Nội dung nghiên cứu và các tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm đông cầm máu ở một số thể bệnh trong các bệnh tăng sinh tủy mạn tính (Trang 34 - 41)

Lâm sàng

điền đầy đủ thông tin cần thiết vào phiếu nghiên cứu: hành chính, chẩn đoán, nhận xét về triệu chứng xuất huyết và huyết khối được ghi nhận tại thời điểm chẩn đoán.

Với triệu chứng xuất huyết gồm [1]:

- Vị trí: XH dưới da, XH niêm mạc, XH tạng.

- XHDD có các hình thái sau: chấm XH, nốt XH, mảng XH, đám XH.

Với triệu chứng huyết khối:

- Chẩn đoán huyết khối dựa vào các phương pháp sau: + Định lượng D-dimer

+ Siêu âm dopler mạch

+ Chụp CT Scanner

- Vị trí tắc mạch: mạch não, mạch vành, tĩnh mạch sâu… - Tắc động mạch, tĩnh mạch hay động tĩnh mạch.

Các xét nghim thăm dò đông cm máu được tiến hành ti thi đim chn đoán và tiêu chun đánh giá

- Mu máu xét nghim:

Lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng khi bệnh nhân chưa ăn sáng và cách bữa tối hôm trước ít nhất 12 giờ.

+ Đếm SLTC tại khoa HH-TM Bệnh viện BM.

+ XN NTTC, ĐMCB, định lượng một số yếu tố và một số xét nghiệm

đông máu chuyên sâu khác tại khoa HH-TM Bệnh viện BM.

- Các k thut xét nghim và tiêu chun đánh giá:

a. Đếm số lượng tiểu cầu

◊ Số lượng tiểu cầu được thực hiện trên máy phân tích tế bào tự động XT 1800i cùng với hoá chất của hãng Sysmex (Nhật Bản). Thực hiện

1 giờ sau khi lấy máu.

◊ Số lượng tiểu cầu bình thường: 150-350 G/l [13]. b. Đo độ ngưng tập tiểu cầu

◊ Chúng tôi sử dụng máy đo độ ngưng tập tiểu cầu Chrono-Log của Mỹ

◊ Nguyên lý: khi cho chất kích tập (ADP, ristocetin, collagen) vào

huyết tương giàu tiểu cầu sẽ sảy ra hiện tượng tiểu cầu ngưng tập thành từng đám do đó tốc độ dẫn truyền ánh sáng tăng lên. Mức độ

dẫn truyền ánh sáng phản ánh độ ngưng tập tiểu cầu [13].

◊ Số lượng tiểu cầu trong huyết tương giàu tiểu cầu cần trong khoảng 200-400 G/l.

◊ Công thức điều chỉnh số lượng tiểu cầu về 250 G/l trong mẫu huyết tương giầu tiểu cầu khi có số lượng tiểu cầu >250 G/l là:

) ml 1 / HTGTC ( V ) HTGTC ( SLTC 250 = Trong đó:

- SLTC (HTGTC): số lượng tiểu cầu trong mẫu huyết tương

giầu tiểu cầu của bệnh nhân.

- V: là thể tích huyết tương giầu tiểu cầu của bệnh nhân trong 1 ml huyết tương có SLTC 250 G/l.

◊ Tiến hành: cho chất kích tập (ADP= 10μmol/l, ristocetin = 2μmol/l, collagen = 1μmol/l) vào huyết tương giàu tiểu cầu.

◊ Đánh giá kết quả: kết quả được thể hiện bằng % độ dẫn truyền ánh sáng của huyết tương khi tiểu cầu đã ngưng tập tối đa gọi là độ ngưng tập tối đa.

◊ Giá trị bình thường là X ± 2SD giá trị chứng. Tăng khi >X + 2SD, giảm khi <X - 2SD [13].

c. Các chỉ sốđánh giá biến đổi đông cầm máu

Các xét nghiệm đông máu được thực hiện trên máy phân tích đông máu tựđộng CA 1500 (Sysmex- Nhật Bản) và thuốc thử của Dade Behring (Đức).

Huyết tương giàu tiểu cầu: là huyết tương sau khi ly tâm mẫu máu với lực ly tâm thấp 100g (lực li tâm- centrifuge force) tương đương với 1000 vòng/phút trong 15 phút.

Huyết tương nghèo tiểu cầu: là huyết tương sau khi ly tâm mẫu máu với lực ly tâm cao 2000g tương ứng với 3000 vòng/phút trong 10 phút.

Công thức điều chỉnh chất chống đông khi Hct của bệnh nhân < 25% hoặc khi >55%. C = (100-Hct)x(1,85x10-3)xV Trong đó: - C: là thể tích chất chống đông. - Hct: là hematocrit tính theo %. - V: là thể tích mẫu máu cần lấy ( loại ống 2ml).

Thời gian prothrombin (Prothrombin time - PT)

◊ Nguyên lý: đo thời gian đông của huyết tương được chống đông bằng natri citrat khi cho vào một lượng đầy đủ thromboplastin canxi.

◊ Bình thường tỷ lệ prothrombin 70-140%, giảm khi < 70% [13].

Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (Activated Partial

Thromboplastin Time - APTT)

◊ Nguyên lý: đo thời gian đông của huyết tương chống đông bằng natri citrat

được canxi hoá sau khi thay thế phospholipid tiểu cầu (yếu tố 3 tiểu cầu) bằng cephalin và hoạt hoá tối đa giai đoạn tiếp xúc bằng kaolin.

◊ Đánh giá:

+ Thời gian giây + Chỉ số APTTr:

Định lượng fibrinogen

◊ Nguyên lý (theo phương pháp Clauss): khi cho thừa thrombin, thời gian

đông của huyết tương được pha loãng thích hợp (1/10) tỉ lệ trực tiếp với nồng độ fibrinogen huyết tương

◊ Đánh giá kết quả: g/l

◊ Bình thường 2-4g/l.

Thời gian thrombin (Thrombin Time - TT)

◊ Nguyên lý: đo thời gian đông của huyết tương sau khi cho thêm thrombin vào

◊ Bình thường 16-24 giây, TT bệnh/chứng bình thường 0,8-1,2 [13].

◊ Đánh giá:

+ Thời gian giây + Chỉ số TTr:

Định lượng yếu tốđông máu: II, V, VII, và X

◊ Nguyên lý: sau khi pha trộn với tỉ lệ 1/1 giữa huyết tương và thuốc thử

cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết ngoại trừ yếu tố cần định lượng, thì tiến hành làm như xét nghiện PT. Khi đó thời gian đông chỉ phụ thuộc vào yếu tố cần đo trong huyết tương bệnh nhân.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính của các yếu tốđông máu được thể hiện bằng tỉ

lệ % so với giá trị bình thường

◊ Hoạt tính các yếu tố đông máu nói chung bình thường 50%-150% [13],

giảm khi < 30% có nguy cơ chảy máu trên lâm sàng.

APTT bệnh APTT chứng APTTr =

Định lượng yếu tốđông máu VIII, IX, XI, XII

◊ Nguyên lý: sau khi pha trộn với tỉ lệ 1/1 giữa huyết tương và thuốc thử

cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết ngoại trừ yếu tố cần định lượng, thì tiến hành làm như xét nghiện APTT. Khi đó thời gian đông chỉ phụ thuộc vào yếu tố cần đo trong huyết tương bệnh nhân.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính của các yếu tốđông máu được thể hiện bằng tỉ

lệ % so với giá trị bình thường.

◊ Hoạt tính các yếu tốđông máu nói chung bình thường 50%-150% [13]

Định lượng D-Dimer

◊ Nguyên lý: các phân tử polystyrene gắn các kháng thể đơn dòng chống D-

dimer sẽ ngưng kết khi được cho vào mẫu huyết tương có chứa D-dimer. Phản ứng ngưng kết làm tăng độ đục và được phát hiện bằng phép đo độ đục của huyết tương.

◊ Đánh giá kết quả nồng độ D-dimer được tính bằng μg/l

◊ Bình thường 20 - 400 μg/l, tăng khi ≥ 500 μg/l thường gặp trong DIC, huyết khối, BN ung thư, phụ nữ mang thai...

Định lượng Antithrombin III (ATIII)

Nguyên lý: ATIII có mặt trong huyết tương được heparin biến đổi thành một chất ức chế trực tiếp và bất hoạt thrombin được cho sẵn. Lượng thrombin còn lại được xác định bởi làm tăng mật độ quang học ở bước sóng 405 nm.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính ATIII được thể hiện bằng tỉ lệ % so với giá trị

bình thường.

◊ Bình thường 80-120%, giảm khi <80%, giảm nặng khi <50%.

Định lương Protein C (PC)

protein C được kích hoạt bởi nọc rắn đặc hiệu (chất kích hoạt protein C) sẽ

gây ức chế yếu tố V và VIII. Vì vậy khi lấy huyết tương bệnh nhân được pha loãng trước (tỉ lệ 1:1) trộn với huyết tương cung cấp đủ các yếu tố đông máu cần thiết trừ protein C thì thời gian đông huyết tương phụ thuộc vào hoạt tính của protein C bệnh nhân. Do đó APTT kéo dài sẽ phụ thuộc vào hoạt tính của protein C.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính của protein C được thể hiện bằng tỉ lệ % so với bình thường.

◊ Bình thường 70 -140%, giảm khi < 70%.

Định lượng Protein S (PS)

◊ Nguyên lý: đo thời gian đông huyết tương sau khi trộn huyết tương bệnh nhân đã được pha loãng trước với huyết tương có đủ các yếu tố đông máu cần thiết và protein C trừ protein S được kích hoạt bởi nọc rắn Russell (venom of Russell’s viper). Như vậy, thời gian đông huyết tương phụ

thuộc vào hoạt tính của protein S.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính của protein S được thể hiện bằng tỉ lệ % so với bình thường. Bình thường 70 - 140%, giảm khi <70%.

Định lượng Plasminogen

◊ Nguyên lý: dưới tác động của streptokinase, plasminogen trong huyết

tương chuyển thành dạng hoạt động (phức hợp streptokinase-plasmin). Phức hợp này sau đó thuỷ phân chất đệm màu làm tăng độ hấp thụ ánh sáng. Đo độ hấp thụ này sẽ tỉ lệ với hoạt tính của plasminogen.

◊ Đánh giá kết quả: hoạt tính của plasminogen được thể hiện bằng tỉ lệ % so với giá trị bình thường.

◊ Bình thường 75 -150%, giảm khi < 75%.

Nguyên lý: PAI có trong mẫu huyết tương sẽ bất hoạt urokinase, hoạt

tính của urokinase còn lại sẽ được phát hiện bằng cách chuyển

plasminogen thành plasmin và plasmin được đo bằng phương pháp so

màu ở bước sóng 450nm.

◊ Đánh giá: 1,03 – 6,20 U/ml

Nhóm tham chiếu:

40 người trưởng thành khoẻ mạnh lựa chọn từ người khám sức khoẻđịnh kỳ không có tiền sử mắc bệnh hệ thống tạo máu, rối loạn đông cầm máu, không dùng các thuốc ảnh hưởng đến xét nghiệm tế bào máu, đông cầm máu và chức năng tiểu cầu, có tỉ lệ nam/nữ và độ tuổi tương đương nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm đông cầm máu ở một số thể bệnh trong các bệnh tăng sinh tủy mạn tính (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)