Bàn luận về các chất tham gia đánh giá giai đoạn tiêu sợ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm đông cầm máu ở một số thể bệnh trong các bệnh tăng sinh tủy mạn tính (Trang 72 - 74)

Trong đó chúng tôi có sử dụng xét nghiệm định lượng Plasminogen, PAI và D-dimer. Trong đó nồng độ D-dimer là sản phẩm của quá trình tiêu sợi huyết và nó tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau như: đông máu nội mạc rải rác, huyết khối tĩnh mạch, ung thư, sản khoa…

Nhóm bệnh ĐHCTP

Nồng độ trung bình D-dimer ở nhóm ĐHCTP là 293,41 ± 407,48 µg/l

tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (106,58±45,48 µg/l) với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu

của Robertson và Cs [66]. Trong đó, chúng tôi gặp 10/23 (43,48%) bệnh nhân

có tăng D-dimer và 6/23 (26,09%) BN có giảm D-dimer. Nhưng nồng độ D-

dimer giảm ít có giá trị.

Nồng độ trung bình plasminogen ở nhóm ĐHCTP là 113,61±21,84%

không có sự khác biệt với nhóm chứng (105,75±16,82%) với p>0,05. Trong

đó, chúng tôi gặp 7/23 (30,43%) bệnh nhân có tăng nồng độ plasminogen.

Nồng độ trung bình PAI ở nhóm ĐHCTP 3,86±0,56% tăng so với nhóm chứng 3,58±0,7% nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nhóm bệnh TTCTP Nồng độ trung bình D-dimer ở TTCTP là 193,83 ± 159,23 µg/l tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 106,58±45,48 µg/l với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Robertson [66] và Wieczorek và Cs [79]. Trong đó, chúng tôi gặp 15/29

(51,72%) bệnh nhân có tăng D-dimer và 7/29 (24,14%) bệnh nhân có nồng độ

D-dimer giảm.

Nồng độ trung bình plasminogen của nhóm TTCTP là 104,32±30,43%

không có sự khác biệt so với nhóm chứng với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Takahashi và Cs [74]. Trong

đó, chúng tôi gặp 4/29 (13,79%) bệnh nhân có tăng plasminogen chiếm .

Nồng độ trung bình PAI ở nhóm TTCTP là 3,87±0,82% tăng so với

nhóm chứng 3,58±0,7% nhưng không có sự khác biệt với p>0,05. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rosc và Cs [70].

Nhóm bệnh CML

Nồng độ trung bình D-dimer ở CML là 185,53 ± 213,29 µg/l tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng 106,58±45,48 µg/l với p<0,05. Kết quả

Cs [73]. Trong đó, chúng tôi gặp 13/38 (34,21%) bệnh nhân có tăng D-dimer và 12/38 (31,58%) bệnh nhân có nồng độ D-dimer giảm.

Nồng độ trung bình plasminogen của nhóm CML là 106,25±23,11%

không có sự khác biệt so với nhóm chứng với p>0,05. Trong đó, chúng tôi gặp 8/38 bệnh nhân tăng nồng độ plasminogen chiếm 21,05%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Takahashi và Cs [74]. Theo tác giả plasminogen không khác biệt so với nhóm chứng.

Nồng độ trung bình PAI ở nhóm CML là 3,87±0,54% tăng so với nhóm chứng 3,58±0,7% nhưng không có sự khác biệt với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rosc và Cs [70].

Tóm lại:

Qua đánh giá giai đoạn TSH chúng tôi thấy có hiện tượng tăng tiêu

được thể hiện ở lượng D-dimer tăng ở cả ba nhóm bệnh. Nhưng cũng chính trong những BN này lại có nồng độ plasminogen bình thường và nồng độ PAI tăng, điều đó chứng tỏ đánh giá giai đoạn TSH vẫn còn là phức tạp và không thể sử dụng một xét nghiệm riêng lẻ được mà phải dùng nhiều xét nghiệm để

hỗ trợ và đánh giá tổng quát hơn. Có thể quá trình ức chế TSH mạnh hơn quá trình tiêu sợi huyết trên nhóm bệnh TST chăng?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm đông cầm máu ở một số thể bệnh trong các bệnh tăng sinh tủy mạn tính (Trang 72 - 74)