6. Kết cấu của đề tài
3.3.1 Quan điểm pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt
3.3 Kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thƯơng mại
3.3.1 Quan điểm pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạtđộng thương mại động thương mại
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được xem là một pháp luật chuyên ngành khá quan trọng vì nó điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh chúng ta. Việc sửa đổi các quy định về hợp đồng trong Luật thương mại năm 2005 và BLDS năm 2015 phải nhằm mục đích bảo đảm, bảo vệ quyền tự do hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Trong nhà nước pháp quyền và xã hội chủ nghĩa, quyền tự do hợp đồng phải được ghi nhận và bảo đảm. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng, tự do thỏa thuận, tự định đoạt và hợp đồng được xác lập chính trên cơ sở của sự tự do thỏa thuận. Việc cải cách pháp luật hợp đồng phải đáp ứng được nhu cầu thống nhất điều chính pháp luật với các quan hệ hợp đồng. Để đáp ứng được yêu cầu này, pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động
thương mại cần xây dựng trên những mối quan hệ hợp đồng thực tế, Luật thương mại 2005 cần được xây dựng thành bộ luật gốc điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi Luật thương mại đã được xây dựng theo hướng thật sự là bộ luật gốc về điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì các luật chuyên ngành khác sẽ không phải quy định lại những gì mà Luật thương mại đã quy định mà chỉ quy định về những điều mà Luật thương mại chưa quy định hoặc chỉ quy định về những cái đặc thù trong từng chủng loại. Thêm vào đó cần ban hành thêm một số Nghị định, thông tư hướng dẫn đối với Luật thương mại để người áp dụng tránh hiểu sai về câu chữ, ý nghĩa của nhà làm luật.
Để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng nên điều chỉnh lại cơ cấu tổng thể của pháp luật hợp đồng hiện nay. Các quy định có tính chất chung chỉ nên quy định trong BLDS. Trong bộ luật này cần có những quy định chung có tính chất khái quát cao, thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng để bảo đảm tính ổn định cao của BLDS sau lần sửa đổi, bổ sung này. Không nên đưa vào BLDS các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS thì không nên quy định ở pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo. Ngoài ra, cần bổ sung các quy định mới về giá trị của hợp đồng, quy chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức trong mối quan hệ với pháp luật hợp đồng. Cần làm cho pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa của Việt Nam tương thích với pháp luật và tập quán thương mại của quốc tế.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật thương mại theo hướng tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng được phát triển thuận lợi trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay. Pháp luật đảm bảo cho các chủ thể có tiềm năng có cơ hội tham gia thị trường một cách thuận lợi mà không bị cản trở bất hợp lý và bất hợp pháp từ phía cơ quan công quyền.