Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 109 - 111)

3.1.1 .Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước

3.2.5.Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng

Giải pháp này xếp thứ 5 về mức độ cần thiết dựa trên kết quả bảng khảo sát mà tác giả đã đề xuất với 76.16%. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên đóng vai trị rất quan trọng, cần thiết, có ảnh hưởng lâu dài và to lớn đến sự uy tín, phát triển của nhà trường. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc của giảng viên. Nhà trường muốn phát triển thì đội ngũ giảng viên phải là những con người có tư duy tiến bộ và không ngừng học tập, nghiên cứu để có thể làm tốt và tốt hơn nữa công việc của bản thân mình, hồn thành các mục tiêu của nhà trường đã đặt ra. Qua kết quả khảo sát tại Chương 2 của Luận văn cho thấy vẫn

còn một số hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại trường. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp hồn thiện như sau:

Thứ nhất, cơng tác đào tạo phải đúng với yêu cầu thực tế của nhà trường và nhu cầu của cá nhân giảng viên. Ban giám hiệu nhà trường cần phải đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đúng với yêu cầu của chuyên môn công tác trong giảng dạy. Đồng thời, cần xây dựng đề án quy hoạch học hàm học vị của giảng viên trong toàn trường, khi xây dựng đề án cần phải phù hợp với quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu định hướng hoặc quá khắt khe, kìm hãm sự phát triển của giảng viên, không tạo được động lực làm việc cho họ.

Thứ hai, mặc dù nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường cịn hạn hẹp, nhưng nhà trường cần tiếp tục nâng cao ngân sách hàng năm để đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bởi đây là một hình thức đầu tư cho con người, vì con người. Ngồi ra, nhà trường cần xây dựng quy chế và có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, chi phí ăn ở, đi lại cho các giảng viên. Điều này giúp họ hứng khởi hơn, quyết tâm hơn trong việc học tập nâng cao trình độ, tránh tình trạng ngại tham gia đào tạo vì lý do khơng đủ điều kiện về kinh tế khiến cho giảng viên có tâm lý chán nản, khơng có ý chí phấn đấu, làm giảm động lực làm việc.

Thứ ba, khi thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng phải cân đối nguồn nhân lực để vừa đảm bảo được công tác này nhưng cũng đảm bảo được các hoạt động thường xuyên của đơn vị. Các đơn vị cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cân đối các vị trí làm việc, các giảng viên đi học cần có sự tiếp nối, luân phiên để tránh ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy của đơn vị. Đối với những giảng viên được cử đi đào tạo thì cần phải có trách nhiệm hơn với cơng việc, có ý thức gắn bó lâu dài với nhà trường..

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 109 - 111)