2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics – Hue University) được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc từ năm 1969.
Những mốc lịch sử quan trọng:
- 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc - 1984-1995: Khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp II Huế
- 1995-2002: Khoa Kinh tế, Đại học Huế
- 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế
Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước, Trường Đại học Kinh tế luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang được nâng cao. Các hoạt động của trường, đặc biệt là đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã bước đầu đạt được một số thành tựu cơ bản, tạo nền tảng để trường tiếp tục phát triển theo chiều sâu.[30]
2.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức
Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào nhóm 10 cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý hàng đầu ở Việt Nam.
Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu cơ cấu tổ chức Trường có Hội đồng Trường, Ban chấp hành Đảng ủy trực tiếp lãnh đạo và định hướng thông qua các Nghị quyết. Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về quản lý, điều hành Trường. Giúp việc cho Ban Giám Hiệu có các đơn vị cấp Phòng, Khoa, Viện, Trung Tâm. Bên cạnh đó Trường có các tổ chức chính trị - xã hội như Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Trường có 06 Phòng, 03 Trung tâm, 01 Viện, 05 Khoa. Cơ cấu tổ chức của các Phòng chức năng, Khoa/Bộ môn, Trung tâm, Viện thuộc Trường được thể hiện trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường, phù hợp với các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của Nhà trường đã được thực hiện đúng quy định nên đã phát huy được chức năng của hệ thống.
2.1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên làm việc tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Cho đến thời điểm 31/01/2021, số lượng cán bộ giảng viên và người lao động cơ hữu của Trường là 286 người, với số biên chế là 244, hợp đồng lao động là 42; tổng số giảng viên cơ hữu: 183 giảng viên. Với lực lượng giảng viên như trên, tính đến nay, Trường có một đội ngũ Giảng viên có trình độ sau đại học khá hùng hậu gồm: 15 PGS, 70 Tiến sĩ (chưa tính số PGS là Tiến sĩ), 91 Thạc sĩ; trong đó có 15 Giảng viên cao cấp, 54 Giảng viên chính.
Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
STT Trình độ / học vị Số lượng
Phân loại theo giới
tính Phân loại theo tuổi (người) Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60 1 Phó Giáo sư 15 14 01 0 0 03 06 06 2 Tiến sĩ 53 18 35 0 29 21 02 01 3 Thạc sĩ 109 55 54 02 92 12 03 0 4 Đại học 06 02 04 02 04 0 0 0 TỔNG CỘNG 183 92 91 04 125 36 11 07
(Nguồn: Thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tính đến tháng 01/2021)
Giảng viên của Trường có độ tuổi trung bình là 38 tuổi, với người trẻ nhất là 28 tuổi và người cao tuổi nhất là 66 tuổi, độ tuổi giảng viên từ 30 đến 40 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất với 125 giảng viên và nhóm tuổi chiếm số lượng ít nhất lần lượt là giảng viên trên 60 tuổi và nhóm giảng viên dưới 30 tuổi. Qua số liệu trên, có thể thấy độ tuổi trung bình của đội ngũ giảng viên là tương đối trẻ, có năng lực và sức khỏe, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của nhà Trường. Tuy vậy, có sự chênh lệch và mất cân đối giữa giảng viên trẻ và đội ngũ giảng viên có thâm niên công tác cao, điều này ảnh hưởng đến công tác hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm và kiến thức làm việc cho lớp giảng viên trẻ sau này.
Biểu đồ 2.1: Phân bổ đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế theo độ tuổi
(Nguồn: Thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tính đến tháng 01/2021)
Công tác tuyển dụng giảng viên và giảng viên hợp đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế được thực hiện theo quy định về tuyển dụng của Đại học Huế và theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của nhà trường, được tiến hành có kế hoạch, quy trình rõ ràng, công khai. Kế hoạch tuyển dụng được xây dựng hàng năm theo đề nghị từ các đơn vị. Chỉ tiêu và tiêu chí tuyển dụng được công khai bằng nhiều hình thức khác nhau.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ trình độ học vấn của giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
(Nguồn: Thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tính đến tháng 01/2021)
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ sau đại học trên tổng số giảng viên cơ hữu của nhà trường chiếm 96,72%, đây là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung, điều này đã thể hiện công tác đào tạo, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên của nhà Trường được thực hiện bài bản và đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội hiện nay. Giảng viên của nhà trường được biên chế theo các Khoa/Bộ môn chuyên môn, được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn được phân công ngay khi còn là giảng viên trẻ, khi giảng viên đã đạt được trình độ và bằng cấp nhất định thì được phân công giảng dạy đúng chuyên môn của mình.
Về kỹ năng tin học, 100% số giảng viên cơ hữu có trình độ A, trình độ B là 80%, trình độ trên C và đại học (kỹ sư) tin học là 10 người. Tất cả đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đều biết sử dụng tin học vào công tác giảng dạy (soạn bài giảng, trình chiếu PowerPoint…). Tuy nhiên, số giảng viên thực sự thành thạo tin học để có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng chưa cao. Giảng viên có trình độ ngoại ngữ đạt chứng chỉ B chiếm 86%, chứng chỉ C trở lên chiếm 45%. Số giảng viên có trình độ trên C, đại học ngoại ngữ hoặc đã và đang du học, thực tập nước ngoài trong thời gian từ 6 tháng trở lên có khả năng ngoại ngữ để có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài chiếm tỷ lệ 18,5%. Nhà trường có nhiều dự án về nâng cao năng lực được hỗ trợ bởi các tổ chức nước ngoài, các lớp học liên kết đào tạo với nước ngoài như chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng với trường Đại học Rennes I Pháp, chương trình liên kết đào tạo quốc tế với viện Tallaght, Ireland … vì vậy đã nâng cao năng lực cho cán bộ về chuyên môn và ngoại ngữ. Số giảng viên có trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng được yêu cầu, đạt trên 90%.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ phân bổ giới tính của giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
(Nguồn: Thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế tính đến tháng 01/2021)
Hiện nay, tỷ lệ phân bổ giới tính trong đội ngũ giảng viên là tương đối cân bằng, điều này tạo điều kiện tốt cho việc bố trí công việc, thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ. Sự cân bằng giới tính trong đội ngũ giảng viên giúp nhà trường ổn định và dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí lãnh đạo trong tương lai.
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế học Kinh tế, Đại học Huế
2.2.1. Quan điểm và chính sách của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế về tạo động lực làm việc cho viên chức Huế về tạo động lực làm việc cho viên chức
Việc tạo động lực làm việc cho giảng viên luôn được nhà trường quan tâm. Đối với giảng viên, Nhà trường luôn hết sức cố gắng trong điều kiện nhân lực, vật lực và tài chính để đáp ứng các nhu cầu giảng dạy. Điển hình là việc xây dựng và mua sắm, thay thế thường xuyên các công cụ dạy học như máy tính,
máy chiếu, sửa chữa các phòng học hư hại tạo điều kiện và hỗ trợ về vật chất để có thể phục vụ công tác giảng dạy một cách tốt nhất. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ hành chính phục vụ giảng dạy đảm bảo hợp lý về cơ cấu và tiêu chuẩn, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ. Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng viên bằng cách bổ sung, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. Mời chuyên gia trong nước hoặc nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, có phương pháp giảng dạy tốt tham gia giảng dạy để bồi dưỡng kỹ năng đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên xây dựng các dự án nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế; tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến Trường để giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên của Trường có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ của khu vực và thế giới; Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, đẩy mạnh các chương trình giao lưu trao đổi học thuật, trao đổi sinh viên nhằm mở rộng quan hệ, tìm kiếm đối tác hướng tới việc tạo ra động lực để giảng viên có thể khám phá, trau dồi kiến thức và kỹ năng cá nhân đồng thời quãng bá hình ảnh của Nhà trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu cho giảng viên thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trẻ tham gia các khóa đào tạo sau đại học ở nước ngoài cũng như tham gia các dự án nghiên cứu với các đối tác quốc tế; tổ chức các khóa học nâng cao năng lực nghiên cứu cho các giảng viên.
Ngoài ra, việc giao ban toàn trường được tổ chức hàng tháng, bên cạnh đó là các cuộc họp cán bộ chủ chốt, hội nghị giảng viên, hay đại hội dân chủ được tổ chức để nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của viên chức. Từ đó, tìm ra các biện pháp giải quyết, hỗ trợ để tạo động lực cho viên chức, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Kinh tê, Đại học Huế
2.2.2.1. Thực trạng tạo động lực thông qua thu nhập
Trong các biện pháp tạo động lực làm việc thì chế độ lương, thưởng và thu nhập tăng thêm, phúc lợi có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nhận thấy, đây vừa là biện pháp, vừa là yếu tố quyết định và ảnh hưởng phần lớn động lực làm việc của giảng viên.
Công tác tiền lương hiện nay của Nhà trường tuân theo luật viên chức, công chức và nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thời vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là những quy định pháp lý chung cho tất cả các cơ sở giáo dục Đại học công lập.
Hiện nay chính sách trả lương, thưởng, chế độ phúc lợi phụ thuộc vào nguồn thu của nhà trường. Nguồn thu của nhà trường dựa vào các yếu tố chính: học phí của học viên, sinh viên và từ các nguồn như Dự án, nguồn kinh phí cấp từ Trung ương. Các khoản tiền thu nhập tăng thêm ngoài lương được chi trả dựa theo các nguồn thu của nhà trường.
Trên cơ sở Quy chế tổ chức hoạt động, Nhà trường đã xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm theo quy định của chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy chế khác liên quan đến công tác quản lý, điều hành của nhà trường với mục tiêu: công khai rõ ràng, minh bạch; phát huy dân chủ trong việc xây dựng và thực hiện các quy chế. Từ đó đảm bảo công tác tổ chức, tài chính, cho các hoạt động của đơn vị, đồng thời việc sử dụng luôn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Trong quy chế quy định rõ công tác tiền thưởng, phúc lợi theo đóng góp của từng cá nhân và các khoa, phòng liên quan. Quy chế về chi tiêu nội bộ cũng đề cập đến chế độ
hỗ trợ kinh phí đối với tất cả viên chức, giảng viên đi học nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị. Đặc biệt có chế độ khuyến khích giảng viên đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ. Ngoài ra, Nhà trường còn thực hiện phụ cấp thêm chế độ trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ là giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý, lãnh đạo Đảng, Đoàn thể. Khích lệ cán bộ, nhân viên qua các chính sách thi đua, khen thưởng cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, chi trả thưởng cho các cán bộ có thành tích xuất sắc trong công việc hay qua các ngày lễ lớn của nhà trường. Trường cũng đã đề ra các quy định về thời gian trả lương, thưởng hàng tháng, qua đó phòng Kế hoạch - tài chính thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp đúng thời gian cho cán bộ, viên chức. Mức chi lương của viên chức, giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế giai đoạn 2018-2020 được tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.4: Mức lương của viên chức, giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế giai đoạn 2018-2020
STT Nội dung 2018 2019 2020
1 Tiền lương cơ bản 25.901 26.204 25.995
2 Thu nhập tăng thêm 11.660 11.909 6.868
Tổng cộng 37.561 38.113 32.863
ĐVT: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm của viên chức trường Đại học Kinh tế Huế giai đoạn 2018-2020 ( ĐVT: triệu đồng)