6. Kết cấu của đề tài
2.1.2 Các quy định về đàm phán, ký kết của hợp đồng mua bán hàng hóa trong
hoạt động thương mại
Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại.
Đàm phán và ký kết là những hoạt động điển hình của hoạt động kinh doanh thương mại. Công việc đàm phán trong ký kết hợp đồng là một phương thức giúp cho chủ thể truyền đạt thông tin về điều mình mong muốn cho đối tác trong quan hệ hợp đồng để đạt được thỏa thuận, đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa các chủ thể hợp đồng để hạn chế mâu thuẫn và đạt được giải pháp khả thi cùng có lợi cho đôi bên khi ký kết hợp đồng.
Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ta cũng cần lưu ý những điều sau : đúng nguyên tắc giao kết hợp đồng, thẩm quyền giao kết của các chủ thể, trình tự giao kết khi sửa đổi, bổ sung, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng,…Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như đối với một hợp đồng dân sự thông thường: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận; Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội (được quy định tại Điều 11 Luật thương mại năm 2005 và Điều 3 BLDS 2015).
Từ các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng của BLDS năm 2015 từ Điều 386 đến Điều 397 ta rút ra một số nhận xét về giao kết hợp đồng, giao kết hợp đồng là sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:
Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp thuận đó.
Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau (kể cả trường hợp qua điện thoại hay phương tiện khác như fax, internet…) thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết trừ khi có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập từ trước giữa các bên.
Về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là khác nhau đối với các hợp đồng giao kết với hình thức khác nhau:
Đối với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản.
Đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng.
Đối với nội dung cơ bản cần thỏa thuận pháp luật thương mại hiện hành không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản mà các bên phải nêu rõ trong hợp đồng đó là: đối tượng hợp đồng, các vấn đề về giá cả, chất lượng, số lượng hàng hóa, thời điểm, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán…
Đề nghị giao kết hợp đồng được xem là một hình thức chào hàng trong thương mại. Pháp luật Việt Nam hiện hành không sử dụng thuật ngữ “chào hàng” như pháp luật của hầu hết các nước cũng như Công ước Viên năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)16. Việc pháp luật Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “chào hàng” mà lại sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết hợp đồng” sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người áp dụng cũng như người ký kết hợp đồng vì rất khó có thể phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo và đặc biệt là với lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, bởi vì theo nguyên tắc, quảng cáo, lời mời chào hàng và bản thân chào hàng đều được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên giá trị pháp lý của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Khác với quảng cáo hay lời mời chào hàng, chào hàng có giá trị pháp lý ràng buộc. Một đề nghị giao kết hợp đồng, để được coi là chào hàng, phải thỏa mãn các dấu hiệu sau đây: Thứ nhất, đề nghị đó phải được xác định cụ thể. Điều này có nghĩa là xuất phát từ nội dung của nó bên được chào hàng có khả năng hiểu được ý chí của bên chào hàng. Thông thường một đề nghị được coi là xác định nếu có chứa các nội dung của hợp đồng tương lai. Bất kỳ sự không xác định nào liên quan đến nội dung của hợp đồng tương lai, quyền và nghĩa vụ cũng như đối tượng của hợp đồng đều có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng và điều này có thể làm cho đề nghị giao kết hợp đồng mất đi chức năng, mục đích của chào hàng. Quảng cáo hay lời mời chào hàng thường là không xác định, bởi lẽ chúng không có các nội dung của một hợp đồng tương lai. Thứ hai, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được sự ràng buộc của bên chào hàng với lời đề nghị của mình trong trường hợp được bên được chào hàng chấp nhận. Yêu cầu nói trên có nghĩa là chào hàng phải được lập như thế nào đó để cho phép bên được đề nghị biết được rằng, để ký hết hợp đồng chỉ cần họ thể hiện sự đồng ý của mình với chào hàng. Dấu hiệu này cùng với dấu hiệu thứ nhất cho phép phân biệt chào hàng với lời mời để đối tác đưa ra chào hàng.
Thứ ba, chào hàng phải được gửi cho một người hay một số người cụ thể, tức là địa chỉ gửi đến phải được xác định rõ ràng. Lời mời chào hàng mặc dù được gửi cho một hay một số người xác định, tuy nhiên nó không thể hiện được sự ràng buộc của bên đưa ra đề nghị. Quảng cáo thường không được gửi cho một người xác định nào mà nó chỉ có mục đích thông báo, giới thiệu cho tất cả những người quan tâm về một loại sản phẩm nào đó của người đưa ra quảng cáo.
Cùng với việc quy định về thương nhân và thương nhân nước ngoài, pháp luật Việt Nam đó phần nào làm rõ về thẩm quyền của chủ thể giao kết hợp đồng trong các giao dịch kinh doanh thương mại. Cụ thể là pháp luật Việt Nam đó đưa ra
16 Trang thông tin hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử (2013); Bài viết Các vấn đề pháp lý trong chào hàng, hỏi hàng và thực hiện hợp đồng.
những quy định tại Điều 67, Khoản 1 Điều 86, Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2014 tương đối rõ ràng về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt về thẩm quyền giao kết hợp đồng giữa các giao dịch thương mại trong nước và các giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài, mà áp dụng những quy định chung về thẩm quyền giao kết đối với cả hai loại hình giao dịch này.