Hình tƣợng tác giả

Một phần của tài liệu (Trang 30)

6. Bố cục của khóa luận

2.1. Hình tƣợng tác giả

2.1.1. Về khái niệm hình tượng tác giả trong văn học trung đại

Theo Trần Đình Sử, tƣơng ứng với một kiểu văn học thì có một kiểu tác giả sáng tạo ra nó. Có thể phân chia hoặc khái quát thành những kiểu tác giả khác nhau tuỳ vào những tiêu chí cụ thể nhƣ tiêu chí trào phúng, phƣơng pháp sáng tác, tiêu chí thể loại, ý thức hệ tƣ tƣởng, văn hoá...

Loại hình tác giả văn học trung đại là một loại hình độc đáo. Các tác giả trung đại xem việc sáng tác là việc trang trọng, thành kính. Họ là những ngƣời gắn chặt văn với đạo, đặt thơ trong “cầm, kỳ, thi, họa” họ cũng đặt “văn” trong quan hệ với “đức” với con ngƣời. Likhachôp đã có ý kiến “ý thức công dân khuôn sáo làm cho kiểu tác giả ngày rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ”. Họ ít sáng tạo ra những cốt truyện mới, họ có thể tiếp thu truyền thống một cách tự do vì “tập cổ” là một đặc trƣng của văn học trung đại. Tác giả văn học trung đại Việt Nam mang những nét đặc điểm riêng biệt so với nền văn học trung đại chung của toàn thế giới. Nhìn từ góc độ loại hình – thể loại sáng tác, thấy có hai kiểu tác giả cơ bản trong văn học trung đại Việt Nam: Kiểu tác giả thơ và kiểu tác giả văn.

Trên thực tế có thể thấy đƣợc trong văn học trung đại Việt Nam thơ vốn là thể loại giữ vị trí chủ đạo. Dƣờng nhƣ bất cứ ai học hành, đậu đạt hoặc qua chế độ khoa cử cũng đều có thi tập để lại. Và khi sáng tác thì hầu hết tác giả nào cũng làm đủ mọi loại thơ “Ngôn chí”, “Cảm hoài”,… Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là mạch thơ ngôn chí [12; 69]. Thơ nói chí, bộc lộ lý tƣởng làm trai, tỏ lòng thần tử đối với bậc quân vƣơng. Chí đặt trong vận mệnh đất nƣớc, với vũ trụ càn khôn. Trong bài Đi thi tự vịnh của Nguyễn Công Trứ ông đã viết:

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

Ngƣời nam tử sống phải có chí lớn, phải đậu khoa bảng, lập đƣợc công danh sự nghiệp. Nam nhi là ngƣời phải ngang dọc trời đất có một tầm hoạt động rộng rãi ở trong trời đất cho nên phải có tiếng tốt đối với núi sông. Danh mà tác giả đề cập ở đây là công danh, là tiếng thơm, tiếng tốt, tên tuổi của một con ngƣời gắn liền với thời đại. Có lần ông nói: Không công danh thà nát với cỏ cây. Trong một bài thơ nói về quan niệm sống của ngƣời con trai, tác giả từng khẳng định: Con ngƣời sinh ra sau cùng ai cũng phải chết nhƣng phải đƣợc lƣu tiếng thơm trong sử sách.

Đó là lý tƣởng lớn mà ngƣời làm trai thời này ai cũng mong đạt đƣợc, tuy nhiên lý tƣởng lớn lao là vậy, khát vọng đƣợc khẳng định, đƣợc cống hiến hết mình là thế nhƣng khi gặp bối cảnh, tình huống “bất nhƣ ý” – thời loạn, “chí” khi ấy không có đất để thỏa chí nên trở thành bất đắc chí, mạch thơ chuyển từ “ngôn chí” sang “cảm hoài”. Từ những vần thơ bừng bừng khí thế chuyển sang mạch thơ đầy ƣu tƣ tâm sự “Cảm hoài”, “Hoài cổ”,… Những vần thơ mang nặng nỗi niềm ấy đã góp phần tạo dấu ấn đặc trƣng cho thơ ca trung đại Việt Nam.

Kiểu tác giả trên đã đƣợc nhìn từ góc độ loại hình, nhƣng khi nhìn từ góc độ ý thức hệ tƣ tƣởng thì lại có hai kiểu tác giả khác: kiểu tác giả Thiền gia và kiểu tác giả Nho gia.

Hai kiểu loại tác giả này cùng tồn tại và tạo ra nhiều trào lƣu tƣ tƣởng khác nhau trong các sáng tác của các tác giả văn học trung đại. Thiền gia kết hợp với Phật gia đã tạo đƣợc nhƣng thành tựu nổi bật nhƣng về sau thì phai mờ dần. Ở thời Lý – Trần, phật giáo đƣợc coi là tôn giáo chính đóng vai trò Quốc giáo, sự thăng hoa của Phật giáo đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến văn học, giữa thơ và Thiền lại có nhiều điểm gặp gỡ, Cả hai đều có sự hƣớng nội sâu sắc, thể hiện nội tâm, trầm tƣ tĩnh lặng, coi trọng sự diệu ngộ. Cả hai đều sử dụng ngôn ngữ “ý tại ngôn ngoại”. Thiền gia thời bấy giờ đã đạt đến sự thông tuệ, sâu lắng, tinh tế,…

Sau sự xuất hiện của Thiền gia thì phải kể đến kiểu tác giả Nho gia. Kiểu tác giả này xuất hiện khi Nho giáo bắt đầu xuất hiện từ thời Bắc thuộc và giữ vai trò độc tôn trong thời gian khá dài. Theo Trần Đình Hựu “ Nho giáo ảnh hƣởng trực

tiếp đến văn học qua thế giới quan của ngƣời viết. Cách Nho giáo hiểu quan hệ giữa thiên đạo và nhân sự, sự tồn tại của trời, sự chi phối của Đạo, lý của Mệnh. Cách Nho giáo hình dung thực tế, vạn sự, vạn vật, và lẽ biến dịch; cách Nho giáo hiểu cổ kim (lịch sử), cách Nho giáo hình dung xã hội, sự quan trọng đặc biệt của cƣơng thƣờng, đòi hỏi con ngƣời có trách nhiệm, có tình nghĩa, cảm xúc, cách suy nghĩ làm cho con ngƣời quan tâm hàng đầu đến đạo đức, lo lắng cho thế đạo, nhân tâm, băn khoăn nhiều về lẽ xuất xử” [25; 51 – 52]. Nho giáo đã chi phối một cách sâu rộng không chỉ trong văn chƣơng mà cả đời sống của dân tộc Việt nhƣng không có nghĩa Nho giáo chiếm lĩnh đƣợc toàn bộ đời sống tâm hồn, tƣ tƣởng của các nhà Nho Việt Nam và dân tộc Việt Nam.

Từ kiểu tác giả Nho gia một số quan niệm nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng đã phân thành ba loại: nhà Nho hành đạo, nhà Nho ẩn dật và nhà Nho tài tử. Còn có nhiều cách phân loại khác nhƣng xem ra cách phân loại này đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận vì nó sát với thực tiễn sáng tác của các nhà nho Việt Nam và giúp ngƣời nghiên cứu có điều kiện hơn trong nhìn nhận, khái quát những biểu hiện đa dạng, độc đáo của nhà nho Việt Nam. Tuy vậy, sự phân loại này cũng chỉ là tƣơng đối vì không có loại nào thuần thành mà thƣờng có sự đan xen tồn tại giữa hành đạo, ẩn dật, tài tử trong một tác giả.

Nhƣ vậy, có thể thấy loại hình của hình tƣợng tác giả trong thơ văn trung đại đã có những sự độc đáo nhất định, cả về các kiểu loại hình tƣợng cho đến các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phân chia các loại hình tƣợng tác giả đó. Cùng trong thời gian này, đặc trƣng loại hình tác giả trong thơ văn Nguyễn Thông cũng chịu những ảnh hƣởng nhất định và định hình một cách rất riêng mang bản sắc của chính ông.

2.1.2. Nguyễn Thông – một nhà nho đau đáu vì dân tình, thế cuộc.

Sinh ra và lớn lên ở Gia Định (nay thuộc tỉnh Long An), từ nhỏ Nguyễn Thông đã thể hiện mình là một con ngƣời thông minh, giàu trí nhớ. Ông theo học chữ thánh hiền và ôm ấp lý tƣởng giúp đời thông qua con đƣờng khoa cử, đậu đạt làm quan, 23 tuổi đậu cử nhân, nhƣng lại bị đánh hỏng vào kì thi hội chỉ vì quyển thi lấm mực, Nguyễn Thông đã phải dừng sự nghiệp học hành của mình ở đây. Mặc

dù vậy ông vẫn hăng say trong công việc và kinh qua nhiều chức vụ: Làm Huấn đạo ở An Giang, làm ở nội các Huế, tham gia biên soạn quyển Nhân sự kim giám (Gương vàng soi việc người), Đốc học Vĩnh Long, Án sát tỉnh Khánh Hòa, Biện lý bộ Hình, Bố chánh Quảng Ngãi, Tƣ nghiệp Quốc Tử Giám, Dinh điền sứ tỉnh Bình Thuận, Bố chánh Bình Thuận, Phó sứ điển nông kiêm Đốc học Bình Thuận. Suốt thời gian làm quan ông luôn trăn trở suy nghĩ làm sao giúp nhân dân tạo dựng cuộc sống yên bình, tìm mọi cách chống lại giặc Pháp. Ông dành cả cuộc đời để chăm lo và bảo vệ cuộc sống của muôn dân.

Thực dân Pháp xuất hiện, đất nƣớc biến động, triều đình rối ren, mọi giá trị bắt đầu bị đảo lộn. Lúc bấy giờ triều đình tồn tại hai phe đối lập nhau: phe chủ chiến và phe chủ hoà. Nhà Nguyễn áp dụng chiến lƣợc ngoại giao hoà hảo để giữ vững hoà bình nhƣng dần dần bị thực dân Pháp khống chế và mất quyền tự chủ ngay trên mảnh đất của dân tộc mình. Vì quyền lợi gia tộc dòng họ mà nhà Nguyễn và bè lũ tay sai cam tâm dâng nƣớc ta cho giặc. Không những vậy triều đình còn đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống giặc, khống chế hoạt động của các nghĩa quân. Lúc bấy giờ vua không ra vua thì thử hỏi bề tôi phải thờ ai? Bế tắc, khủng hoảng giới văn thân trí thức - những kẻ từ nhỏ đƣợc dạy “dân dĩ quân vi tâm, quân dĩ dân vi thể. Quân thần phụ tử, tử vị phụ vong” (Dân lấy vua làm lòng, vua lấy dân làm thân thể. Nghĩa vua tôi, nghĩa cha con, tôi phải chết vì vua, con phải chết vì cha), buộc phải đứng trƣớc những sự lựa chọn. Một số ngƣời trút bỏ mọi vƣớng bận ở chốn cung đình trở về quê sống cuộc sống “lánh đục về trong” bảo toàn danh tiết nhƣng lại thấy mình đang còn mắc nợ với nhân dân. Một số kẻ cơ hội mƣu cầu vinh hoa phú quý mà quay lƣng lại với nhân dân mình:

Ở đời chưa dễ quên đời đặng Tính thiệt so hơn cũng gọi là

(Tôn Thọ Tƣờng) Lớp ngƣời này cho rằng tình thế đã đến lúc nhƣ cờ túng nƣớc, chống lại ngƣời Pháp chỉ nhƣ “chim lấp biển” mà thôi, chi bằng ra cộng tác với giặc hoạ chăng vãn hồi thế cục đƣợc phần nào. Vì quyền lợi cá nhân mà họ bán rẻ lƣơng tâm,

nhân phẩm, bán rẻ dân tộc để làm tay sai cho giặc. Lớp ngƣời này chiếm một số lƣợng không nhỏ trong triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Nhƣng yêu nƣớc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, tinh thần tự hào, tự cƣờng dân tộc đã ăn sâu vào máu thịt của nhân dân Việt Nam vì thế dù có phải đánh đổi cả mạng sống họ cũng quyết giữ cho đƣợc chủ quyền đất nƣớc. Tinh thần ấy là điểm tựa cho mỗi ngƣời trong lúc quốc biến. Vua không còn là đấng minh quân nhƣng mỗi tấc đất ngọn cỏ trên mảnh đất này là của cha ông để lại cháu con phải giữ gìn, ý thức dân tộc đã tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân và lớp sỹ phu giƣơng cao cờ nghĩa:

Vì nước tấm thân đã gửi, còn mất cũng cam Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào ngại

(Nguyễn Đình Chiểu)

ở nước phải lo giữ nước, không nên giương mắt ngồi nhìn Có thân thì quyết hiến thân, đâu nỡ co vòi chịu nhát

(Lãnh Cổ)

“Vì cái nghĩa đáng làm” mà một Nguyễn Duy Cung “thà làm vua có hồn trung nghĩa vía còn hơn sống mà đầu tây”; một Nguyễn Cao “thà chết cùng trời đất đi về”; một Hồ Huân Nghiệp “việc nghĩa nên làm không kể đến thành bại”… rồi còn bao nhiêu con ngƣời vô danh khác nữa đã ngã xuống vì mảnh đất này.

Là một nhà Nho ý thức rất rõ đạo vua tôi, nghĩa quân thần, Nguyễn Thông đã giƣơng cao ngọn cờ nghĩa cùng anh em binh sĩ và nhân dân chiến đấu. Khi Pháp đánh thành Gia Định, Nguyễn Thông bỏ quan xin đi tòng quân và giúp việc đắc lực cho Thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp. Con ngƣời ấy trƣớc sau vẫn giữ trong tấm lòng vì nghĩa lớn, vì mảnh đất dân tộc. Hiện lên trong những vần thơ ông để lại là hình ảnh một con ngƣời nhập thế đã hết mình vì cuộc kháng chiến. Dẫu có những lúc khó khăn, tình thế của kháng chiến rơi vào bi thảm nhất, dẫu có những tháng ngày niềm tin hy vọng bị lung lay thì ông vẫn sát cánh cùng anh em không hề rời bỏ vị trí và luôn nhắc nhở mình cùng mọi ngƣời.

Đọc thơ văn của Nguyễn Thông ta có thể thấy đƣợc tinh thần yêu nƣớc của ông, cũng nhƣ sự châm biếm của ông đối với bọn xu nịnh, đê hèn. Trong bài Gửi bạn, sáng tác năm 1852, thời gian Nguyễn Thông mới ra làm quan, có những câu:

Cỏ dại không trồng cứ mọc quanh nhà Hoa rụng vừa quét lại rơi đầy thềm.

là tác giả nhằm tả bọn xu nịnh, đê hèn đắc thời, đắc thế nhƣ cỏ dại không trồng mà cứ mọc. Nỗi lo âu vì việc đời cứ hết chuyện này đến chuyện khác, khác nào hoa rụng vừa quét vẫn rơi.

Viết về tiền đồ bấp bênh, nhiều lần gian nan của mình, trong bài Buổi chiều dạo thuyền ở sông Long Hồ, tác giả đã viết:

Bóng nắng chiếu giọi lên nghìn quả núi Mưa nhỏ tạnh rồi khí trời hơi lạnh. Khói xóm chơi vơi qua làn tre

Dọc bờ sông, bóng tùng thưa thớt, la đà trên mặt sông. Con đường nhỏ cùng với núi mây xa tít

Chiếc thuyền con ở trên sông vào lúc cuối năm. Dưới chân rừng có mấy nhà lác đác

Cảnh quạnh hiu tương tự như nhà ta.

Bài thơ gồm tám câu, mỗi câu đều vẽ lên một cảnh đƣợm buồm và toàn bài toát ra không khí hắt hiu, quạnh quẽ. Hai câu năm và sáu, tác giả tả cảnh có ngụ tình về tiền đồ bấp bênh, đã nhiều lần gian nan lại xa vời nhƣ con đƣờng nhỏ vừa lối chim đi, cùng với mây núi xa tít. Cảnh cô đơn lại gặp lúc cuối năm, chạnh nỗi nhớ nhà nhƣ chiếc thuyền côi trên sông vắng. Hoạn lộ mà Nguyễn Thông đang đi quả thật là rất gập ghềnh.

Trong thơ tả thiên nhiên, Nguyễn Thông phân biệt hai loài hoa: Hoa rừng và hoa dại. Trong thơ viết chữ Hán, Nguyễn Thông gọi hoa rừng là “lâm dạ hoa”, hoa dại là “dã hoa”, ông yêu “hoa rừng”, khinh “hoa dại”. Bài Hoa dại bằng Hán văn chỉ vẻn vẹn có hai mƣơi chữ, Nguyễn Thông khái quát đƣợc mặt mũi củ đám tiểu nhân hạ đẳng đƣơng thời.

Hoa dại sinh dưới bụi trúc Trúc rậm hoa cũng nhiều ra

Trúc tƣợng trƣng cho hình ảnh ngƣời quân tử, hạng cao thƣợng, hoa dại chỉ là kẻ tiểu nhân. Hoa nhiều trở lại cƣời trúc, xuân tới chẳng biết nói gì, ngụ ý ngƣời quân tử sống thanh cao, thƣờng bị bọn tiểu nhân ngạo mạn. Bài thơ tả hoa dại cốt vẽ ra bộ mặt vênh váo của bọn tiểu nhân. Trúc đƣợc tả dƣới bộ mặt lạnh lùng, chẳng nói năng chi trƣớc cái lố bịch. Đó cũng là một thái độ.

Xuất phát từ tƣ tƣởng chống bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc, nhớ thƣơng quê hƣơng Nam Kỳ đang bị tù hãm trong vòng vây của giặc, chống bọn quan tham, ô lại, bọn phi nghĩa, phi nhân, thƣơng ngƣời cô thế hoạn nạn, bài thơ Thả chim đa đa

của Nguyễn Thông là một trong những bài thơ giàu chất trữ tình, chứa đựng tình đẹp, ý hay và cái cao cả. Việc thả chim chẳng qua là cái cớ để nhà thơ giải bày những ấp ủ thầm kín bấy lâu. Chim đa đa là giống chim đi trên mặt đất, hoặc bay thấp, “không có ý theo đuổi chim uyên, chim hồng bay cao trong tầng mây”, vì bọn tham mồi mà hệ lụy. Không nỡ nhƣ chim mòn mỏi trong lồng, mới thả chim trở về tổ cũ cành Nam và dặn chim khi đã đƣợc tự do rồi thì hãy nhớ”

Bên suối uống ăn nên cẩn thận Chút thân đừng để lọt tay ai!

Dặn những ngƣời bản chất thiệt thà, chịu số phận hẩm hiu – và cũng tự dặn mình – về nguy cơ bị uy hiếp do bọn trục lợi, hám danh, bài thơ hàm súc, chứa chan tình cảm của Nguyễn Thông, chứa đựng trong lòng nó tình hình thời cuộc rất rõ, đồng thời biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Đến với đặc trƣng loại hình tác giả trong văn Nguyễn Thông, có thể kể đến phần nổi bật chính là văn tế. Văn tế ngƣời thân trong gia đình thời đó chẳng phải không có, nhiều nữa là khác, nhƣng bài Văn tế Quý Hòa của Nguyễn Thông thuộc bài hay. Ông tả thực một cách chân phƣơng, không cầu kỳ, không chuộng từ hoa mỹ, những rất chân tình và trƣớc cái chết của em, không quên gợi lại cảnh địch chiếm Gia Định trƣớc đó.

Một phần của tài liệu (Trang 30)