TÂY SƠN CHIẾM PHỦ QUY NHƠN

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 30 - 31)

3. CUỘC LY LOẠN GIỮA TÂY SƠN – CHÚA NGUYỄN

3.1. TÂY SƠN CHIẾM PHỦ QUY NHƠN

Thế của quân Tây Sơn càng ngày càng mạnh, quân của chúa Nguyễn không có cách nào đánh lại được. Thêm nửa, Nguyễn Nhạc là một người can đảm, lắm cơ trí. Khi đánh thành Quy Nhơn, Nhạc bèn lập mưu tự ngồi vào trong cũi gỗ cho bọn tay chân khiêng đi và loan báo dọc đường là đã bắt được chúa Tây Sơn đưa đến dinh trấn để trình nộp cho trấn tướng Nguyễn Khắc Tuyên. Nửa đêm, Nhạc phá cũi xông ra cướp lấy kiếm của tên lính gác ngục, chém chết tên ấy rồi phóng hỏa đốt thành, mở cổng thành cho quân của mình ập vào, đánh đuổi quan quân đi và chiếm được thành Quy Nhơn. Đến mùa xuân năm 1773, nghĩa quân đã kiểm soát phần lớn phủ Quy Nhơn. Và, chỉ trong vòng một năm sau đó, năm 1774, anh em nhà Tây Sơn đã thu phục một vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Đến lúc này, năm 1774, phần đất còn lại của Chúa Nguyễn ở Thuận Hóa (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế) đã bị quân Trịnh tiến đánh và xâm chiếm. Chúa Nguyễn phải bỏ chạy vào vùng Bến Ván (Quảng Nam) được mấy tháng thì bị quân Tây Sơn kéo ra đánh Quảng Nam, Chúa Nguyễn lại chạy ra bán đảo Sơn

Trà. Phía ngoài thì quân Trịnh, kẻ thù truyền kiếp hơn một trăm năm trước đó, phía trong thì anh em nhà Tây Sơn. Chúa Nguyễn ở trong tình thế như người đứng trên cầu bị kẻ thù chặn ở hai đầu. Gia tộc Nguyễn Vương cùng với người cháu là Nguyễn Phúc Ánh đành phải xuống thuyền vượt biển vào Nam cố thủ ở vùng Gia Định (miền Nam ngày nay).

Ở vào thời đoạn này thì Chúa Trịnh hay Chúa Nguyễn đều trở thành đối tượng cách mạng của phong trào Tây Sơn. Tuy vậy, một lúc khó có thể diệt được hai kẻ thù. Nhà Tây Sơn đã chủ động giảng hòa với quân Trịnh ở Phú Xuân, rảnh tay mà tập trung lực lượng tiêu diệt Chúa Nguyễn ở Gia Định.

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w