Ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ văn Nguyễn Thông

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 83)

6. Bố cục của khóa luận

3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ văn Nguyễn Thông

Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Thông kể cả văn và thơ đều đƣợc viết hoàn toàn bằng chữ Hán. Thơ văn chữ Hán Việt Nam đã có một quá trình lâu dài với những thành tựu rực rỡ bởi những cây đại bút: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến... Nguyễn Thông sẽ khó mà vƣợt qua đƣợc những bậc cao nhân đó để đem đến một sự mới lạ, một đóng góp to lớn làm thay đổi thứ ngôn ngữ này. Tìm hiểu thơ văn của Nguyễn Thông là để thấy sự kế thừa và phát huy mọi cái đã có từ trƣớc bằng tài năng sáng tạo của tác giả đó chính là nét riêng của ông trên cơ sở cái chung đã có sẵn. Tiếng Hán xƣa nay đƣợc triều đình phong kiến sử dụng là thứ chữ quan phƣơng, hành chính để nói về những vấn đề trọng đại, nó là thứ ngôn ngữ cao sang khác hẳn với chữ Nôm vốn bị coi "nôm na là cha mách qué" nhƣng chữ Hán trong thơ văn Nguyễn Thông lại gần gũi, dễ hiểu và đặc biệt nó đã bớt đi cái sáo mòn, ƣớc lệ. Thơ chữ Hán của Nguyễn Thông không có cái gân guốc của Nguyễn Xuân Ôn, cái bay bổng nhiều khi rất lãng mạn của Nguyễn Quang Bích. Thơ ông sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc nhƣng thực thà, giản dị.

Những bài thơ về khuyến nông cho nông dân nhƣ: Khuyến cần nông, Khuyến hưng cừ Nguyễn Thông sử dụng thứ ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, những từ ngữ gần gũi với ngƣời dân, ngôn từ không hoa mĩ mà chân chất, dễ nhớ và dễ di vào lòng ngƣời.

Trong các sáng tác của Nguyễn Thông thì thiên nhiên là đối tƣợng đƣợc nhà thơ miêu tả nhiều nhất vì thế lớp từ miêu tả chủ yếu là danh từ chỉ thiên nhiên: Sơn,

giang, nguyệt, khê, phong… Có thể kể đến những câu thơ nói về thiên nhiên sông, núi, đá, gió:

-Chàng sơn uyển diên như quần long

(Dãy núi cong queo nhƣ hình đầu rồng) -Quái thạch bích như ma thương khung

(Đá dựng nhƣ bức vách cao tận trời xanh) -Thạch môn nguy đắng uất thiên bàn

(Bậc đá ngàn lớp vần quanh bên cửa đá) -Tọa lai thiên ái vãn phong vi

(Buổi chiều gió hiu hiu ngồi đó rất thích) -Nhan hoa vãn chiếu khê

(Cánh hoa nở trên núi, buổi chiều hắt bóng xuống khe) -Khê cầm thù vị hoàn

(Chim trên khe vẫn chƣa kêu)

Dù không liệt kê đƣợc hết nhƣng với một số từ nêu trên cũng đã phần nào cho thấy sự linh hoạt của nhà thơ trong sử dụng từ ngữ và đƣa lại bức tranh thiên nhiên sinh động, có hồn.

Xuất hiện nhiều nhất trong tập thơ chính là lớp từ miêu tả cảm xúc: “u uất”, “sầu”, “quan hoài”, “thê lƣơng”, “bồi hồi”, “cảm luyến”, “hỷ tâm”, “bi”, “ai”, “khốc”… lớp từ ngữ này đa phần đều biểu lộ các sắc thái khác nhau của tâm trạng buồn, góp phần khắc hoạ nên con ngƣời ƣu tƣ nhiều tâm sự trong thơ. Giọng thơ do đó cũng sâu lắng, trầm buồn.

Nhìn chung, do sinh trƣởng trong một gia đình nhà nho nghèo, lại sớm sống gần gũi những ngƣời dân cần cù, lam lũ, thuần phác. Thêm nữa, nhờ Nguyễn Thông có năng khiếu thơ văn, có vốn học thức, đƣợc đi nhiều và nhạy cảm trƣớc những vấn đề chính trị, xã hội.... Nên hầu hết trƣớc tác của ông đều thiên về tả thực, giàu chất trữ tình, mang tính tố cáo cao. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Thông vẫn mang đặc trƣng chung của ngôn ngữ thơ trung đại đó là sự hàm súc, cô đọng, thâm trầm, cổ

kính…Nhờ vậy mà ta dễ dàng bắt gặp cái đẹp của những ý tứ, ngôn từ tinh tế, đậm đà tình cảm cao cả, không sa đà viễn vông hay sáo rỗng...

Bằng tài văn chƣơng của mình, Nguyễn Thông đã vƣợt qua đƣợc những trở ngại của chữ Hán, thoát ra khỏi đƣợc sự sáo mòn, trống rỗng… để tỏ rõ tấm lòng mình cũng nhƣ nói lên đƣợc nguyện vọng của nhân dân, dân tộc mình, góp phần khẳng định thêm ý thức cứu nƣớc mãnh liệt của ngƣời Việt và khẳng định vị trí của cái tên Nguyễn Thông trong lịch sử văn học dân tộc.

* * *

Giọng điệu là một thành tố hết sức quan trọng để làm nên tác phẩm. Nhà văn Marquez có thuật lại, sau khi viết xong truyện Giờ rủi ro ông đã đầy đủ tƣ liệu để viết Trăm năm cô đơn nhƣng ông không thể nào cầm bút viết vì chƣa tìm ra đƣợc giọng. Mãi năm năm sau ông mới tìm đƣợc giọng thích đáng: đó là cách kể của một bà già nói về những chuyện hoang đƣờng, siêu nhiên bằng một giọng hết sức tự nhiên. Khi ấy câu chuyện mới đƣợc viết ra. “Hơi văn”, “văn khí”, “giọng văn”… là những cách gọi khác nhau nhƣng đều chỉ giọng điệu. Một tác phẩm văn học muốn sống đƣợc trong lòng độc giả và trƣờng tồn với thời gian thì phải có một giọng đặc trƣng riêng. Vậy giọng điệu là gì?

Trong cuộc sống thƣờng ngày ta vẫn thƣờng thấy mỗi ngƣời đều có giọng nói riêng, âm thanh, cƣờng độ, cao độ… và cả cử chỉ điệu bộ, nhƣng đó là giọng mang tính chất vật lý. Còn giọng điệu là lối biểu thị thái độ nhất định. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu biểu hiện quan điểm thẩm mỹ của tác giả, biểu hiện tình cảm, thái độ, ứng xử trƣớc các hiện tƣợng đời sống. Trong tác phẩm các yếu tố ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tiết tấu, và cả những yếu tố phi ngôn ngữ (?, !, dấu lửng, các chỗ ngắt đoạn xuống dòng) có vai trò to lớn trong việc tạo ra giọng điệu nhƣng đó chƣa phải những yếu tố quyết định. “Nền tảng của giọng điệu chính là cảm hứng chủ đạo của nhà văn” [16;142]. Nếu cảm hứng là cao cả thì giọng điệu là cao cả nhà văn sẽ sử dụng các từ to lớn, những từ ngữ cổ kính có âm hƣởng biểu hiện thống thiết, về cú pháp sẽ sử dụng các câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh, câu kêu gọi… Cảm hứng ngợi ca, sùng kính trong các tác phẩm sử thi đã quy định

cho nó giọng hào sảng, ngợi ca thể hiện sức mạnh, niềm tin, khát vọng. Ngƣợc lại nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãn với thực tại thì sẽ có giọng lên án, tố cáo, mỉa mai, châm biếm… Cảm hứng đau thƣơng thì đi liền với giọng buồn, ngậm ngùi, chia sẻ và thƣơng cảm; hài hƣớc thì giọng đùa vui, giễu cợt … Điều này các tác giả trung đại đã từng phát biểu "chí mà ở đạo đức thì tức là phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp thì tất là nhả ra khí phách hào hùng, chí ở rừng suối gò hang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ thanh tao, chí ở nỗi uất ức thì làm ra lời thơ ƣu tƣ, chí ở niềm cảm thƣơng thì làm ra điệu thơ ai oán" (Phùng Khắc Khoan). Giọng của tác phẩm trong một mức độ nào đó còn phụ thuộc vào đặc điểm bản thân các hiện tƣợng cuộc sống đƣợc nói đến cũng nhƣ cách cảm nhận về chúng của tác giả. Trƣớc một nghĩa cử cao đẹp thì nhà văn không thể không ngợi ca, trƣớc một hiện tƣợng xấu đi ngƣợc lại với quy trình phát triển của cuộc sống thì không có lý do gì nhà văn không lên án, phê phán; Viết về thành thị giọng khác so với khi viết về nông thôn, nông dân khác với trí thức, miêu tả đối tƣợng nào thì giọng điệu phù hợp với đối tƣợng đó. Bên cạnh đó chất giọng còn bắt nguồn từ bản chất đạo đức của tác giả. Mỗi tác giả có cá tính, sở thích, đặc điểm riêng… Bởi thế họ có cảm quan thẩm mỹ riêng “Các nhà thơ đều có sở trƣờng riêng. Ngƣời đài các thị tụng thì thơ êm dịu dồi dào, kẻ ở nơi quân thành biên thú thì thơ hoang lạnh mà hào tráng…” (Lê Quý Đôn). Nguyễn Công Trứ - nhà Nho luôn chứa trong mình cái khí chất của ngƣời tài tử, ngông nghênh, ngang tàng, phóng khoáng nên giọng thơ của ông cũng rộn ràng, nghênh ngang, ngất ngƣởng…

Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng…

Nguyễn Khuyến - con ngƣời thâm trầm, luôn giữ trọn khí tiết nhà nho nên giọng thơ ông thấy sự mực thƣớc, kín đáo. Tú Xƣơng sinh ra và lớn lên ở thành thị, giữa thời buổi nhiễu nhƣơng lại thêm bi kịch hỏng thi, nghèo túng nên giọng của ông luôn sắc, mạnh và có phần diễu cợt dù là trào phúng hay trữ tình. Đúng nhƣ nhà thơ Chế Lan Viên nhận xét "Tú Xƣơng cƣời gằn nhƣ mảnh vở thủy tinh":

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng

(Tú Xương)

Không chỉ có vai trò góp phần bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng tác phẩm mà giọng điệu còn có khả năng tác động mạnh mẽ đến ngƣời đọc. Vì thế nhà văn thƣờng cố gắng làm thế nào để giọng của tác phẩm vừa diễn đạt đƣợc không khí của sự kiện, tình cảm của mình vừa kích thích ở ngƣời đọc những ấn tƣợng và cảm xúc, đặc biệt ngay từ những câu mở đầu của tác phẩm. Nghiên cứu về giọng điệu sẽ cho ta thấy đƣợc lập trƣờng xã hội, thái độ tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật của tác giả.

Thơ văn Nguyễn Thông là tấm lòng ƣu ái đối với những ngƣời xấu số, sự quan tâm đến nghề làm ruộng và gắn bó với đời sống của nông dân. Ông ca ngợi và xót thƣơng những ngƣời hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Nổi bật và bao trùm là tấm lòng yêu mến quê hƣơng mà ông phải lìa bỏ vì không chịu sống trên đất kẻ thù đã chiếm đóng...

Sinh trƣởng trong một gia đình nhà nho nghèo, sớm gần gũi với những ngƣời lao động, có vốn học thức, có năng khiếu thơ văn, lại đƣợc đi nhiều...nên hầu hết trƣớc tác của ông đều thiên về tả thực, giàu chất trữ tình, mang tính tố cáo cao, không sa đà viễn vông hay sáo rỗng.. .Tuy đôi lúc trong thơ văn ông, cũng không tránh khỏi những nỗi buồn hiu hắt của một nhà nho cảm thấy bất lực trƣớc vận mệnh tồn vong của non sông, của dân tộc mà ông yêu mến

Đến với thơ, văn Nguyễn Thông, chúng ta có thể thấy giọng điệu của ông mang nhiều tâm sự, nhiều lo lắng suy tƣ nhƣng lại rất kiên định, giọng điệu khi thì trữ tình lãng mạn lúc nói về cỏ cây, hoa lá, hay tình cảm với quê hƣơng đất nƣớc, khi lại hào hùng, sôi nổi lúc viết về cuộc chiến đấu với quân giặc, mỉa mai chế giễu khi nói về bọn tay sai, quan thần tham sống sợ chết, dâng đất nƣớc cho kẻ thù, giọng điệu của ông cũng có khi lại tràn ngập buồn đau, nhớ tiếc khi nghĩ về việc xa xứ, hay về cuộc sống của ngƣời dân khi kẻ thù xâm chiếm tổ quốc. Bao trùm lên toàn bộ trƣớc tác cả về văn và thơ của Nguyễn Thông là những giọng điệu cuốn hút

ngƣời đọc, ngƣời nghe, tùy vào từng hoàn cảnh, khung cảnh mà ông đem đến một giọng điệu phù hợp, thích ứng.

Nguyễn Thông không làm thơ châm biếm, nhƣng trong thơ ông xuất hiện giọng điệu châm biếm rất sâu cay. Bài Mừng ông Trần Tư Mẫn được về kinh, làm thơ tiễn đƣa, sau câu đánh giá công lao và nhân cách ngƣời bạn tâm giao ông có điều tự trách:

Dẫu bị tạm trích, nhưng danh tiếng không vì đó mà bị che lấp Cùng đồng bồi với nhau, mà tôi chưa chia sẻ sự dèm báng cho ông

Nguyễn Thông đột ngột kết thúc bài thơ với giọng đầy mìa mai:

Đi qua đình Bá Lăng gặp tên úy say Đừng xưng mình là tướng quân cũ.

Trần Tƣ Mẫn bị an trí vì ông không làm theo chủ trƣơng thỏa hiệp của triều đìnhm nay ông đƣợc về kinh thụ chức thì đừng nên kể lại công việc chỉ huy đánh giặc ở Nam Kỳ trƣớc đây làm gì, kẻo bọn không biết điều chúng hại ông lần nữa. Đó là ý của Nguyễn Thông nhắn nhủ bạn.

Bài Tả nỗi lòng đưa ông dinh điền Bùi Bá Xương, một bài thơ nổi tiếng trƣớc Cách mạng tháng 8, do Huỳnh Thúc Khánh dịch, cũng có câu đầy ý vị châm biếm, mỉa mai nhƣ vậy:

Quen đương đầu với việc hiểm nghèo, tôi tự cười mình là ngông cuồng

Vì Nguyễn Thông hay nghĩ, hay làm trái ý vua, hay nhắc đến việc giặc giá chiếm đóng Nam Kỳ, lại dám can ngăn vua, công khai chống lại bọn quan lại bất tài trong triều, nên ông bị bọn quan lại dèm pha, vua ghét bắt tội, do đó ông tự cƣời mình là ngông cuồng, Tự trào, nhƣng chính là tự hào về sự ngay thẳng, khẳng khái của mình.

Trong bài thơ Đưa ông Lê Đình Tuấn tuần phủ tỉnh Bình Thuận giáng làm Bố chánh tỉnh Hà Nội, Nguyễn Thông mỉa mai bọn đầu hàng triều đình rất sâu sắc:

Ông làm thừa tuyên, cũng vẫn có cái chức trách lo việc biên phòng Trừ việc “hòa thân ra thì khó lập nên thành tích.

Cũng phản ánh bọn quan lại, bằng lối viết ngụ ngôn, nửa kín, nửa hở bài

Hạch Anh Võ của ông phơi bày bộ mặt tiểu nhân chuyên dùng giọng lƣỡi để mê hoặc nhà vua, ám hại những kẻ có đức có tài.

Thơ, văn Nguyễn Thông còn thêm một giọng điệu bi ai, đau xót với nhân dân trƣớc thời cuộc, giọng điệu thể hiện rõ nỗi buồn hiu hắt của một nhà nho cảm thấy bất lực trƣớc vận mệnh tồn vong của non sông, dân tộc. Đa phần những áng thơ của ông đều thể hiện sự đau xót này.

Quê nhà khói lửa mù xông

Biết bao cay đắng trong lòng bà con.

(Ngày tết năm Đinh Mão)

Mịt mù khói lửa trời Nam

Biết anh đâu nhỉ để bàn nỗi riêng?

(Gửi Hồ Huấn Nghiệp)

Chiến địa trời Nam máu hãy tanh Mười năm yên ngựa nhớ Mai Đình Ai hay mường mán nơi mưa khói Có khách giang hồ thích dạo quanh.

(Ở xứ Bình Hòa, gặp Hà Lang) Giọng thơ quặn thắt hơn vì triều đình cứ mãi nhân nhƣợng, nên phía Nam thực dân Pháp mặc sức thao túng, hoành hành, còn phía Bắc thêm nhiều cuộc nổi dậy:

… Quân ra Bắc lương đem qua núi Tướng Nam về ngại nói việc binh Ngâm thơ ngoài ải một mình,

Nằm nghe mưa nhỏ xung quanh mái thềm.

(Đọc Thu hoài của Tùng Đường) Bên cạnh thiên tai, cùng sƣu thuế cao càng đẩy dân tình thêm khốn đốn, lầm than:

Khe lạnh, mưa tràn, nước lụt lui Khốn tìm bờ bến – nước phăng trôi

Ruộng bồi mép biển thành ao hết, Vườn quế chân non hóa bãi bồi.

(Ghi cảnh Lệ Giang)

Trƣớc sự xâm chiếm mạnh mẽ của giặc Pháp và sự buông xuôi của triều đình, ngoài giọng điệu đau thƣơng, xót xa, còn có thể thấy đƣợc giọng điệu đanh thép, hùng hồn của Nguyễn Thông dành cho lũ cƣớp nƣớc và bọn bán nƣớc. Qua truyện ngụ ngôn Chuyện ếm quỷ, có thể thấy đƣợc, ông đã dồn lên đầu ngòi bút toàn bộ sức mạnh của chính nghĩa, công khai đƣơng đầu với bọn to đáu, có máu mắt ở triều đình.

“Nhưng than ôi!!! Thời buổi này có kẻ múa điều lệ, giỡn pháp luật, nương theo đường quấy…”

Đau thƣơng là thế, xót xa là vậy, nhƣng khi viết về thiên nhiên và con ngƣời thì có thể thấy những trang thơ của Nguyễn Thông ấm sáng nhất, giọng thơ trong những trang thơ ấy cũng là giọng tƣơi vui, hạnh phúc nhất:

Nguyễn Thông có một loạt các bài thơ viết về các loài cây, đó có thể là dùng cây nói ý, tuy nhiên vẫn có thể thấy đƣợc giọng thơ của ông trong những bài thơ này nhẹ nhàng, tƣơi tắn dịu dàng, vừa nên thơ, nên nhạc, là giọng điệu trữ tình, lãng mạn.

Những bài Cây chuối, Cây cau, cây ngô đồng là những bài đặc tả những loài cây thông thƣờng, không có giá trị và tiếng tăm so với các loài cây khác nhƣng đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, nhƣng dƣới mắt Nguyễn Thông chúng hiện ra rất là dễ mến.

Cây chuối thì:

… Biết đem cảnh nóng nực, biến thành mát mẻ Rất đáng yêu dười bóng trăng lúc có làn gió hây hây Toàn cây rung động làm thành tiếng mưa lách tách…

Cây cau thì:

Chịu gió lay, hứng mặt trời là nhờ cái chóp,

Suốt mùa đông riêng giữ được cốt cách chống sương giá Chỉ nhượng cây tùng chịu lạnh lá rụng sau các loài cây.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 83)