6. Kết cấu của đề tài
3.3.2 Kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng
hóa trong hoạt động thương mại
Các quy định pháp luật thương mại phải có tính khả thi cao, có tính dự báo tốt, minh bạch, cụ thể, dễ áp dụng và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế. Các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật thương mại cùng điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa cần đảm bảo sự đồng
bộ, thống nhất, đảm bảo cho cơ chế điều chỉnh pháp luật được vận hành trơn tru, đạt hiệu quả mong muốn. Các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cần tạo ra được cơ sở pháp lý cần thiết cho các bên tham gia hợp đồng có thể sử dụng tối đa quyền tự do ý chí và tự nguyện cam kết. Đồng thời pháp luật chỉ nên quy định những vấn đề cơ bản để tạo ra một khung pháp lý có sự vận hành của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, không quy định một cách quá chi tiết để đảm bảo quyền tự do hợp đồng của thương nhân, đồng thời cũng tạo cho thương nhân thói quen xây dựng các điều kiện hợp đồng chi tiết, đầy đủ và chắc chắn để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Mặc khác, thương nhân có quyền tự do hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm về các cam kết hợp đồng do họ thiết lập, do vậy họ phải tự mình đánh giá các cơ hội kinh doanh và nhận diện rủi ro, quản lý rủi ro, nên cách quy định pháp luật như vậy góp phần tạo nên thói quen kinh doanh và kỹ năng hợp đồng của thương nhân Việt Nam khi tham gia các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại cần có sự tham gia của những chủ thể có liên quan như Hiệp hội người tiêu dùng, các tầng lớp thương nhân. Môi trường kinh doanh thương mại biến đổi và phát triển liên tục, vì vậy khi có những vấn đề cụ thể phát sinh trên thực tiễn cần được điều chỉnh bởi pháp luật, thì nên xây dựng những đạo luật để điều chỉnh riêng những vấn đề đó. Cách thức xây dựng văn bản pháp luật đó vừa đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt trong điều chỉnh pháp luật, đồng thời cũng dễ sửa đổi khi thực tiễn thay đổi.
Thứ nhất, đối với các quy định về đối tượng, chủ thể và thay đổi trong giao kết, quy định về chậm thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại các điều luật trong Luật thương mại năm 2005 cần một số thay đổi sau:
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa cần quy định rõ là nên tuân thủ các quy định về hàng hóa lẫn của bên bán và bên mua. Để tránh việc hàng hóa của quốc gia này là hợp pháp nhưng đối với quốc gia khác là hàng hóa cấm hoặc trường hợp kinh doanh có điều kiện.
Chủ thể cần thêm vào các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt ở đây luật thương mại cần quy định rõ ràng “chỉ cần một bên trong hợp
đồng là thương nhân” để có căn cứ xác định hiệu lực của hợp đồng về mặt chủ thể.
Về quy định thay đổi giao kết cần quy định thêm những phần nào trong hợp đồng cần thỏa thuận lại trong hợp đồng để đảm bảo hai bên đã có sự cam kết về thay đổi hợp đồng khi tiếp tục ký kết hợp đồng mới, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng tính thỏa thuận giữa các bên.
Về quy định tính lãi suất đối với số tiền chậm trả trong trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng cho bên bán nên quy định lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng mua bán hàng hóa cao so với lãi suất nợ quá hạn trong quan hệ dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh, đồng thời cũng quy định tương thích với quy định pháp luật thương mại quốc tế về vấn đề này.
Thứ hai, đối với các quy định về chế tài trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và quy định về mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong Luật thương mại và BLDS:
Quy định về chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại cần có sự thống nhất giữ hai luật hoặc phải có nêu rõ trong Luật thương mại để phân biệt trường hợp nào thì sử dụng chế tài nào cho phù hợp.
Về mức phạt vi phạm không được vượt quá 8% nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng hay do các bên thỏa thuận, nhưng nếu các bên thỏa thuận trong hợp đồng vượt quá mức 8% phải quy định rõ là trái quy định hay không ? Một số trường hợp cần quy định thêm mốc thời gian tính lãi suất vi phạm khi một bên vi phạm hợp đồng.
Cần có thêm Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại.
Thứ ba, bổ sung các quy định hay cần một quy định thống nhất chung về trường hợp hardship trong pháp luật hợp đồng ở Việt Nam, cần những quy định để đảm bảo tính cơ sở cho hardship được công nhận :
Xác định rõ ràng về căn cứ, điều kiện, phạm vi áp dụng và hậu quả pháp lý của điều khoản hardship.
Quy định cơ chế cho phép tòa án buộc các bên đàm phán lại hợp đồng hoặc tuyên chấm dứt hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận lại
được, khi xảy ra sự kiện khách quan, không lường trước được dẫn đến việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn, tốn kém hay làm giảm cơ bản thu nhập từ hợp đồng của bên có nghĩa vụ.
Cần quy định rõ các trường hợp để phân biệt với các trường hợp bất khả kháng đã được quy định.
Nên có những mặt lợi thế hơn và ưu điểm hơn cho các bên áp dụng so với các biện pháp có thể thay thế trước đó mà các doanh nghiệp đã từng áp dụng thay thế như sử dụng bảo hiểm hay trái phiếu.
Nêu rõ các mặt tích cực cho các bên để áp dụng hardship bảo đảm hợp đồng được thực hiện và đàm phán một cách thiện chí, chứ không mang tính ép buộc xảy ra tình huống gây bất lợi cho nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng.
Môi trường kinh doanh thương mại biến đổi và phát triển liên tục, vì vậy khi có những vấn đề cụ thể phát sinh trong thực tiễn cần được điều chỉnh bởi pháp luật, thì nên xây dựng những đạo luật để điều chỉnh riêng những vấn đề đó. Cách thức xây dựng văn bản pháp luật đó vừa đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt trong điều chỉnh pháp luật, đồng thời cũng dễ sửa đổi khi thực tiễn thay đổi.
Trên đây là một số kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. Mục đích của những kiến nghị này nhằm góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thương mại thống nhất, đồng bộ, có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn hoạt động thương mại và ngày càng phù hợp hơn với các quy định của pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa.
KẾT LUẬN
Từ những tìm hiểu về pháp luật hợp đồng nói chung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại nói riêng từ bài nghiên cứu về khóa luận trên, thì tác giả đã ra một vài kết luận nhận xét quan điểm cá nhân cũng như các kiến nghị thay đổi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng mua hàng hóa trong hoạt động thương mại hiện nay và các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trước tình hình hội nhập quốc tế, thì tôi tác giả của đề tài đưa ra một vài kết luận: Từ sự chồng chéo quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cho đến việc thiếu tôn trọng cam kết hợp đồng trong thực thi đã làm suy giảm niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về hệ thống tư pháp của Việt Nam. Điều này gây nhiều bất lợi khi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng với những cam kết khắt khe.
Tham gia và hội nhập vào các Hiệp định, tổ chức quốc tế tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó cũng có những thách thức khó khăn cho doanh nghiệp, trong thị trường thương mại quốc tế đa dạng các nước không chỉ là học hỏi trau dồi kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt trong thị trường quốc tế, mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng bởi ít nhiều những âm mưu và lợi ích tiêu cực từ việc các chính phủ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước qua con đường thương mại, kinh tế. Chính vì lý do đó chỉ có con đường thắt chặt các quy định trong nước, bắt kịp các quy định mới của quốc tế sẽ giúp cho Việt Nam bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước, hạn chế việc bị ảnh hưởng môi trường thương mại quốc tế.
Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là thật sự cần thiết như một kim chỉ nam cho hoạt động thương mại đang hội nhập vào thị trường thương mại quốc tế, nơi mà pháp luật về quốc tế quy định nhiều hơn đòi hỏi về mặt thống nhất hợp lý giữa pháp luật hợp đồng Việt Nam và pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tạo điều kiện cho thương mại Việt Nam được giao lưu thuận lợi, hàng hóa đa dạng nhưng vẫn phù hợp, các chủ thể hợp pháp, các giao kết hợp đồng dễ dàng thuận tiện và ngày càng hiện đại về mặt hình thức, cách giao kết, thu hút thương nhân trong nước cũng như thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Môi trường kinh doanh luôn biến đổi và pháp luật nhanh chóng trở nên lạc hậu là một xu hướng tất yếu, bởi lẻ pháp luật không bao giờ có thể dự liệu được tất cả các tình huống trong thực tiễn. Do đó, cần có những quy định rõ ràng và tăng cường thêm các nghị định hướng dẫn thi hành đối với pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại.
Trong báo cáo về đề tài pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại này, tôi đã nêu ra một vài kiến nghị về phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán cũng như những giải pháp cho những vấn đề cụ thể, nhằm góp phần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn và ngày càng phù hợp hơn với pháp luật thương mại quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Văn bản pháp luật :
1. Bộ Công Thương (2014), Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BCT năm 2014 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2022), Thông tư 03/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Quốc hội (2005), Luật Thương mại năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
4. Quốc hội (2012), Luật giá năm 2012 , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 5. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội.
6. Quốc hội (2014), Luật xây dựng năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
7. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự năm 2015 , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
Bản án, giáo trình, tạp chí, sách, từ điển, luận văn:
8. C.Mác và Ph.Ăng- Ghen (1995), C.Mác và Ph.Ăng- Ghen toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
9. Dương Anh Sơn- Lê Thị Bích Thọ (2005), “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm pháp luật hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 1(tr26). 10. Lê Minh Nghĩa (2005), Giáo trình Kinh tế chình trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia.
11. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam , NXB Tư pháp.
12. Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Bản án số 745/2020/QĐ- PT ngày 5/8/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty cổ phần New Link và Công ty Cổ phần Bê tông Fico Pan –United (http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta869510t1cvn/chi-tiet-ban-an)
12. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2008) - Cao Thị Toàn, Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
13. Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Luật – Thạc sĩ Dương Kim Thế Nguyên (2007),
Giáo trình Luật Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
14. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017) , Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, (tr57,133).
15. TS.Nguyễn Am Hiểu, Ths. Quản Thị Mai Hường ( 2000), Tìm hiểu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đại diện thương mại, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng. 16. Ugo Draetta (13-14/12/2004), Điều khoản về trường hợp bất khả kháng và điều khoản
Hardship trong hợp đồng quốc tế, Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” do Nhà pháp luật Việt –Pháp tổ chức tại Hà Nội , tr.181
17. Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) (1980), Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
18. Viện Khoa Học Pháp Lý - Bộ Tư Pháp (2006), Từ điển luật học, Nhà xuất bản Tư Pháp.
Tài liệu tham khảo từ internet:
19. Đoàn Thị Ngọc Hải, Nghiên cứu trao đổi- Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo Luật Thương mại năm 2005, Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: http://ttpc.hcmussh.edu.vn/? ArticleId=a7405083-940b-44f1-95e6-71f840db65a5 , dowload ngày 01/03/2022. 20. Lê Minh Trường (2018), Điều chỉnh giá trong hợp đồng, Trang Công ty Luật TNHH
Minh Khuê. Nguồn: https://luatminhkhue.vn/dieu-chinh-gia-trong-hop-dong.aspx , dowload ngày 24/03/2022.
21. Lê Xuân (2018), Rối bời thực thi pháp luật về hợp đồng. Nguồn:
https://baomoi.com/roi-boi-thuc-thi-phap-luat-ve-hop-dong/c/28697388.epi , download ngày 06/3/2022.
22. Luật sư Đặng Bá Kỹ, Nghiên cứu pháp lý “ Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Trang web của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư Yên Xuân Luật . Nguồn: http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa- quoc-te.html , dowload ngày 12/3/2022.
23. Lưu Ngọc Quang - Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (21/02/2018),“ Tấm lá chắn” từ chế tài phạt vi phạm” . Nguồn: http://www.viac.vn/%22tam-la-chan%22- tu-che-tai-phat-vi-pham-a1122.html, dowload ngày 08/03/2022.
24. Minh Đức (01/10/2009), Hợp đồng thương mại quốc tế - Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm, Trang web Thông tin Pháp luật Dân sự. Nguồn:
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/10/01/3889/ , dowload ngày 28/03/2022 25. Ngọc Mai (2018), Gỡ vướng trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng. Nguồn: