnh, các bên buộc phải tiến hành thoả thuận với quan điểm là chỉnh sửa hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng”19 ; Với quan điểm của PICC thì trường hợp được xem là Hardship khi có sự mất cân bằng về giá trị hợp đồng như sự thay đổi về giá cả nhiên

17 Ugo Draetta (13-14/12/2004) , Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản Hardship trong hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” do Nhà pháp luật Việt –Pháp tổ chức tại Hà Nội, , tr.181

18 UNIDROIT, UNIDROIT PRINCIPLES Of International Commercial Contracts 2016.

liệu, do biến động thị trường, lạm phát hay ảnh hưởng của lệnh cấm vận xuất khẩu đối với hàng hóa đã được dự định mua nhằm mục đích xuất khẩu, còn theo PECL thì Hardship đươc xem xét khi hoàn cảnh thay đổi dẫn đến việc khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng khiến các bên phải thoả thuận lại với nhau để xem xét lại việc thực hiện hợp đồng có còn cần thiết hay không, nhưng nhìn chung thì cả hai bộ nguyên tắc này đều cho phép các bên điều chỉnh giá trị hợp đồng và đàm phán lại hợp đồng đã ký kết.

Ở Việt Nam, pháp luật về hợp đồng hiện hành chưa quy định về Hardship theo đó cho phép các bên đàm phán lại, điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh có sự thay đổi làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa các bên. Tuy vậy, điều khoản Hardship cũng đã được đề cập đến ở một mức độ nhất định. có thể kể đến một số quy định cụ thể, như quy định cho phép các bên thỏa thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi có những thay đổi của Nhà nước về chính sách tiền lương, chính sách giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá trong Điều 57 Luật Đấu thầu năm 2005 (nay được điều chỉnh bởi Luật đấu thầu năm 2013 có quy định về các nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng tại Điều 67, tuy nhiên không còn liệt kê rõ các trường hợp như Điều 57 của Luật đấu thầu năm 2005), hay việc cho phép điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng theo “giá cố định” và theo “giá trọn gói” do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu Điều 2 của Thông tư 09/2008/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Các điều khoản về bất khả kháng cũng được đề cập ở pháp luật nước ta như quy định tại Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì : “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”, Luật thương mại 2005 (Điều 294, 295, 296), Bộ luật hàng hải 2015 (Điều151, Điều 288)….Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng chuyên biệt và không phải là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác.

Cần phân biệt giữa điều khoản Hardship và Force Majeure hay còn được gọi là “Bất khả kháng”. Force Majeure tùy theo nguồn luật điều chỉnh mà có thể tồn tại nhiều tên gọi khác nhau: PECL và Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 sử dụng thuật ngữ “Impediment”, trong khi BLDS Đức sử dụng thuật ngữ “Impossibility” và Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC)

sử dụng thuật ngữ “Impracticability”20. Một vài điểm khác giữa Hardship và Force Majuare: Thứ nhất, cả hai trường hợp đều những trường hợp thay đổi hoàn cảnh nhưng sự thay đổi làm tác động đến việc thực hiện hợp đồng khác nhau, trường hợp Force Majuere, hoàn cảnh thay đổi làm cho một bên hoàn toàn không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng, đối với Hardship dù có hoàn cảnh thay đổi làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn, tốn nhiều chi phí hơn nhưng nghĩa vụ hợp đồng vẫn có thể thực hiện được; Thứ hai, về điều kiện áp dụng, điều kiện áp dụng của điều khoản Force Majeure là khi có sự gia tăng trong chi phí thực hiện hợp đồng mà sự gia tăng chi phí đó không gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên hưởng lợi từ nghĩa vụ được thực hiện, dẫn đến sự mất cân bằng tổng thể giữa chi phí của bên thực hiện nghĩa vụ và lợi ích của bên hưởng lợi từ nghĩa vụ được thực hiện. Ngược lại, điều kiện áp dụng của điều khoản Hardship là khi có sự gia tăng trong chi phí thực hiện hợp đồng, sự gia tăng chi phí đó có gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên hưởng lợi từ nghĩa vụ được thực hiện và làm giảm giá trị sẽ nhận được từ bên còn lại. Sự khác nhau cơ bản giữa hai điều khoản này là trong tình huống gánh nặng đặt lên một bên hay là đặt lên cả hai bên trong hợp đồng; Thứ ba, về hoàn cảnh thay đổi, ở Force Majeure nêu ra các trường hợp như thiên tai, chiến tranh, sự cản trở của chính quyền còn Hardship đề cập đến các sự kiện khách quan, các trường hợp ngoài dự kiến có thể xảy ra sau khi ký kết hợp đồng ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, so với Force Majeuce thì Hardship chỉ đưa ra những dự đoán chung; Thứ tư, về hệ quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng, khi có sự kiện bất khả khán xảy ra bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm hoặc các bên thỏa thuận gia hạn một thời gian để thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng kết thúc. Với Force Majeure, mọi nghĩa vụ trong hợp đồng được giải phóng mà không phải chịu bất cứ chế tài gì. Còn khi gặp phải hoàn cảnh Hardship thì các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Nhìn chung thì các mỗi điều khoản Hardship hay Force Majeuce đều có những quan điểm và mục đích khác khác nhau. Để lựa chọn nên lựa chọn điều khoản này để dự phòng hoàn cảnh thay đổi đối với hợp đồng thì bên mua và bên bán cần thỏa thuận cho phù hợp hoàn cảnh và đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

20 Tác giả Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiễn (2015); Bài viết “ Điều khoản Hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”; Tạp chí kinh tế đối ngoại số 70 (02/2015)

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Căn cứ từ Điều 34 đến Điều 62 của Luật thương mại năm 2005, trong hợp đồng mua bán hàng hóa không trói buộc quá nhiều nghĩa vụ của người mua như nghĩa vụ của người bán, mà ở luật thương mại nêu về quyền của người mua nhiều hơn người bán để bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong nhiều trường hợp. Bên mua ngoài các nghĩa vụ cơ bản là phải cung cấp các thông tin về địa điểm giao hàng, thông tin để người bán giao hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng, thì người mua còn phải tạo điều kiện cho bên bán trong việc giao hàng theo thỏa thuận của hợp đồng đã cam kết. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa và việc vận chuyển để bên mua mua bảo hiểm cho hàng hóa đó nếu bên mua có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Nếu bên bán giao hàng trước thời hạn không phù hợp với thời hạn trong hợp đồng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng (nếu hai bên không có thỏa thuận khác). Đối với hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục hậu quả trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng và yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc nhận số hàng hóa giao thừa đó, nếu bên mua chọn phương thức lấy hàng thừa thì phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền hàng thừa đó theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, bên mua có thể tự mình hoặc đại diện bên mua để kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, bên mua và đại diện bên mua tự chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết hàng hóa đã biết khi kiểm tra hàng hóa nếu không thông báo khiếm khuyết đó cho bên bán trong thời hạn hợp lý.

Bên mua có quyền yêu cầu bên bán bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa trong hợp đồng đúng như bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu đã có được bên mua cung cấp cho bên bán trước đó.

Quan trọng nhất trong hợp đồng đó là nghĩa vụ thanh toán của bên mua đối với bên bán hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua có quyền ngưng thanh toán trong một số trường hợp như có bằng chứng cho rằng bên bán lừa dối, có bằng chứng cho rằng hàng hóa do bên bán giao là không phù hợp với hợp đồng mua bán

hàng hóa đã thỏa thuận từ trước, có bằng chứng cho rằng hàng hóa đối tượng của hợp đồng là đối tượng tranh chấp. Địa điểm thanh toán sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán tại nơi

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w