QUANG TRUNG DIỆT QUÂN THANH

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 44 - 57)

Vua Lê Chiêu Thống khi được Nguyễn Huệ giao lại cơ nghiệp Bắc Hà nhưng không đủ khă năng tổ chức được việc kinh luân quốc sự. Khi bọn Trịnh Bồng nổi dậy, mưu lập lại phủ Chúa thì phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An ra để dẹp. Vì thế, mặc dù ngôi vua không mất nhưng mọi việc lại do Hữu Chỉnh quyết cả. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền bị quân của Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm kéo ra để bắt Nhậm thì Lê Chiêu Thống gần như trông cậy vào Nguyễn Hữu Chỉnh. Đang lúc quân Tây Sơn sắp đến Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống chạy đến chỗ Hữu Chỉnh và hỏi, sách Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái chép như sau:

“Sự thể đã đến thế này thì làm thế nào? Chỉnh thấy vua run sợ bèn lạy mà thưa: Bệ hạ giao nước cho thần, thần không xứng đáng với chức vị, làm lầm lỡ việc nước, tội ấy không dám chối cãi; hai mặt Tây Nam kinh sư, không còn gì để nương tựa, thành trì cũng chưa đào đắp, chỉ có cửa ô mà thôi. Quân giặc thừa

thắng ruổi dài, không có thành lũy nào ngăn cả; đánh thì không được, giữ cũng không xong, lấy gì để bảo đảm cho toàn vẹn? Nay bệ hạ hãy nên đi sang phương Bắc, để lo tính công việc sau này”.

Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm giết đi, Lê Chiêu Thống phiêu dạt nhiều nơi. Khi đang ở Chí Linh (Hải Dương) có quan văn Ngô Thì Chí đi theo và dâng vua bài sách lược trung hưng có đoạn như sau: “…Nay bệ hạ hãy ngự giá đến đó, sai một sứ thần sang báo với nhà Thanh, xin họ đem quân đóng áp bờ cõi để làm thanh viện cho ta” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Như vậy, tư tưởng cầu viện nhà Thanh đầu tiên không thuộc về vua Lê Chiêu Thống mà từ đầu óc của hai vị đại thần lúc đó lần lượt là Nguyễn Hữu Chỉnh và Ngô Thì Chí. Lâu nay, quan điểm của các nhà viết sử thường đổ tội hết cho Lê Chiêu Thống “rước voi dày mả tổ” phỏng có thỏa đáng? Đành rằng, sau này (7/1788) chính Hoàng thái hậu là người trực tiếp đem Hoàng tử Long Châu (con của Lê Chiêu Thống) sang kêu van với quan Tàu, xin viện binh thì vua Lê Chiêu Thống phải chịu mọi trách nhiệm cho hành động sai lầm ấy, nhưng ở trong hoàn cảnh đó, đến cả người mà chúng ta đánh giá rất cao là lắm mưu nhiều kế, “lắm cơ trí, tài biện bác” như Nguyễn Hữu Chỉnh thì cũng có khác gì? Thậm chí, như câu chuyện trên thì chính Nguyễn Hữu Chỉnh mới là người đầu tiên xúi vua sang cầu viện nhà Thanh đấy thôi.

Tổng đốc Lưỡng Quảng bấy giờ là Tôn Sỹ Nghị đã dâng tấu lên vua Càn Long rằng: “Họ Lê là công thần nước Tàu, nay bị giặc lấy mất nước, mẹ và vợ tự quân sang cầu cứu, tình cũng nên thương. Vả nước Nam vốn là đất cũ của nước Tàu, nếu sau khi cứu được nhà Lê, và lại lấy được đất An Nam, thực là lợi cả đôi đường” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Trong mấy nghìn năm lịch sử, có triều đại nào của phong kiến Tàu mà không âm mưu xâm lược và xâm lược nước ta? Cho nên việc cầu viện của gia

tộc vua Lê Chiêu Thống chỉ là cái cớ không thể thuận tiện hơn để quân Thanh kéo sang nước ta mà thôi. Cũng đừng đổ tội hết cho vua Lê Chiêu Thống mà tội cho ông ấy, điều quan trọng cần rút ra sâu sắc ở đây, đã là người Việt Nam dù trong hoàn nào thì cũng đừng bao giờ hành động như thế. Lịch sử chứng minh chưa bao giờ ngoại bang phương Bắc lại giúp đỡ nước ta mà lại không có những toan tính mưu mô, quỷ kế, kể cả thời nay.

Cuối năm 1788, vua Càn Long lệnh cho Tôn Sỹ Nghị làm tổng chỉ huy kéo quân sang xâm lược nước ta theo 3 con đường.

Đạo thứ nhất do Tổng đốc Vân Nam và Quý Châu là Ô Đại Kinh chỉ huy kéo xuống nước ta theo đường Hà Giang, Tuyên Quang, qua Thái Nguyên xuống Thăng Long.

Đạo thứ hai do Sầm Nghi Đống chỉ huy tiến vào nước ta theo ngả Cao Bằng.

Đạo thứ ba là đạo quân chủ lực do đích thân Tôn Sỹ Nghị cùng với Đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy theo mạn Lạng Sơn vào nước ta. Cả 3 đạo quân nhất loạt xuất phát với danh nghĩa “Phù Lê diệt Tây Sơn”.

Khi quân của Tôn Sỹ Nghị đến vùng Bắc Ninh, vua Lê Chiêu Thống cùng thục hạ ra đón chào rồi cùng với giặc hồ hởi kéo về Thăng Long.

Quân Tây Sơn là Ngô Văn Sở với sự quân sư của Ngô Thì Nhậm đang ở Thăng Long. Biết thế giặc rất mạnh sợ địch không nổi nên ra lệnh cho quân rút khỏi Thăng Long vào đóng giữ ở Biện Sơn, Tam Điệp, rồi cho người về cấp báo với Nguyễn Huệ. Nói về việc lui binh vào Biện Sơn, Tam Điệp được Ngô Thì Nhậm phân tích như sau: “…Đánh chẳng được, giữ cũng không vững. Vậy thì cả hai chước đánh và giữ không phải là kế hay. Nghĩ cho cùng chỉ còn một cách này: sơm sớm truyền cho thủy quân chở đầy các thuyền lương, thuận gió giương buồm, ra thẳng cửa biển đến vùng Biện Sơn mà đóng. Quân bộ thì sửa soạn khí giới, giong trống lên đường, lui về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt thủy bộ liên lạc

với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu, rồi cho người chạy về bẩm với Chúa công…Chờ Chúa công ra, bấy giờ quyết chiến một phen cũng chưa muộn gì”(Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Lại nói, Tôn Sỹ Nghị sau khi đến Thăng Long, tổ chức làm lễ tuyên tờ sắc của vua Thanh cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc Vương. Nói là vua nước Nam nhưng mọi tờ biểu, chiếu chỉ đều phải đề niên hiệu Càn Long. Ngày ngày vua phải tự cưỡi ngựa đến dinh của Tôn Sỹ Nghị để chầu chực Sỹ Nghị phán xét việc quân cơ quốc sự. Thậm chí có những lần vua đến Nghị không thèm tiếp.

Nói về vị trí của vua Lê Chiêu Thống trong giai đoạn này, nhân dân trong ngoài thành rỉ tai nhau mà chua chát rằng: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên Tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Riêng về quân Thanh, Tôn Sỹ Nghị từ khi kéo quân từ Trung Quốc xuống Thăng Long thì chưa có thời kỳ nào mà quân Tàu kéo vào xâm lược nước ta lại thuận tiện như thế, chẳng khác gì đến chỗ không người. Thẳng đường đi, không chỉ không bị sự cản trở nào của người nước Nam, ngược lại còn được sự tiếp ứng, đón chào niềm nở của bè lũ Lê Chiêu Thống. Khi đến kinh thành thì quân của Ngô Văn Sở đã chạy hết về Tam Điệp, Sỹ Nghị càng tỏ ra kiêu căng, tự đắc, ra mặt khinh bạc với vua Lê.

Khi vua Lê Chiêu Thống đề nghị Tôn Sỹ Nghị ra quân đánh Tây Sơn thì Nghị tỏ thái độ kiêu ngạo và coi thường quân Tây Sơn đến mức như thế này: “Nước ngươi vì bị tàn ngược đã lâu, mất cả tinh thần khí khái, nên động một tí là đem hùm sói dọa nhau. Theo ta xem xét thì chúng chỉ như hạng trâu dê, sai một người đem thừng buộc lấy cổ mà lôi về, hẳn cũng không khó gì. Đợi đến khi quân ta đến La Thành, nhổ bãi nước bọt xoa tay là làm xong việc;…Việc gì mà

phải vội vã như vậy? Ví như thò tay lấy đồ vật trong túi, đến sớm lấy sớm, đến muộn lấy muộn đó mà thôi” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Bọn Tôn Sỹ Nghị ỷ nước lớn, cậy quân đông nên coi thường địch thủ mà đâu có biết được sức mạnh của quân Tây Sơn cũng như thao lược cầm quân tài ba của người anh hùng áo vải. Hãy xem lời tấu của một cung nữ với Thái hậu nhà Lê như sau: “Không biết rằng Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét. E rằng chẳng mấy lâu nữa, hắn lại trở ra, Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi thì địch sao cho nổi?” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Ngày 20 tháng Chạp năm 1788, quân Tây Sơn vào phòng thủ ở Biện Sơn, Tam Điệp thì ngày 24 Đô đốc Tuyết đã chạy ngựa trạm vào đến Phú Xuân để cấp báo với Nguyễn Huệ. Ngay lập tức, Nguyễn Huệ tổ chức đắp Đàn tế cáo trời đất, thần linh sông núi tại núi Bân (Phú Xuân), lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Trong tờ chiếu lên ngôi Nguyễn Huệ đã nói:

“Trẩm đã hai lần gây dựng cho họ Lê, thế mà tự quân nhà Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước bôn tẩu ở ngoài, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê mà chỉ trông mong vào Trẫm”.

Lễ xong, Quang Trung ra lệnh xuất quân ra Bắc, hôm ấy là ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788).

Sau 4 ngày hành quân thần tốc, ngày 29 tháng Chạp năm ấy thì đến Nghệ An. Tại Nghệ An, Quang Trung cho dừng chân, tuyển thêm binh lực cả thảy được 10 vạn quân và 100 voi chiến (Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim). Đồng thời mời La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp để tham vấn binh lược:

“Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? – Nguyễn Huệ hỏi.

- Nguyễn Thiếp thưa: Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh, nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Quang Trung mừng lắm, rồi người tổ chức duyệt binh nhằm kiểm tra và biểu dương lực lượng. Trong buổi duyệt binh ấy, Quang Trung đã dõng dạc tuyên bố trước ba quân sĩ rằng:

“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen

theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!

Các quân lính đều nói: "Xin vâng lệnh, không dám hai lòng!" (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Trên đường tiến quân ra đến Thọ Hạc, Thanh Hóa, Quang Trung tổ chức lễ Thệ sư (Lễ tế cờ và thề trước lúc xuất quân). Trong lễ Thệ sư, Quang Trung lại dõng dạc tuyên bố:“Bớ chư quân! Phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muốn thì hãy xem ta giết vài vạn tên trong một trận, đó không phải là chuyện hiếm lạ đâu” (Lê quý kỷ sử. Nguyễn Thu).

Cũng tại buổi lễ hôm đó, Quang Trung tuyên bố đanh thép: “Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

“Nguyễn Huệ vừa dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất như muốn đổi màu. Thế rồi chiêng trống khua vang, quân sĩ tiến gấp ra Bắc” (Lê quý kỷ sử. Nguyễn Thu).

Đến Tam Điệp, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm chạy ra vái lạy xin tạ tội với Quang Trung vì thấy giặc vào Thăng Long mà không đánh, lại rút chạy về Tam Điệp nhưng Quang Trung lại có lời khen ngợi:

“Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ những nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng… Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế thì việc binh đao không

bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy… Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu, quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái). Nói rồi, Quang Trung truyền lệnh cho ba quân ăn Tết Nguyên đán trước, định đêm 30 Tết thì xuất quân, dự đến ngày mùng 7 thì mở tiệc ăn mừng tại kinh thành Thăng Long. “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!” (Hoàng Lê Nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái).

Từ Tam Điệp, Quang Trung chia thành 5 đạo quân tiến ra Bắc: Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy thẳng hướng Thăng Long;

Đạo thứ hai và đạo thứ ba do Đô đốc Bảo và Đô đốc Mưu chỉ huy đánh lên hướng Tây Nam Thăng Long yểm hộ cho đạo chủ lực;

Đạo thứ tư và đạo thứ năm do Đô đốc Tuyết và Đô đốc Lộc chỉ huy vượt biển ra bao vây Thăng Long từ phía Đông và Đông Bắc. Tuyết thì tiếp ứng ở mặt Đông, hướng Hải Dương, Lộc thì chặn đường rút chạy của giặc hướng Lạng Giang.

Khi ra đến sông Giản Thủy (đoạn giáp ranh giữa Ninh Bình và Hà Nam), gặp đội quân canh giữ từ xa của nhà Lê. Thấy quân Tây Sơn thì bỏ chạy toán loạn, Quang Trung cho quân thần tốc truy đuổi và bắt sống không một tên chạy thoát. Vì thế, việc tiến quân của Quang Trung không bị báo về.

Đến nửa đêm ngày 3 tháng giêng năm 1789, quân của vua Quang Trung đã vây kín đồn giặc đóng ở đồn Hà Hồi, rồi bắc loa lên gọi, tiếng quân lính hô vang rền một vùng đất, nghe như có vài vạn người, quân canh đồn bấy giờ mới biết thì hồn đã xiêu phách lạc, sợ hãi và ra xin hàng. Quân của Quang Trung đã trịch thu toàn bộ quân lương và khí giới của giặc đồn trù ở đây.

Đến mờ sáng ngày mồng 5, quân của Quang Trung đã tiến đến làng Ngọc Hồi. Quang Trung cho truyền lấy sáu chục tấm ván gỗ, ghép 3 tấm lại một bức, bên ngoài thì lấy rơm ướt và bùn phủ kín thành 20 bức. Kén hạng lính khỏe mạnh, cứ 10 người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, cùng với 20 lính cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất” mà tiến. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván rồi cầm dao mà chém. “Cùng với đó là đội quân voi

Một phần của tài liệu HAI TRĂM BẢY LĂM NĂM LY LOẠN QUAY CUỒNG (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w