Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 67)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Thời gian nghệ thuật

Trong sáng tác của Nguyễn Thông, thời gian đối với ông luôn mang nhiều ý nghĩa. Cảm thức về thời gian của ông luôn đặt trong mối quan hệ tƣơng quan với hi vọng giải phóng quê hƣơng, đƣa dân ra khỏi cảnh điêu linh, trở lại cuộc sống yên bình, thời gian trong ông còn là sự nhớ nhung đến bồi hồi da diết vùng quê của mình, ƣớc mong đƣợc gặp lại nhƣng chẳng còn có thể gặp. Đếm thời gian chỉ với mong muốn một lần nhìn lại mảnh đất mình đã ra đi, nhƣng rồi ý thức lại thì thời gian cứ trôi còn bản thân thì lại chẳng thể nào làm đƣợc điều mình mong muốn. Ý niệm thời gian, tuổi tác, ngày tháng luôn tồn tại trong tâm khảm của chính tác giả:

Khi gặp lại bạn cũ đồng quận họ Hà, Nguyễn Thông đã nhắc đến cảnh núi xƣơng sông máu do giặc gây ra ở miền Nam, đồng thời không quên cảnh cũ: chùa Cây Mai ở Gia Định, nơi các bạn thơ đã từng cùng nhau ngâm vịnh:

Vọng tận thiên nam chiến huyết tinh, Thập niên mã thủ mộng Mai đình

(Trông về tận trời Nam, sực mùi máu tanh chiến địa, Mười năm trên yên ngựa, nhớ cảnh chùa Cây Mai)

“Mƣời năm” quãng thời gian khá dài sau bao phong ba, để rồi khi gặp lại mọi cảnh vật, mọi sự kiện chỉ nhƣ vừa mới hôm qua, nhung nhớ tiếc nuối và khát khao đƣợc lại nhƣ vậy.

Đọc tác phẩm của Nguyễn Thông, chúng ta nhận thấy rằng thời gian luôn là mối quan tâm lớn của nhà thơ. Ở ông không có cái thảnh thơi của “nhàn một ngày là tiên một ngày”, đối với ông thời gian đƣợc tính bằng canh, ngày, tháng, năm… đƣợc đếm bằng từng khoảnh khắc. Dễ nhận thấy điều này ở các tiêu đề bài thơ: Long Hồ vãn phiếm (Buổi chiều dạo thuyền ở sông Long Hồ), Châu Giang dạ bạc (Ban đêm đậu thuyền ở sông Châu Giang), Thôn cƣ dạ văn điểu thanh thậm ai (Ở thôn quê đêm nghe tiếng chim kêu rất thê thảm), Cửu nhật du Tô Châu tự (Ngày chín tháng chín chơi chùa Tô Châu), Du Tô Châu Tự chí dạ phân (Chơi chùa tô châu đến nửa đêm), Tân Mão tân tuế tác (Thơ ngày tết năm Đinh Mão),… qua những tiêu đề của bài thơ, ta tiếp thêm một bƣớc nhận thấy rằng thời gian luôn có mặt cùng không gian và luôn thƣờng trực trong suy nghĩ của nhà thơ, có nhƣ thế nó mới xuất hiện nhiều ở tiêu đề các bài thơ nhƣ vậy. Đó nhƣ là một sự nhắc nhở mình về ngày, tháng, năm qua đi, thời gian đất trời tuần hoàn, tĩnh tại các mùa cứ luân chuyển nhau hết đông sang thu, hết thu đến hè, hết hè sang xuân, hết xuân lại đến thu… vòng quay cứ mãi mãi nhƣ vậy nhƣng đời ngƣời thì không thể. Nguyễn Thông băn khoăn về việc đã để thời gian trôi qua mà việc lớn chƣa thành:

Nhất ngọa Long Giang chử, Niên hoa ngũ độ xuân. Tiệm khan nhi nữ đại,

Đẩu giác mân mao tân. Quan dĩ trì tàng chuyết; Thân tương kiệm bổ bần. Cố hương nhung mã tại, Cốt nhục chính bi tân.

(Tân Mão tân tuế tác) (Nằm ở bãi Long Giang

Đã trải qua năm năm rồi.

Nhìn lại đoàn con trai con gái đã khôn lớn lên dần, Bỗng thấy mái tóc mình đã đổi sắc mới.

Làm quan vì chậm thăng nên giấu đƣợc vụng về, Nhà nghèo giữ đƣợc tiết kiệm để đỡ túng thiếu. Ở làng cũ nay đƣơng có giặc giã,

Bà con cốt nhục đang chịu cảnh tang tóc đắng cay).

(Thơ ngày tết năm Đinh Mão) Nho giáo vốn cổ vũ con ngƣời hăng hái nhập thế hành đạo, làm ngƣời thì phải “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, phải khẳng định vai trò cá nhân mình trong cõi trăm năm bằng sự nghiệp hiển hách, ghi tên trong sử xanh chứ không thể sống cuộc sống tầm thƣờng, lụi tàn nhƣ cây cỏ. Một cuộc đời trong quan niệm của ngƣời xƣa là phải ghi lại đƣợc dấu ấn của mình bằng việc làm đƣợc việc điều gì cho quê hƣơng, giang sơn, đất nƣớc. Nguyễn thông ngẫm thấy “mái tóc mình đã đổi sắc mới”, thời gian thì trôi nhanh nhƣ mũi tên, mà cái còn lại với ông lúc này chỉ là chén rƣợu sầu thấm màu lam chƣớng. Thời gian qua đi lòng ông trằn trọc, khắc khoải lo âu. Dƣờng nhƣ thời gian qua đi, bƣớc thêm một ngày lại chồng chất thêm một mối lo cho ông, ở đây không còn hình ảnh ông già tóc bạc ngồi trên núi cao mặc cho thế sự trôi đi nhƣ trong thơ Đƣờng hay trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm mà thay vào đó hình ảnh một ngƣời con của quê hƣơng đất nƣớc đang nhìn đất nƣớc ngày một lụi tàn trong tay triều đình.

Dùng không gian để biểu thị thời gian là biện pháp đƣợc các nhà thơ đời Đƣờng sử dụng nhiều và Nguyễn Thông một lần nữa vận dụng nó thành công. Thời gian đƣợc cảm nhận qua tiếng mƣa đêm, tiếng ve kêu rền rỉ, tiếng chim kêu khắc khoải… Đó là thời gian mang nặng tâm sự ƣu tƣ, tâm sự của một thi nhân. Trong khoảnh khắc thời gian ấy nhà thơ cảm thấy bƣớc đi chầm chậm, man mác của đất trời. Một nỗi buồn xâm chiếm khi nghĩ đến sự tàn phai của tạo vật, khi thời gian qua đi. Cộng hƣởng với sự man mác buồn ấy là sự sầu lo khi việc quân cơ bộn bề, cấp bách nhƣng lại chƣa giải quyết đƣợc bao nhiêu mà “trên đầu thì già đến rồi ”. Việc xuất hiện nhiều lần hình ảnh mái tóc bạc nhƣ là sự minh chứng cho thời gian qua nhanh, đời ngƣời ngắn ngủi

Bỗng thấy mái tóc mình đã đổi sắc mới.

Xƣa nay con ngƣời vốn nắm rất rõ quy luật sinh - lão - bệnh - tử của đời ngƣời thế nhƣng khi mái tóc xuất hiện vài sợi bạc - dấu hiệu của giai đoạn “lão” ngƣời ta bỗng thấy thảng thốt và tiếc nuối. Con ngƣời luôn có khát khao muốn chiếm giữ thời gian, vì thế mới có câu chuyện về các đạo sĩ suốt đời đi tìm “linh chi” , “tiên dƣợc”, “luyện đan”… để mong thực hiện khát vọng “thọ ngang trời đất”, các hoà thƣợng “tinh tấn tu trì” mong giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi… Đấy là những cách thức để thoát ra khỏi quy luật của tạo hoá, vƣợt lên trên thời gian. Dù đã tìm nhiều phƣơng cách nhƣng rồi con ngƣời vẫn phải tuân theo quy luật của tạo hoá. Thiên địa trƣờng cửu còn đời ngƣời lại ngắn ngủi vô cùng. Cuộc đời nhƣ bóng câu qua cửa sổ, nhƣ mũi tên bắn khỏi dây cung không quay trở lại. Ngày nào đó cha mẹ vừa mới treo cung dâu trƣớc sân nhà mà nay tóc đã bạc, thời gian đúng là thấm thoắt thoi đƣa.

Bên cạnh hình ảnh có ý nghĩa biểu tƣợng “mái đầu bạc” thì tính chất phôi pha hữu hạn của nhân sinh còn bộc lộ qua chuỗi hình ảnh “chiều tà”, “giấc mộng”, “đêm”, “hoa cúc”, “mùa thu”…

- Phản chiếu thiên sơn mô

(Bóng nắng chiều giọi lại trên nghìn quả núi)

- Châu thủy thu phong dạ bạc thuyền

“Chiều tà”, “hoàng hôn” là hình ảnh đã trở thành ƣớc lệ trong thi ca trung đại. Nói đến chiều tà ngƣời đọc liên tƣởng ngay tới hình ảnh cuối ngày, là khoảnh khắc gợi buồn, gợi nhớ, đó còn là biểu hiện cho sự phôi pha của tạo vật theo thời gian. Sáng - trƣa - chiều - tối, thời gian luân chuyển theo dòng chảy bất tận ấy nhƣng từng thời điểm khác nhau lại đƣa đến cho con ngƣời những cảm xúc, cảm nhận khác nhau. Buổi sáng - điểm khởi đầu của ngày mới cho con ngƣời một xúc cảm hứng khởi, tƣơi vui bởi sự mới mẻ sắp tới thì chiều tối lại là khoảnh khắc khép lại của ngày, thời điểm giao thoa giữa ngày và đêm, lúc mà những tia sáng nhảy nhót của mặt trời khuất dần sau núi nhƣờng chỗ cho màn đêm bao phủ một màu tối của sự sâu lắng. Phút giao thời ấy lòng ngƣời thƣờng diễn ra nhiều xúc cảm khác nhau, có chút tiếc nuối, có chút mệt mỏi và đây thƣờng là những phút giây tâm hồn tĩnh lại. Thời gian - tâm trạng hai khái niệm tƣởng nhƣ ở hai lĩnh vực khác nhau lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thời gian tƣởng nhƣ là đơn vị vật lý không sắc, không vị, vô thủy, vô chung lại trở nên đa chiều, đa cảm xúc dƣới cái nhìn của tâm trạng.

Có thể nói rằng, thời gian nghệ thuật là đặc trƣng của văn học, “thời gian là đối tƣợng, là chủ đề, là công cụ miêu tả - là sự ý thức cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt văn học”, thời gian là “một trong những phƣơng tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung nghệ thuật”. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ không thể không khai thác thời gian nghệ thuật trong thế giới ấy.

Thời gian trong các sáng tác thơ văn của Nguyễn Thông, bao gồm các dạng nhƣ trong thơ cổ. Đó là thời gian sinh mệnh ngắn ngủi, thời gian vũ trụ, thời gian qúa khứ…. Dù nhà thơ ngậm ngùi trƣớc cái hữu hạn của nhân sinh, kiếp ngƣời hay mơ tƣởng về quá khứ; thì cũng đều nói đến thời gian của cuộc kháng chiến, thời gian của sự nhớ nhung đối với quê hƣơng xứ sở, và đó là điều thu hút ngƣời đọc với thơ văn của ông.

Ở Nguyễn Thông không chỉ có con ngƣời phận vị, con ngƣời nho sĩ hành đạo trung vua yêu nƣớc mà còn là một cá thể không hoàn toàn nằm trong quỹ đạo o

bế phong kiến quan phƣơng. Việc ông tự nguyện tham gia phong trào đấu tranh yêu nƣớc, tuy nhiên vẫn có lúc chán nghe tiếng trống trận, vẫn có lúc một mình cô đơn bên chén rƣợu, vẫn có lúc trái tim nghệ sĩ lắng tiếng mƣa … là những tín hiệu nghệ thuật biểu hiện rõ nét tâm trạng riêng tƣ và làm nên một con ngƣời Nguyễn Thông trong thơ.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ THỦ PHÁP VÀ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ VĂN NGUYỄN THÔNG

Một phần của tài liệu (Trang 61 - 67)