Giải pháp phân công, bố trí hợp lý công việc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 106 - 107)

3.1.1 .Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước

3.2.2.Giải pháp phân công, bố trí hợp lý công việc

Ngoài nâng cao thu nhập cho giảng viên thì “phân công, bố trí hợp lý công việc” đạt được 93.07% đề xuất trong phiếu khảo sát và là là giải pháp cần thiết xếp thứ hai trong 6 nhóm giải pháp được đưa ra để tạo động lực cho đội ngũ viên chức, giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình một cách tốt nhất. Tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:

Công việc được giao phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với sở trường là điều kiện để các giảng viên phát huy năng lực của bản thân, mang lại kết quả tốt cho việc giảng dạy, đào tạo, giúp họ tự tin hơn trong công việc. Qua kết quả khảo sát tại Chương 2 của Luận văn, vẫn có một số giảng viên chưa hài lòng với việc phân công công việc, vì vậy tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ để phân công công việc phù hợp. Rà soát và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá, phản ánh, ghi nhận kết quả thực hiện công việc của giảng viên đảm bảo khách quan, khoa học, chính xác, công bằng. Đồng thời, thường xuyên thực hiện khảo sát sự hài lòng của sinh viên, học viên trong quá trình đào tạo tại trường. Qua đó, nhìn nhận chính xác hơn năng lực, sở trường, sự đam mê với công việc đang đảm nhận của từng giảng viên, từ đó có sự điều chỉnh, phân công công việc phù hợp hơn đối với từng giảng viên, giúp họ phát huy hết năng lực, sở trường của mình.

Thứ hai, rà soát lại vị trí việc làm trước khi tuyển dụng nhân sự, các bộ phận đang thừa nhân lực cần có những quyết định luân chuyển phù hợp để tránh làm lãng phí nguồn nhân lực, những nơi đang thiếu cần xem xét việc có thể thay

thế bằng nguồn nhân lực đang thừa ở vị trí khác được hay không? Nếu không thì cần bổ sung nguồn nhân lực theo đúng nhu cầu của công việc, tránh tình trạng kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc. Việc sắp xếp, bố trí lao động phù hợp sẽ tránh được sự lãng phí về nhân lực và tài chính trong nhà trường, đồng thời tránh được sự bất mãn của một bộ phận giảng viên gây nên hậu quả là động lực làm việc suy giảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho giảng viên trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 106 - 107)