TÂY SƠN CHIẾM GIA ĐỊNH, LẬT ĐỔ CHÚA NGUYỄN

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 31 - 33)

3. CUỘC LY LOẠN GIỮA TÂY SƠN – CHÚA NGUYỄN

3.2. TÂY SƠN CHIẾM GIA ĐỊNH, LẬT ĐỔ CHÚA NGUYỄN

Được toàn quyền thống soái nghĩa quân, từ năm 1776, Nguyễn Huệ đã trực tiếp đốc quân tiến vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, ở trận Long Xuyên, đời Chúa Nguyễn cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần bị chết trận, chính quyền Chúa Nguyễn xem như bị lật đổ, chỉ còn người cháu Nguyễn Ánh chạy thoát.

Lật đổ chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, anh em Tây Sơn đã mang phúc lớn đến cho thiên hạ nghèo khó. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, lập ra Triều đại Tây Sơn, đóng đô ở Quy Nhơn. Nguyễn Huệ được phong là Long Nhương tướng quân, toàn quyền thống lĩnh quân đội.

Sau 219 năm tồn tại, chính quyền Chúa Nguyễn đã sụp đổ. Nguyên do chủ yếu dẫn đến sự đổ nát này cũng vì sự ăn chơi quá mức của tầng lớp cai trị xã hội. Thay vì nghĩa vụ của họ là ăn bổng lộc của dân thì phải chăm lo cho dân chúng, bảo vệ nhân dân thì chính họ lại coi dân như cỏ rác. Kết cục này một lần nữa lặp lại như một quy luật lịch sử thịnh suy của các vương triều phong kiến.

Tuy nhiên, khách quan mà nói, các đời Chúa Nguyễn xứng đáng được ghi nhận như là một trong vài “triều đại” thịnh trị lâu dài nhất của lịch sử dân tộc. Xin được so sánh thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam để thấy rõ hơn nhận định này. Từ nhà Lý (1010 – 1225), tồn tại được 115 năm; nhà Trần (1225-1400), 175 năm; Lê sơ (1428 – 1527), 99 năm; Chúa Trịnh (1592 – 1776), 184 năm; nhà Nguyễn (1802 – 1945), 143 năm…

Chính quyền Chúa Nguyễn đã tồn tại lâu nhất và hơn hẳn các triều đại khác nhiều năm. Hơn nhà Lý 104 năm; hơn nhà Trần 44 năm; hơn nhà Lê Sơ 120 năm; hơn Chúa Trịnh 35 năm; hơn nhà Nguyễn 76 năm.

Về mặt niên đại trị vì, dù đứng trên quan điểm nào thì sự tồn tại 219 năm của chính quyền Chúa Nguyễn cũng được xem như là tư cách của một quốc gia độc lập và thịnh trị nhất. Hơn nữa, trong hơn 2 trăm năm tồn tại ấy, các đời Chúa Nguyễn không những bảo vệ được nguyên vẹn cương vực Đàng Trong mà còn khai mở và tạo lập thêm những vùng đất trù phú rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước Việt.

Điều đặc biệt nữa là, trong thời gian nắm quyền, các Chúa Nguyễn không để xảy ra chiến tranh với ngoại bang, không để ngoại bang xâm chiếm. Riêng về phương diện này thôi cũng đã là đại phúc cho muôn dân rồi. Người lãnh đạo quốc gia dù được đánh giá là tài năng đến mấy đi nữa mà để cho trăm họ cuồng quay trong cơn ly loạn chiến tranh thì tài năng ấy cũng chẳng qua là sự nhồi sọ bịp bợm. Bạo lực không bao giờ lại trở thành sự thành công và hạnh phúc của con NGƯỜI, nó lại càng tối tăm mịt mùng hơn đối với tầng lớp cùng đinh cố hạng.

Không những thế, các đời Chúa Nguyễn luôn coi trọng việc chiêu mộ những người nghèo khó, đưa họ đi khai hóa những vùng đất trù phú, bỏ hoang khiến cho nước Việt bấy giờ trở nên sung túc và no ấm hơn cả. Công lao ấy khó mà phủ nhận. Người đời thường hươu vượn những lý tưởng và học thuyết trên

trời nhưng khi đụng đến một cắc bạc, một bữa ăn bố thí cho người khác thì cắn nhau như chó. Cho nên đối với dân đen nghèo khổ, đặc biệt là nhân dân ta ở cách nay hơn vài trăm năm, tôi nghĩ, không có gì hạnh phúc hơn là có miếng bỏ mồm cho no thân ấm cật. Đằng này lại được chính quyền Chúa Nguyễn tổ chức cho đi khai hoang, lập nghiệp những vùng đất phì nhiêu trù phú ở Đồng bằng sông Cửu Long, được cấp nông cụ, được cấp lương ăn, được tha tô thuế đến 3 năm thì còn gì hạnh phúc hơn?

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w