Sự tự thể hiện của Nguyễn Thông trong thơ văn

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 51)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.3. Sự tự thể hiện của Nguyễn Thông trong thơ văn

Sự thể hiện chính là sự miêu tả, hình dung của tác giả về chính mình. Con ngƣời luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính bản thân mình. Chính vì thế trong thơ nhiều khi tác giả tách mình ra thành một đối tƣợng mà ngắm nghía, bình phẩm và chiêm nghiệm. Trong thơ nhân vật trữ tình là con ngƣời đồng dạng với tác giả. Cái tôi trữ tình là hình tƣợng tác giả phản ánh trong tác phẩm, là sự diễn tả giải bày thế giới tƣ tƣởng, tình cảm riêng tƣ thầm kín của tác giả. Đó chính là sự tự ý thức tự đánh giá của nhà thơ. Đây là cơ sở để ngƣời đọc tìm hiểu về tƣ tƣởng, con ngƣời tác giả.

Nguyễn Thông là một con ngƣời rất giàu tình cảm, điều này thể hiện rõ qua thơ văn của ông, đặc biệt là từ năm 1862 đến 1867 trở về sau, khi “đất cũ mất vào tay ngƣời”. Một phần thơ ông là sự ghi chép trực tiếp lại đời mình, và qua mảng tác phẩm này, ngƣời ta có thể hiểu thêm về cuộc đời chìm nổi, số phận long đong cũng nhƣ tình cảm thiết tha, tấm lòng đôn hậu của ông. Qua sông, lên núi, vào Huế, vào Nam ông đều có thơ. Vài con chim đa đa, mấy chậu cây, hoa kiểng, một lần đƣa tiễn, một lá thƣ xa… tất cả đều có thể gợi lên trong ông một cảm xúc chân thành và mạnh mẽ về con ngƣời, dân tộc, về Tổ quốc, quê hƣơng. Tình thƣơng nhớ quê hƣơng hòa lẫn trong nỗi đau buồn về thời cuộc khiến thơ văn ông nhiều khi mênh

mang âm điệu bi thƣơng cô phẫn, nhƣng ngay giữa tiếng than dài ấy, ngƣời ta vẫn nghe thấy tiếng lòng của một con ngƣời yêu nƣớc cho tới cuối đời vẫn ôm ấp nỗi niềm quang phục không nguôi.

Những lòng Dự Nhượng Kinh Kha cũ Máu nóng tràn tim tóc trắng sương

(Thư hoài thị Doanh điền phó sứ Bùi Bá Xương)

Sự tự thể hiện của Nguyễn Thông trong thơ văn còn là sự tự ý thức về thời thế, cuộc đời. Nguyễn Thông hơn ai hết là ngƣời nắm rõ nhất tình hình của đất nƣớc lúc bấy giờ, tồn tại trong tim ông là một nỗi thƣơng nhớ, một sự đồng cảm sâu sắc với ngƣời dân, cùng với đó là ƣớc vọng đổi thay để mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho dân chúng. Trong tâm thức của Nguyễn Thông, với những tƣ tƣởng cần đƣợc đổi mới, ông luôn gắng sức để thực hiện, tìm mọi cách để có thể bộc lộ ra những khao khát của bản thân trƣớc thời cuộc.

Xã hội Nam Kỳ Lục tỉnh trong sự phát triển lịch sử của nó ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX hàm chứa những mâu thuẫn cơ bản của xã hội phong kiến, đồng thời cũng vẫn chịu ảnh hƣởng sự suy thoái toàn diện của thiết chế phong kiến thời bấy giờ. Chính sự rối ren nhƣ vậy, đã khiến cho tƣ tƣởng của Nguyễn Thông có nhiều phức tạp và mâu thuẫn. Nói về công danh, có lúc thì ông tỏ ra hào hứng bất cần công danh :

Giả như hư vinh cũng có chỗ dùng,

Thì khi đạt được cũng đã tóc bạc đầy đầu rồi.

(Tiến cửu ca) Có lúc lại tỏ ra cảm khái vì lận đận trên con đƣờng hoạn lộ :

Quan nhỏ nên thành danh muộn

(Tống nhân chi Gia Định)

Quan nhỏ nên bè bạn ít

(Tống Nguyễn Thanh Trưng Thông phán An Giang) Những trở ngại mà chính nhân gặp phải trong cuộc hành trình không làm ngƣời chùn bƣớc nhƣng một cuộc sống yên bình, một khung cảnh thiên nhiên bình

dị lại quyến luyến ngƣời đi, níu giữ bƣớc chân ngƣời. Bức tranh cuộc sống hiện lên thật hiền hoà. Ngƣời - cảnh hoà quyện vào nhau cùng chung cuộc sống yên vui. Quả thực mong muốn một cuộc sống yên bình là mong muốn mà ngƣời chính khách nào cũng muốn có, Nguyễn Thông cũng không phải là ngoại lệ, trong những năm tháng cuối đời, ông những mong muốn về sống một cuộc sống ẩn dật, tuy nhiên cái mong muốn ấy của ông không đơn thuần chỉ là ra đi không vƣớng bận mà trong đó còn gói ghém những suy nghĩ không phải là “chán đời”, hay “chán ngán lợi danh” theo kiểu nói chung chung về những ngƣời treo ấn từ quan. Ƣớc nguyện về ở ẩn của ông là sự ra đi với những điều mà ông chƣa làm đƣợc cho dân chúng, tâm sự u uất của ông đƣợc thể hiện qua một số thơ văn cuối đời đã nói lên sự muộn phiền pha lẫn nhiều day dứt của ông trong cuộc sống “thành đạt”. Làm Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi, làm bài thơ Ngọa bệnh thư hoài, ông đã có ý than thở:

“… Sắp xếp việc địa phương thẹn với chức Thừa tuyên Giúp dân còn thiếu chính sự tốt

Đã tính treo mũ từ quan

Tránh tiếng chê cười là chỉ ngồi không hưởng lộc”

(Ngọa bệnh thư hoài) Đối với Nguyễn Thông, chức tƣớc bổng lộc không phải là mục tiêu tối hậu, chúng chỉ là phƣơng tiện mà ông thấy cần có trên con đƣờng phấn đấu thực hiện hoài bão cứu nƣớc giúp dân của ông, khi phƣơng tiện ấy không thể giúp ông đạt đƣợc mục đích, ông thấy nó đã trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên ông cũng không phải là từ chối cơ hội làm quan, trong bài Biệt tùng đƣờng, ông có nói

Chớ lạ đường đáng sợ mà tôi khinh suất đi xa, Hiện nay khắp đất bằng đâu đâu cũng nổi phong ba

(Biệt tùng đường) Thế nhƣng, trong tâm khảm của ông, mọi thứ đã đổ vỡ khi triều đình ký kết Hòa ƣớc Giáp tuất với quân thù, việc tiếp đón quân thù bởi những nghĩ lễ trang trọng để chúng từng ngày từng giờ chuẩn bị kế hoạch để tiến tới những mục tiêu mới để xâm lƣợc Việt Nam khiến ông không thể bình tâm chấp nhận. Nỗi đau và sự

đổ vỡ ấy đƣợc ông gửi gắm giữa những dòng thơ chua chát nói lên tâm trạng cùng đƣờng.

“…Tới nay cùng đường làm sao tránh khỏi sự cười chê của núi khe Đành trở về trong núi nằm nghe vượn hót chim kêu”.

(Phụng hoa Vân Lộc Lại bộ Thượng thư Tống hành nguyên vận) Nếu nhƣ việc buộc phải từ chối chức tƣớc ở đây là một thất bại mới của Nguyễn Thông trên con đƣờng hoạn lộ, thì mặt khác, nó lại là một thắng lợi trong quá trình ông tranh đấu với những lực lƣợng tiêu cực có tính chất xã hội nằm ngay trong tƣ tƣởng của chính bản thân. Thái độ chán ngán, bi quan, muốn quay lƣng lại với cuộc sống của Nguyễn Thông trong nhiều năm tháng cuộc đời cho thấy sự đề kháng tự nhiên xuất hiện trong nhân cách của ông, cái sức mạnh đã kéo ông ra xa những vũng bùn quyền lực, giúp ông không bị tha hóa.

Trong thơ văn Nguyễn Thông, ông còn thể hiện nỗi nhớ, niềm khát khao về một cuộc sống yên bình đang cháy bỏng trong lòng nhà thơ, ở đây thoáng hiện lên chút mệt mỏi của ngƣời đi và ẩn hiện về một cuộc sống an nhàn. Trong thơ ông đã nhiều lần thể hiện cái thú nhàn, nhƣ bài “Ban đêm đậu thuyền ở sông Châu Giang”, lời thơ man mác bâng khuâng:

Châu thủy thu phong dạ bạc thuyền Bạch sa cổ độ thụ linh yên

Ngâm ông khứ hậu, tán đồ tán

Độc ngọa hàn giang nguyệt mãn thiên.

(Châu Giang dạ bạc) (Đêm thu gió mát, đậu thuyền ở sông Châu,

Bên bãi cát trắng, nơi bến cũ, cây lồng lớp khói lờ mờ. Bạn thơ đi rồi, khách cũng chia tay,

Còn một mình nằm trên sông lạnh, trăng sáng đầy trời)

(Ban đêm đậu thuyền trên sông Châu Giang) Quyến luyến là thế, tha thiết là thế, mong mỏi là thế nhƣng ông không thể dừng chân bởi con đƣờng mà ngƣời chính khách, kẻ chinh phu phải qua còn dai

dẳng, điểm đến của con đƣờng ấy là khát vọng cháy bỏng không chỉ của riêng ông mà của hàng vạn trái tim, trong đó có quê nhà của ông, thẳm sâu trong tâm hồn Nguyễn Thông là những suy nghĩ về đất nƣớc, về tình ngƣời, về tƣơng lai và hiện tại, tất cả đều mịt mờ, mông lung:

“Cảm thử cốt nhục thân, Trung lộ hốt như di. Ấu tiểu hội tương tồn, Lão giả thành vĩnh tỳ (từ). Thái tức đăng biển chu,

Dương phàm tố thủy nhi (nhai). Lương tiêu khơi thiên mạt, Lạc diệp từ cựu chi.

Nhân sinh vô căn đế, Yên đắc trường tương y. Kích tiếp độ trung lưu, Hoài cựu phát mã y (ai). Ỷ bồng nhất hoài miện, Phù vân mê giang ly’’

(Thuật cảm)

(… Tình cốt nhục nào ai chẳng có, Mới nửa đƣờng nỡ bỏ rời nhau.

Trẻ trung gặp gỡ có ngày, Còn nhƣ già cả bằng nay giã từ. Chiếc thuyền nhở ngẩn ngơ dời bƣớc, Giƣơng buồm theo dòng nƣớc thẳng xuôi.

Lạnh lùng gió nổi chân trời,

Buồn trông chiếc lá phải rời cảnh xƣa. Không gốc rễ sống nhờ đây đó,

Gõ chèo ra chốn dòng sâu,

Nhớ quê hƣơng cũ chạnh đau khúc lòng. Dựa mui thuyền ngoảnh lại trông,

Rặng cây bến cũ rêu phong mịt mù…)

(Thuật mối cảm xúc)

Sông nƣớc nghìn trùng, trời đất bao la, ngoại cảnh ấy làm cho con ngƣời luôn nhớ tới những gì gắn bó, thân thƣơng nhất. Quê nhà là nơi mà con ngƣời ta dù đi đến chân trời góc biển vẫn cứ đau đáu ngóng về. Nguyễn Thông trong tình cảnh hôm nay nghĩ về quê hƣơng càng làm ông chua xót hơn. Nếu nhƣ Thôi Hiệu là nỗi nhớ quê thì Nguyễn Thông ngoài nỗi nhớ ấy còn là nỗi đau quê.

Ngoài việc thể hiện nỗi nhớ quê hƣơng, tác giả còn sử dụng cảnh để tả tình, mƣợn vật để ám chỉ ngƣời – dùng lối nói ẩn dụ kín đáo để thế hiện nỗi lòng của bản thân. Chùm thơ từ biệt cây phù dung, cây cúc, cây tùng tác giả nhằm về ngƣời, chứ không nhằm về cảnh. Cây phù dung, cây cúc, cây tùng với tác giả đều là hình ảnh những con ngƣời đáng mến ở Quảng Ngãi. Ba bài thơ này tác giả sáng tác lúc sắp rời Quảng Ngãi ra đi. Thời gian này (1871), tác giả bị án oan, bị triều đình đánh trƣợng và phạt giam, dân đứng ra bênh vực, khiến tác giả xúc động viết Truyện bốn người, để tả lại tấm lòng “vì nghĩa quên mình” của ngƣời sông Ấn, sông Vệ.

Bài thơ: Từ biệt cây phù dung:

Nay đừng hiềm vì ta đi mà giảm bớt phong vị Người thay ta cũng là người trong Nam ra

Bài thơ: Từ biệt cây cúc:

Ta thương mày sắc vàng là chính, nở giữa mùa thu Hương thơm ai cũng muốn thưởng thức cả.

Bài thơ: Từ biệt cây tùng:

Ta lưu mày ở lại làm bạn với chòm cúc ở giậu đông Mười năm sau xếp lọng chờ ta trở lại.

Chƣa kịp nói với ngƣời thì tỏ tình với hoa và cây cảnh trồng cạnh nhà làm việc, trƣớc phút dời chân. Ba bài thơ tứ tuyệt, ý tuy nhỏ nhƣng mảnh tình cảm lớn.

Đề vịnh, thù tạc là hình thức sáng tác mà các nhà thơ trung đại thƣờng sử dụng và có phần yêu thích. Vịnh cảnh để nói tình, mƣợn vật để ám chỉ ngƣời - lối nói ẩn dụ kín đáo ấy là đặc điểm thơ ca trung đại, và nó lại rất phù hợp với nhà Nho - những ngƣời thâm trầm, sâu sắc, kín đáo. Vì thế muốn hiểu về một nho gia chúng ta không thể bỏ qua mảng thơ này. Trong sáng tác của Nguyễn Thông số bài thơ làm theo lối đề vịnh, thù tạc này không nhiều nhƣng những bài ít ỏi đó cho ta hiểu đƣợc phần sâu kín trong tâm hồn nhà thơ:

Thúy cán sơ âm phất thự hàn, Kinh thu nhất diệp bách hoa lan. Loan đình phượng uế vô tiêu tức, Thâu dữ thôn ông hộ tỉnh hàn

(Ngô đồng) (Gốc biếc, bóng thƣa phủ mát lạnh nơi công sở, Một lá rụng gió thu về thì trăm hoa đều tàn. Loan đậu phƣợng kêu không còn tin tức

Đành để thôn ông dời về trồng làm rào giữ giếng.)

(Vịnh cây ngô đồng) Nguyễn Thông vịnh cây ngô đồng gửi gắm nhiều tình ý. Thơ Đƣờng có câu: “Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu”. Nghĩa là “Cây ngô đồng mới rơi một lá thì thiên hạ đều biết thu về”. Do đặc tính của nó, ngô đồng là loại cây “báo thời tiết”. Nhƣng hơn thế, khi ngƣời ta đem trồng nó ở nơi công sở thì, với “thân biếc, bóng râm thƣa”, nó quạt bớt đƣợc không khí lạnh.

Nay đến lúc thu về, lá đều rơi rụng, ngô đồng không còn là chỗ cho loan, phƣợng đến đậu, thôi thì đành để thôn ông đƣa về trồng làm hàng rào giữ giếng, cũng còn có ích.

Cũng thơ bốn câu nhƣ Cây cau, Cây tùng, nhƣng bài Cây ngô đồng chở nhiều ý hơn, ngụ nhiều tình tiết hơn. Chúng ta không lạ gì đối với tâm sự Nguyễn Thông gửi trong những bài thơ nói trên và trong nhiều bài khác. Ông nói về mình nhƣng lại nói một cách kín đáo, mƣợn hình ảnh khác để chiếu ứng vào mình, đó là

đặc điểm lối tƣ duy điển hình trong thơ đƣờng. “Nhà thơ khảo sát sự vật không phải để chạy vào sự vật mà để phát hiện một quan hệ, quan hệ này không phải có ngay đƣợc bằng giác quan mà đến với chúng ta sau một quá trình suy nghĩ. Ngƣời đọc thơ Đƣờng phải tự mình phát hiện lại cái quan hệ ấy chứ nhà thơ không bao giờ nói hộ, không bao giờ miêu tả”. Từ ngày thi đỗ ra làm quan, khi ở kinh đô, khi xuống tỉnh, Nguyễn Thông không bao giờ đƣợc trọng dụng. Chẳng những thế, những ý kiến đóng góp quan trọng của ông trong việc giữ nƣớc và dựng nƣớc đều bị Tự Đức bác bỏ. Càng thẳng thắn bao nhiêu, ông càng nhiều tai vạ vào mình bấy nhiêu! Họa lại bài thơ tiễn của ông Vân Lộc Nguyễn Tƣ Giản, một trong những ngƣời bạn thân, tâm đắc nhất của Nguyễn Thông ông thổ lộ hết tâm can trong câu “Suốt đời mình không có nơi để tả nỗi lòng”, đủ thấy cuộc đời Nguyễn Thông luôn luôn bị đặt trƣớc sóng gió và đầy bi kịch.

Con đƣờng trở thành nhà nho của Nguyễn Thông có những điểm rất đáng chú ý. Bắt đầu từ cái “nếp nhà” Nho học mà ngƣời đại diện trực tiếp là cha của ông, một thầy đồ nghèo ít nhiều có tài năng song không đỗ đạt và vì thế cũng ít nhiều có những bất mãn với xã hội đƣơng thời. Nguyễn Thông đã từng bƣớc trở thành một nhà nho thực thụ, nghĩa là một nhà nho mong mỏi có dịp “rồng mây gặp hội” để rồi đem tài năng mà “tế thế kinh bang”. Trong ƣớc nguyện này, Nguyễn Thông đã thất vọng từ khi ông bị đánh hỏng vì quyển thi mắc lỗi thiệp tịch trong kỳ đệ tam khoa thi Hội năm 1851 và sau đó vì nhà nghèo nên buộc lòng phải nhậm chức học quan ở một vùng huyện miền xa. Trong bài thơ Tiến tửu ca đã nói lên đƣợc sự phát triển trong tƣ tƣởng của ông, đồng thời cũng thể hiện ý chí vƣơn lên trong cuộc đời bắt đầu bị đặt vào nghịch cảnh:

Kẻ nam nhi đường đường lưng dài vai rộng.

Phải làm chi cho tiếng tăm cùng dấu vết in khắp tám cõi Không thế thì cưỡi ngựa chơi ở Ngũ Đô

Không thế thì dong thuyền dạo trên Ngũ Hồ Tay trái cầm đàn Triệu, tay phải nâng sao Tề Uống rượu ngon bồ đào, ăn cá chẻm Tùng Giang

…Trượng phu lúc vô sự hãy cứ vui chơi

Sao lại đem cái quan niệm hình tích của thế tục mà tự trói buộc mình.

Ngay giữa những dòng thơ “ngất trời hào khí” này, ngƣời ta cũng có thể nhìn thấy cái kích thƣớc có hạn về sự tự do mà Nguyễn Thông quan niệm. Qua những hình tƣợng sáo mòn, cái tự do ở đây đã trở thành một tự do biểu kiến, với những ruổi ngựa Ngũ Đô, dong thuyền Ngũ Hồ, những đàn triệu sao Tế, rƣợu ngon cá béo; đã đƣợc quy về sự tự do trong đời sống cá nhân. Cái chuẩn thẩm mỹ cổ điển ở đây đã bộc lộ khuôn khổ vô hình trong tâm thức, và giấc mơ tự do nhƣ bị đông cứng lại. Nguyễn Thông trong bài thơ này đã bộc lộ tâm trạng muốn đƣợc tự do, muốn đƣợc giải phóng khỏi ngục tù tƣ tƣởng và không khí ngột ngạt trong đời sống chính trị và xã hội. Ông đã tự thể hiện ý thức của mình, ý thức sau khi tiếng súng đại bác của quân xâm lặng bắt đầu.

Năm 1859, trong bài thơ gởi cho Hồ Huân Nghiệp lúc bấy giờ còn sống cuộc đời nhàn tản của một ẩn sĩ – Bình Dƣơng, Nguyễn Thông viết:

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)