6. Bố cục của khóa luận
2.3.1. Không gian nghệ thuật
Đến với không gian trong thơ văn Nguyễn Thông ta có thể thấy đƣợc đây là một không gian hết sức quen thuộc và rất phổ biến trong Đƣờng thi đó là không gian vũ trụ đƣợc đặc trƣng bởi cao và xa. Ngẩng mặt lên thấy núi, cúi mặt xuống thấy sông, nhìn ra xa thấy mênh mông đất trời, xung quanh mình là những áng mây trắng muốt.
Ngâm thiền bất tri xứ Bạc mộ thanh cánh bi Hành khách quyện dục tức Thâm làm nhân tích hy Cơ hồ giáp lộ đề Linh lộ triêm ngã y Sở tư diêu thiên mạt Bồi hồi tương an quy
(Long Thành Phước Tuy đồ trung cảm hoài) (Ve kêu không biết ở nơi nào
Lúc chiều tối, tiếng nghe càng thêm buồn thảm Khách đi đƣờng mỏi mệt muốn nghỉ
Rừng sâu vết chân ngƣời ít Hổ đói gào thét sát bên đƣờng Sƣơng rơi ƣớt đẫm áo ta
Nơi mình nghĩ tới ở chân trời xa vời Dùng dằng nhƣng làm sao trở về đƣợc!)
(Từ Long Thành đi Phước Tuy cảm hoài trên đường) Bài thơ đƣợc viết khi mất ba tỉnh miền Đông, Nguyễn Thông đã vận động sĩ phu yêu nƣớc “tị địa” ra Bình Thuận tiếp tục kháng Pháp, đi từ Long Thành ra Phƣớc Tuy. Cả bài thơ bao trùm là không gian của buổi chiều tối cô quạnh đến cô độc, một bên là tiếng ve kêu không biết ở chốn nào, một bên là tiếng hổ đói gào thét, ở trên thì sƣơng rơi ƣớt đẫm... những hình ảnh này đã phần nào bộc lộ tâm trạng buồn thƣơng, tiếc nuối của tác giả khi phải rời bỏ quê hƣơng của mình “Dùng dằng nhưng làm sao trở về được”.
Sinh ra trong cảnh nghèo, đƣợc sự giáo dục của gia đình từ lúc tuổi còn thơ, đƣợc hun đúc bởi tinh thần hy sinh vì nƣớc của anh hùng Mai Hƣơng; cuộc đấu tranh không khoan nhƣợng của nông dân chống quyền lực của giai cấp phong kiến diễn ra ở tại quê nhà, đã gây ảnh hƣởng tốt trong Nguyễn Thông từ Tân An ra Huế
học tập và sau khi đỗ đạt đƣợc đi nhiều nơi cũng giúp Nguyễn Thông mở rộng tầm nhìn đất nƣớc. Tất cả sự kiện nói trên đều góp phần tạo cho Nguyễn Thông có lòng yêu nƣớc, yêu dân rất sớm.
Cảnh vật nhiều nơi hiện ra trƣớc mặt, xung quanh Nguyễn Thông đều đem lại cho ông một tình cảm gắn bó vô hạn, lòng yêu mến nồng nàn. Bất cứ ở đâu và lúc nào, trong cuộc đời dù gặp vui hay buồn, cảnh vật bao giờ cũng đi vào Nguyễn Thông, sống trong Nguyễn Thông những hình ảnh sâu đậm.
Yêu thiên nhiên, tâm hồn luôn rung động trƣớc thiên nhiên tƣơi đẹp của đất nƣớc, Nguyễn Thông hay đƣa vào thơ văn mình cảnh sông núi, mây trời, cây trái, lá hoa, chim chóc… Ông thƣờng miêu tả thiên nhiên, nhƣng không tả cảnh để tả cảnh mà luôn gắn chặt với tâm tình và sự việc.
Bao trùm lên toàn bộ thế giới thơ Nguyễn Thông là không gian đất Việt đƣợc cụ thể hoá bằng không gian đặc trƣng bởi núi cao mấy tầng, sông lƣợn vòng chằng chịt, đá lởm chởm nhƣ những bàn chông, thác đổ ầm ầm nhƣ những con trâu rống, không gian đó còn đƣợc đặc trƣng bởi ánh ban mai tinh khiết lấp ló sau những tán lá rừng, tiếng chim lảnh lót vang động khắp núi rừng, những ngôi nhà rải rác bên các dòng sông con suối, mé đồi tuy đơn sơ nhƣng ấm cúng. Không gian đất Việt vừa rộng, vừa thoáng đạt lại vừa rất riêng khi có sự xuất hiện không gian sinh sống của con ngƣời.
Khi đang rong ruổi khắp đó đây, cảnh thiên nhiên trong thơ ông cũng hiện ra hùng tráng nhƣ chí khí của ông lúc đó. Đi qua Hải Vân quan, nhà thơ không chỉ ca ngợi một cửa ải kiên cố mà còn gửi gắm cái ý: Nơi này có thể trở thành một phòng tuyến vững chắc để ngăn chặn giặc ngoại xâm:
Chúng sơn uyển diện như quần long, Tây lai hoành thiệt thượng minh đông. Huyền nhai trung tích tẩu dịch lộ, Quái thạch bích lập ma thương khung. … Khi cơ yên trì lãng phách hải, Thần hòa điện kích vân dao không…
(Dãy núi cong queo nhƣ hình đầu rồng,
Từ phía Tây đi lại chắn ngang phía đông cửa về. Đƣờng trạm chạy ngay dƣới bờ đá treo đứng, Đá dựng nhƣ bức vách cao tận trời xanh. … Mây hơi khói tỏa chạy chẻ nƣớc song biển. Sóng thần nhƣ chớp giật, mây trên không cũng phải
lung lay…)
(Cửa ải ở đèo Hải Vân) Cảnh núi Đại Lĩnh cũng hùng vĩ nhƣ vậy, chứng tỏ núi non hiểm trở đã biến thành hào lũy tự nhiên để ngăn bƣớc quân thù:
Lĩnh tiệt thiên nghi tận, Văn khai địa hốt binh. Bàn không khán điều độ, Nhiễu đẳng bạng xà hành…
(Độ Lĩnh)
(Qua Đại Lĩnh thấy núi nằm chắn ngang, ngờ là đến đây trời hết, Một chốc mây tan liền thấy đất bằng.
Đi vòng trên không xem chim bay qua, Đi lên trên bậc đá nhƣ rắn bò…)
(Qua núi Đại Lĩnh) Đến khi chí nguyện cứu nƣớc gặp nhiều khó khăn cản trở do chủ trƣơng đầu hàng của bọn vua quan nhà Nguyễn, thơ tả thiên nhiên không khỏi mang cái chất tiêu sái, phản ảnh một tâm trạng thích nhàn. Trong bài thơ Nôm “Khách địa tư gia”, Nguyễn Thông viết bằng giọng thơ tiêu dao mà đƣợm vẻ thê lƣơng.
Óng óng nhạn kêu thu, Trời xanh lẫn một màu. Nước non nhìn cảnh lạ, Cây cỏ chạnh lòng sầu Một gánh đồ thư đó,
Nghìn trùng xứ sở đâu? … Chữ nhàn ai bán rẻ, Trăm lượng cũng nên cầu.
Hiện lên trong bài thơ là không gian mùa thu với tiếng nhạn kêu gợi về nỗi buồn xa xứ, với trời xanh gợi cảnh vật nơi đất khách tạo nỗi sầu nhớ quê nhà, nƣớc non – cảnh lạ cảnh vật quê hƣơng giờ xa lạ không còn là của mình nữa, tác giả đã nhân hóa cây cỏ vô tri vô giác nhƣ cảm nhận nỗi bi thƣơng của đất nƣớc.
Ở những câu thơ cuối, Nguyễn Thông đã đề cập đến chữ “nhàn”, “nhàn” là triết lý phổ biến trong thơ văn yêu nƣớc thời trung đại. Chữ “nhàn”: trong “Khách địa tư gia” Nguyễn Thông cáo bệnh về hƣu muốn về “nhàn” nhƣng vẫn đau đáu trong lòng nỗi niềm “ái quốc ƣu dân”. Ông “nhàn cƣ” lập thi xã ở Bình Thuận cùng bạn bè ngâm vịnh, gởi lòng vào những giấc mơ sum họp. Nguyễn Thông “nhàn cƣ chứ không nhàn tâm”, “chữ nhàn ai bán rẻ”, ông mỉa mai bọn tham quan ô lại triều đình Nguyễn bán rẻ đất nƣớc ta cho giặc (Lục tỉnh Nam kỳ hoàn toàn rơi vào tay giặc Pháp). Đây là thái độ sống - nâng lên thành triết lý sống, nhân cách sống của ngƣời trí thức yêu nƣớc.
Thời gian nhậm chức ở Huế, tác giả đã viết bài thơ Buổi chiều dạo thuyền ở sông Long Hồ, vẽ lên một cảnh đƣợm buồn cũng với không khí hắt hiu, quạnh quẽ:
Bóng nắng chiều giọi lên nghìn quả núi Mưa nhỏ tạnh rồi khí trời hơi lạnh. Khói xóm chơi vơi qua làn tre
Dọc bờ sông, bóng tùng thưa thớt, la đà trên mặt sông. Con đường nhỏ cùng với mây xa tít
Chiếc thuyền con ở trên sông vào lúc cuối năm. Dưới chân rừng có mấy nhà lác đác
Cảnh quạnh hiu tương tự như nhà ta.
Không gian chiều xuống với bóng nắng, với mƣa nhỏ, khói xóm chơi vơi, một không gian xa vời vợi nhƣ con đƣờng nhỏ vừa lối chim đi, cùng với mây mù xa tít.
Không gian sơn thủy hữu tình, núi ôm mây, mây ấp núi, không gian chim về, đến không gian sông nƣớc, Nguyễn Thông đã đƣa cả thế giới tự nhiên thu vào thơ văn của chính mình, đấy là một phần đặc trƣng của không gian Việt. Nhà thơ đã đi từ cảm hứng của bậc hiền triết cao nhân thả hồn mình đi đây đó để cảm nhận sự mênh mông của vũ trụ đến cảm hứng gắn chặt với đời sống nhân dân đƣa vào thơ mình không gian sinh sống thƣờng nhật. Không gian trong thơ ông vì thế vừa xa mà lại vừa gần, vừa là không gian của ƣớc vọng lại vừa là không gian của thực tế. Nguyễn Thông có một đặc điểm đó là không giới hạn ý niệm quê hƣơng của mình trong một kích thƣớc không gian. Nếu nhƣ năm 1867, ông còn viết bài Biệt vong đệ lữ phần, coi ngôi mộ của ngƣời em chôn ở Vĩnh Long là chôn nơi đất khách, thì đến năm 1869, trong bài Phúc Trúc Đường Đại Tư nông Phạm công thư, ông đã viết “Thông sinh ở vùng sông chằm lau lách nơi Nam Trung”. Rõ ràng ở đây có một sự điều chỉnh ý niệm về quê hƣơng cho tƣơng ứng với những không gian khác nhau lần lƣợt rơi vào tay quân thù xâm lƣợc.
Một nét đặc biệt trong không gian nghệ thuật của thơ Nguyễn Thông chính là không gian thiên nhiên, ngoại cảnh xuyên suốt trải dài trong các chuyến đi của ông. Qua sông, lên núi, ra Huế vào Nam đâu đâu cũng đều có thơ của ông, khi thì là một không gian trong xanh, cao trong vời vợi, lúc lại là không gian mang nhiều niềm u uẩn buồn thƣơng.
Không gian nghệ thuật nữa mà Nguyễn Thông thể hiện trong thơ văn của mình chính là không gian tống biệt. Bao giờ cũng vậy, không gian tống biệt đƣợc dựng lên trong tâm trạng của ngƣời ở lại vì ngƣời ở lại luôn lo lắng cho ngƣời đi sắp phải dấn thân vào một không gian xa lạ. Cái tình kẻ ở - ngƣời đi làm cho không gian đó trở nên trĩu nặng. Cuộc đời mình ngoài việc phải rời xa quê hƣơng mình, thì việc tác giả tống biệt những ngƣời bạn đi nhậm chức ở mỗi vùng miền khác nhau của tổ quốc diễn ra khá là nhiều, có thể kể đến các tác phẩm nhƣ: Tống đồng quận Trà Quý Bính phó tĩnh Gia Tri phủ, Tống nhân chi Gia Định, Tống Nguyễn Thiện quan trì tiết Gia Định kiêm lãnh sự,…đặc biệt là bài thơ: Tống nội tử Ngô Vũ Khanh nam quy… Mỗi bài thơ là một sự âm trầm, cảm hoài thấm thía. Ngƣời đi không nỡ,
ngƣời ở lại cũng chỉ muốn chực chờ níu kéo. Không gian mà ngƣời đi đang phải dấn thân vào quá nhiều khó khăn, trở ngại. Không chỉ ngƣời ở lại ái ngại cho ngƣời ra đi mà ngay chính ngƣời đi cũng cảm nhận đƣợc những trở ngại đó “con đƣờng kẻ chinh phu còn dài dằng dặc”. Không gian tống biệt ở đây đã mang màu sắc mới. Nếu ngày xƣa trong không gian tống biệt ấy nổi lên tình tri kỷ tri âm, keo sơn gắn bó của những cố nhân thì nay trong thơ Nguyễn Thông tống tiễn còn là để mở ra một con đƣờng mới, ngoài cái tình mà hai con ngƣời đó giành cho nhau còn có cái tình cao cả hơn - tình họ giành cho đất nƣớc. Vì khối tình này mà họ dám dấn thân dù phía trƣớc là đêm lạnh, bùn lầy, lối đi chƣa rõ.
Từ giã gia đình, quê hƣơng miền Nam yêu dấu theo phong trào tỵ địa ra các vũng đất khác, rồi do tính chất của công việc, Nguyễn Thông đã phải di dời hết địa điểm này đến địa điểm khác, bởi thế không gian lữ thứ xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn Thông. Hình ảnh ngƣời khách xa muôn dặm, đất khách quê ngƣời, hình ảnh một quán trọ heo hắt trong đêm, một vầng trăng đơn lẻ, một đêm ngủ ở nhà ngƣời dân, rồi sông núi ngút ngàn, quê hƣơng vời vợi… Tất cả những hình ảnh đó đã tạo ra một quê hƣơng thân thƣơng chứa chan bao nghĩa tình đối lập với không gian hiu hắt, u buồn đang bao quanh ngƣời chính khách. Điều đó càng làm cho lòng ngƣời thêm sầu, và càng cảm thấy cô đơn hơn, nhƣng vì việc nước lòng vua đang bối rối nên phần riêng nhà cửa dám lo âu.