Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.3 Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng, và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng. Hiệu lực hợp đồng được quy định tại Điều 401 BLDS năm 2015 “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác”. Hợp đồng thương mại cũng như hợp đồng dân sự, được xác lập vào thời điểm giao kết khi hai bên đã đạt được ý chí chung thống nhất. Ý chí chung thống nhất đó chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ tại thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.

Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết, nhưng các bên có thể thỏa thuận hợp đồng phát sinh hiệu lực tại một thời điểm khác. Quy định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tất nhiên, các bên có thể thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với qui định của pháp luật, nhưng không được trái pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.

Một hợp đồng thương mại có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, người tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, nếu pháp luật quy định hợp đồng phải tuân thủ những hình thức nhất định.

Hiệu lực của một hợp đồng còn phụ thuộc vào điều kiện chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức của hợp đồng, vì nếu một trong các đối tượng trên trái quy định

pháp luật sẽ dẫn đến một hậu quả pháp lý mang tính nghiêm trong đó là hợp đồng vô hiệu. Về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng thông thường bao gồm các điều khoản: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng…. Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về các điều khoản khác của hợp đồng. Tuy nhiên, số lượng điều khoản, loại điều khoản không phải là điều kiện để vô hiệu hợp đồng. Các điều khoản của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, điều khoản nào mà trái pháp luật thì điều khoản đó sẽ vô hiệu. Nói cách khác, nội dung hợp đồng không thể là điều kiện để hợp đồng vô hiệu toàn phần.

Tùy vào tính chất và mức độ của sự vô hiệu hợp đồng mà dẫn đến hợp đồng thuộc loại vô hiệu nào. Có các trường hợp vô hiệu hợp đồng có thể xảy ra là hợp đồng vô hiệu toàn phần, vô hiệu một phần, vô hiệu tương đối, vô hiệu tuyệt đối. Xử lý hợp đồng vô hiệu: Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao kết. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu được thực hiện theo quy định các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường cho bên kia.

Một phần của tài liệu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w