Các phương thức tạo động lực làm việc cho giảng viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 43 - 46)

1.3. Tạo động lực làm việc cho giảng viên

1.3.1.Các phương thức tạo động lực làm việc cho giảng viên

1.3.1.1. Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập

Tạo động lực thông qua thu nhập bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi.

“Tiền lương là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi hồn thành những cơng việc nhất định”. Tiền lương là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Khi tiền lương được căn cứ vào kết quả thực thi cơng việc, thì tiền lương sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo động lực làm việc cho giảng viên. Tiền lương là động lực

khi nó đáp ứng đủ nhu cầu vật chất tối thiểu cho giảng viên, làm cho họ yên tâm về khoản thu nhập của mình. Tiền lương q thấp, khơng đủ để giảng viên trang trải cho cuộc sống cá nhân và gia đình thì nó khơng thể trở thành động lực cho giảng viên, thậm chí nó cịn có tác dụng ngược lại. Do đó, cơng tác trả lương cho giảng viên phải đảm bảo được những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để có thể tạo được động lực cho người giảng viên làm việc.

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần để trả thù lao cho sự nỗ lực thực hiện tốt công việc của giảng viên. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc của người giảng viên đó. Cùng với tiền lương thì tiền thưởng cũng có tác dụng rất tích cực đối với mỗi giảng viên trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Một khi họ biết rõ mình sẽ được thưởng gì nếu đạt được thành tích, họ sẽ tập trung tinh thần, tâm huyết để đạt được thành tích cao. Do đó, cần làm cho giảng viên tin rằng những nỗ lực của họ sẽ được thưởng, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong đơn vị, giữa các cá nhân.

Phúc lợi là những khoản thù lao tài chính do Trường chi trả mà giảng viên được nhận một cách gián tiếp. Nó bao gồm những chi trả của Trường cho các chương trình bảo hiểm và các khoản chi cho các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, bảo hiểm, các lợi ích khác cho giảng viên. Khi được nhận những chế độ phúc lợi xứng đáng với những thành tích, những cống hiến mà mình đã đóng góp là một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất giúp kích thích sự cống hiến và làm việc không biết mệt mỏi cho người giảng viên.

1.3.1.2. Tạo động lực làm việc thông qua xây dựng môi trường làm việc và các mối quan hệ công việc

Môi trường, điều kiện làm việc bao gồm tất cả những gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân trong tổ chức. Chỉ khi giảng viên có chun mơn và có những điều

kiện vật chất thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt cơng việc được giao. Đó có thể là các cơng cụ vật chất, các thiết bị máy móc,…

Ngồi điều kiện vật chất để giúp thực hiện tốt công việc, cần xây dựng bầu khơng khí đồn kết, lành mạnh trong đơn vị, điều này được biểu hiện trong những giao tiếp xã hội thường ngày giữa những người giảng viên đối với sinh viên, đồng nghiệp, lãnh đạo và công việc. Nếu người giảng viên được làm việc trong một môi trường công việc tốt, được lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện, đồng nghiệp đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, sinh viên phấn đấu học tập… Thì đó sẽ là một nguồn động lực to lớn cho người giảng viên vượt qua những khó khăn, bù đắp lại những thiếu hụt về vật chất, giúp người giảng viên tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.

1.3.1.3. Tạo động lực làm việc thông qua phân công công việc hợp lý

Phân công công việc phải được thực hiện trên nguyên tắc: đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, rõ ràng, công khai, minh bạch, công bằng, hợp lý. Nếu thực hiện phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ khai thác năng lực của người giảng viên, khai thác trí tuệ của tập thể nhằm giải quyết cơng việc, tăng cường sự đồn kết, hợp tác của mọi thành viên, các bộ phận, tránh được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hồn thành khối lượng cơng việc. Khi giảng viên được giao công việc phù hợp với khả năng, sở trường họ sẽ phát huy năng lực làm việc tối đa. Ngược lại, sẽ làm cho giảng viên cảm thấy nản chí, mất hứng thú, không nỗ lực, thiếu trách nhiệm với công việc.

1.3.1.4. Tạo động lực làm việc thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng

Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, thì địi hỏi trình độ của nguồn nhân lực cũng phải bắt kịp với sự phát triển này. Do đó người giảng viên ln ln có nhu cầu học tập để khơng ngừng nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời khi cơng nghệ thay đổi, giúp công tác nghiên cứu và giảng dạy đáp ứng được yêu cầu chất lượng đề ra. Nắm bắt được điều này, các nhà lãnh đạo của các trường đại học cần có tầm nhìn trong cơng tác đào tạo cán bộ,

cần vạch ra một kế hoạch đào tạo cán bộ cụ thể và chi tiết đến từng đơn vị, từng giảng viên, nhằm thực hiện được yêu cầu phát triển của nhà trường, qua đó tạo được niềm tin gắn kết người giảng viên đối với cơ quan, tạo cho họ động lực để phát huy hết khả năng trí lực của mình để phục vụ cho cơ quan, đơn vị.

1.3.1.5. Tạo động lực làm việc thông qua quy hoạch, bổ nhiệm, thăng tiến

Thăng tiến trong công việc là sự phát triển trong nấc thang nghề nghiệp, thể hiện nhu cầu được cơng nhận, được khẳng định hay có nghĩa là được nhận cơng việc tốt hơn, trách nhiệm cũng cao hơn. Học thuyết F.Herzberg cũng đã chỉ ra rằng nhóm các yếu tố then chốt để tạo ra động lực và sự thỏa mãn của người lao động bao gồm: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, sự thăng tiến. Như vậy, thăng tiến chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch, bổ nhiệm nếu được thực hiện rõ ràng, minh bạch, hợp lý, bổ nhiệm đúng người, đúng việc cũng sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy người giảng viên có mục tiêu phấn đấu rõ ràng.

1.3.1.6. Tạo động lực làm việc thông qua thi đua, khen thưởng

Khen thưởng chính là sự ghi nhận, tán dương, đánh giá cao sự nỗ lực, cơng sức đóng góp của giảng viên đối với đơn vị. Giảng viên sẽ phấn đấu làm việc để đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra khi cơ quan, đơn vị có những khen thưởng, động viên cụ thể. Người giảng viên sẽ so sánh khả năng, năng lực của mình với đồng nghiệp chính vì thế tạo nên sự ganh đua trong cơng việc, kích thích trí tuệ, tạo động lực làm việc cho mỗi giảng viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 43 - 46)