Đặc điểm thể loại trong sáng tác của Nguyễn Thông

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 69)

6. Bố cục của khóa luận

3.1. Đặc điểm thể loại trong sáng tác của Nguyễn Thông

Những sáng tác của Nguyễn Thông đều đƣợc làm theo thể thơ Đƣờng luật – thể thơ này đến tác giả đã có gần một nghìn năm tồn tại, những sáng tác chủ yếu theo thể thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn trƣờng thiên và ngũ ngôn trƣờng thiên. Các thể thơ đã đƣợc ông sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tâm trạng cùng cảnh, vật, việc đƣợc đề cập trong thơ. Thể thơ Đƣờng luật vốn có sự quy định chặt chẽ về các nguyên tắc: niêm, luật, đối,… Một bài thơ Đƣờng đƣợc ví nhƣ tiểu vũ trụ trong đó thống nhất và hài hoà là hai vẻ đẹp nổi đậm. Khi sử dụng thể thơ này để ghi lại cảm xúc của mình trong thời gian kháng chiến, Nguyễn Thông đã tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các lề luật đó, thơ ngay ngắn, nghiêm chỉnh, không có sự phá cách nhƣng không nhàm chán mà ngƣợc lại những sáng tác của ông vừa đạt đến độ cổ điển đến nỗi khi đặt nó vào trong thơ Đƣờng chúng ta khó phân biệt đƣợc.

Trong sáng tác của Nguyễn Thông, chúng ta cũng còn có thể thấy đƣợc có những bài rất linh hoạt, tự nhiên, giản dị:

Dã hoa sinh trúc hạ, Trúc thâm hoa diệc phồn. Hoa phồn phiên tiếu trúc, Xuân chi bất năng ngôn.

(Dã hoa) “Hoa dại sinh dƣới bụi trúc,

Trúc rậm hoa cũng nhiều. Hoa nhiều trở lại cƣời trúc,

Xuân tới sao trúc không biết nói gì cả.” (Hoa dại)

Dƣờng nhƣ nhà thơ không dụng công nhiều để trau chuốt cho hình thức mà là nghĩ thế nào viết thế ấy. Ta có cảm giác ông làm thơ rất dễ dàng, dƣờng nhƣ mỗi câu thơ là một câu nói hàng ngày. Các sự kiện trông thấy, trải qua đều đƣợc ông ghi lại bằng thơ dù là thơ có khuôn khổ chặt chẽ nhƣng vẫn cứ rất tự nhiên. Phải là một ngƣời không chỉ nắm vững các quy tắc của luật thơ mà còn phải hết sức tài tình thì mới làm đƣợc điều đó.

Vẫn là sử dụng các kiểu câu phổ biến trong thơ Đƣờng: Câu trần thuật, miêu tả, cảm thán nhƣng câu thơ trong thơ của Nguyễn Thông hầu nhƣ không chạm trổ, đẽo gọt vẫn giữ nguyên đƣợc vẻ chân chất của sự việc ý nghĩa nên có một vẻ riêng. Nó không mang dáng dấp của những câu thơ đƣợc tinh luyện với những ngôn từ hàm súc, ý thơ dƣ ba. Dƣờng nhƣ mọi cái đều tuôn ra một cách tự nhiên trƣớc

cảnh vật, tình cảm con ngƣời. Hầu hết các thể thơ đều đƣợc sử dụng, điều này cho chúng ta suy nghĩ rằng Nguyễn Thông đang ghi lại những xúc cảm của mình

chứ không phải đang “làm thơ” và vì thế đẹp nhất trong thơ ông cũng chính là “khối tình” chứ không phải ở các kỷ xảo thuộc về hình thức.

Sở dĩ tất cả những bài thơ của Nguyễn Thông đều đƣợc viết theo thể thơ Đƣờng luật với sự tuân thủ lề luật nghiêm chỉnh, không có sự thêm hay bớt các chữ trong những câu thơ đã định hình thành khuôn mẫu cũng không có sự phá cách trong các hình đối niêm luật đã có sẵn từ ngàn đời nay bởi tính chất ngay ngắn chuẩn mực rất rõ. Vị quan ấy quan niệm về chức năng thơ nằm trong quan niệm văn chƣơng cổ, điều này khác với quan niệm của các nhà nho tài tử thơ ca là nơi thể hiện tài năng, vì thế thơ Nguyễn Thông càng nằm trong khuôn khổ. Bên cạnh đó, ở cƣơng vị là một ngƣời chí sĩ ông không có thời gian và điều kiện trau dồi hình thức. Nhiều lúc trên đƣờng đi gặp cảnh, gặp ngƣời gây cho thi nhân cảm hứng dạt dào phải ghi nhanh lấy không thì qua mất hoặc không thì việc bận bịu lại chiếm đi thời gian. Nhƣ vậy đƣơng nhiên lúc ấy nhà thơ phải dùng một thể thơ nào mình thành thạo nhất, ông chọn thể thơ Đƣờng Luật là hợp với quy luật. Còn một lý do quan trọng nữa đó là sự thực Nguyễn Quang Bích không phải là ngƣời lấy việc làm thơ làm mục đích của đời mình. Ông chỉ coi việc sáng tác thơ nhƣ là để nói ra tâm sự

của lòng mình, sử dụng thơ để có thể bộc bạch nội tâm của bản thân, chỉ đơn giản ông sáng tác chỉ để thỏa lòng mong muốn của bản thân. Đó là nguyên nhân khiến câu văn của ông hết sức bình dị, không có chút cầu kì hay hoa mĩ.

Ngoài thể loại thơ, thì còn phải nhắc đến sáng tác bằng văn xuôi của Nguyễn Thông, những bài ký, truyện ngụ ngôn, phú và văn tế của ông đều đƣợc viết một cách rất thoải mái, trôi chảy và không bị ràng buộc…tất cả đều là di sản quý giá bổ sung vào dòng văn học yêu nƣớc nửa sau thế kỷ XIX của dân tộc.

Một phần của tài liệu (Trang 67 - 69)