Quá trình hình thành định hướngnghề nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 28)

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường THPT, học sinh được học, được

lĩnh hội những tri thức cơ bản, hiện đại… để sau khi tốt nghiệp các em có thể tiếp tục học lên hoặc tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất. Do vậy, định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT dần được hình thành chính trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường phổ thông và nó có tác dụng thúc đẩy học sinh THPT chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản, nhận biết được các đặc điểm của nghề mà các em dự định sẽ chọn. Điều này được thể hiện rất rõ trong thái độ học tập của học sinh THPT. Các em

hiểu vấn đề tri thức, vấn đề nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng như thế nào cho cuộc sống tương lai của bản thân, vì vậy các em học tập có ý thức trách nhiệm hơn so với học sinh trung học cơ sở.

1.5.3. Các yếu tố tác động đến định hướng của học sinh THPT

Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nói chung gồm có 2 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài.

Các yếu tố bên ngoài

Như trên đã trình bày, giai đoạn tuổi học sinh THPT đã có sự phát triển về mặt nhân cách và trưởng thành về mặt xã hội. Do đó đối với học sinh THPT sự định hướng nghề nghiệp chủ yếu do bản thân học sinh quyết định.Song sự định hướng nghề nghiệp ở mỗi học sinh trước đó chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hệ thống định hướng nghề nghiệp của học sinh phải kể đến các yếu tố sau:

a) Gia đình:

Trước hết, mỗi con người sinh ra trong một gia đình nhất định và luôn chịu ảnh hưởng, tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống của các thế hệ trong gia đình. Bởi lẽ gia đình là một cộng đồng ổn định và xác định. Gia đình thực hiện các chức năng của hoạt động kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức các lĩnh vực khác trong hoạt động sống của con người: giáo dục từ tình cảm, đến kỹ năng, kỹ xảo, từ ứng xử đến đạo đức, từ lối sống, hình thành định hướng giá trị. Giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc định hướng giá trị nhân cách, nghề nghiệp. Thông qua yếu tố gia đình, chúng ta có thể giải thích được hiện tượng “thừa kế” tài năng trong một số gia đình, qua nhiều thế hệ cùng theo một ngành nghề nào đó. Và rất nhiều người nhầm tưởng rằng sự kế thừa đó như là hiện tượng di truyền.Nhưng hoàn toàn không phải vậy, đây là một hiện tượng xã hội, một quá trình ảnh hưởng giáo dục có chủ định hoặc không chủ định. Trẻ em trong gia đình ngay từ nhỏ, bắt trước người lớn, đầu tiên là bắt trước bố mẹ, ông bà, anh chị lớn một cách tự nhiên về mọi mặt, từ hành vi, cử chỉ, cách nói năng… cho đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tế cho thấy gia đình là môi trường đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển định hướng nghề nghiệp

Giáo dục nhà trường là một môi trường giáo dục đặc biệt nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục con người, đào tạo nguồn nhân lực của một thời kì lịch sử nhất định. Hơn nữa giáo dục nhà trường được tổ chức một cách có hệ thống theo một quy trình có mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức cùng với đội ngũ thầy cô giáo có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện theo như mục đích giáo dục. Như vậy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Mọi sự tác động giáo dục từ nhà trường có tác dụng hình thành định hướng nhân cách cho người học. Do đó trong nhà trường việc học sinh hướng đến nghề nghiệp nào ít nhiều do nhà trường quyết định. Vì từ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức, nhà giáo dục đều có ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy do yếu tố hướng nghiệp còn hạn chế nên phần lớn các em khi thi vào các trường đại học cao đẳng mình theo học không rõ sẽ thích nghề mình theo học hay không, có dấn thân vì sự nghiệp hay không. Nhưng rồi trong quá trình theo học với nội dung học thiết thực, việc tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên phong phú, hấp dẫn… và từ đó có thể các em cảm thấy hứng thú với ngành học.

Công tác hướng nghiệp được xác định là một công tác quan trọng cần được lưu tâm, nhưng thực tế hiện nay công tác này chưa tiến hành được hiệu quả, từ nội dung, phương pháp, cách thức cho đến người tổ chức hoạt động là những người chưa đủ chuyên môn cần thiết, đang còn thực hiện qua loa đại khái…điều này còn ảnh hưởng lớn đến định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Nói tóm lại, giáo dục nhà trường phải góp phần định hướng cho sự phát triển định hướng nghề nghiệp Tuy nhiên hiệu quả tiếp thu những vấn đề nghề nghiệp chung do nhà trường định hướng còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của mỗi cá nhân và tác động của các yếu tố khác như gia đình và xã hội.

c) Xã hội:

Ngoài gia đình và nhà trường, thì yếu tố xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề định hướng nghề nghiệp khi chọn nghề của học sinh. Yếu tố môi trường xã hội ở đây ngoài môi trường gia đình và cộng đồng nơi ở của cá nhân, bạn bè, thầy cô, tôn giáo, những người có kinh nghiêm, truyền thông xã hội… có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề nghiệp của học sinh

Các yếu tố bên trong

Quá trình định hướng giá trị nói chung, định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT nói riêng bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội… Bởi xét về bản chất như Marx đã nói: “Bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Nhưng sự lựa chọn của cá nhân vẫn giữ vị trí quyết định trong quá trình định hướng giá trị ở mỗi chủ thể. Như chúng ta đã biết con người là một thực thể có ý thức nên có cuộc sống riêng, có những mong muốn, nhu cầu riêng mà khi hoạt động và giao lưu mỗi người lựa chọn sự tác động của xã hội theo một cách riêng và tạo nên bộ mặt nhân cách của mình. Vì thế mà sự định hướng nhân cách cũng như sự định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành nhân cách của chủ thể như trình độ học vấn, trình độ văn hóa, tính tích cực hoạt động, những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết chính trị xã hội của cá nhân, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần… có ảnh hưởng mạnh mẽ và giữ yếu tố quyết định đến định hướng giá trị khi chọn nghề của học sinh THPT.

a) Năng lực học tập

Năng lực học tập là một trong những yếu tố cơ sở để đánh giá những ngành nghề phù hợp, việc học sinh có được học nghề mình thích hay không phụ thuộc vào năng lực học tập của cá nhân ấy, nếu học tập tốt, thi cử đạt kết quả tốt thì học sinh sẽ được theo học những ngành nghề đã đăng ký trong hồ sơ. Hiện nay đối với học sinh THPT thì năng lực học tập còn là thước đo của nhiều vấn đề khác nữa.

Năng lực học tập phản ánh khả năng lĩnh hội tri thức của bản thân học sinh, nhưng chưa hẳn đã phản ánh sự phù hợp với ngành nghề, bởi năng lực học tập là nền tảng chung cho hoạt động nghề nghiệp sau này.

b) Sở thích

Sở thích là một trong những động lực thôi thúc mạnh mẽ con người tiến hành hoạt động, có thể nói đối với định hướng nghề nghiệp cần quan tâm đến sở thích đầu tiên, bởi vì làm việc mình thích thì mới làm hăng say được, tuy nhiên cần xét trong sự tương hợp với các yếu tố khác như sức khỏe, khả năng, tính cách…thì sở thích mới ảnh hưởng tích cực đến hành vi nghề nghiệp.

c) Sức khỏe thể chất

Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu nhất định về mặt sức khỏe thể chất, có những ngành nghề đòi hỏi nhất định phải có sức khỏe không mắc các bệnh này, bệnh

kia…bởi lẽ con người muốn hoạt động tốt cần có một cơ sở thể chất khỏe mạnh, linh hoạt. sức khỏe ảnh hưởng đến hiệu suất lao động và tinh thần lao động.

Trong định hướng nghề nghiệp việc quan tâm đến yếu tố sức khỏe thể chất càng trở nên quan trọng, cần đặt vai trò của sức khỏe ngang hàng với các yếu tố như sở thích và khả năng…

d) Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần là một yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động của con người, ông bà ta có câu “ tinh thần không thông, vác bình đông cũng nặng” điều này nói lên ảnh hưởng của đời sống tinh thần đến hoạt động.

Định hướng nghề nghiệp cần quan tâm đến những đặc điểm tinh thần của bản thân, cấn hiểu rõ mình cần môi trường xã hội như thế nào thì tinh thần sẽ ổn định, cân thường xuyên rèn luyện để biết cách chịu đựng những khác biệt khi bước vào môi trường thực sự.

e) Năng khiếu

Năng khiếu là một thuộc tính tâm lý của con người, thể hiện ở một lĩnh vực nào đó con người có thể thực hiện hoạt động hiểu quả mà ít tốn công sức. như vậy định hướng nghề nghiệp cũng cần quan tâm đến năng khiếu để lựa chọn được nghề phù hợp cộng thêm sự hỗ trợ của năng khiếu thì chắc chắn cá nhân sẽ rất thành công.

f) Tính cách, tính khí

Tính cách, tính khí là một yếu tố cần quan tâm trong định hướng nghề nghiệp, xét đến tính cách, tính khí với những yêu cầu của nghề để thấy được mức độ phù hợp, cá nhân nên chọn những ngành phù hợp giữ hai mặt trên ở mức độ cao. Thì khi tiến hành hoạt động nghề sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Từ những phân tích trên, trong đề tài này, những nội dung chủ yếu được nghiên cứu, khảo sát về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai:

- Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề, về nhu cầu xã hội của nghề, về sự phù hợp của các đặc điểm bản thân với các yêu cầu của nghề, nhận thức về các công việc cơ bản của nghề, nhận thức về các điều kiện của gia đình

- Thái độ biểu hiện của học sinh THPT đối với nghề mà mình lựa chọn gồm thái độ lựa chọn, thái độ đánh giá, thái độ xúc cảm

- Hành vi học tập, rèn luyện nghề của học sinh THPT được thể hiện cụ thể qua nhóm hành vi có tính chất tự giác được học sinh THPT thực hiện ở các mức độ: rất thường xuyên, thường xuyên, đôi khi, chưa bao giờ.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

- Định hướng nghề nghiệp là một vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu đến nó, không chỉ những công trình nghiên cứu nổi tiếng của các nhà tâm lý học nước ngoài mà cả những nghiên cứu ở Việt Nam.

Định hướng nghề nghiệp giúp học sinh có được lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, giúp học sinh có thể lập những kế hoạch hoạt động để hướng tới ngành nghề đã được định hướng trước.

- Định hướng nghiệp của học sinh THPT được hình thành và phát triển trong quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập, cá nhân có khả năng nhận biết và đánh giá những đặc điểm của bản thân để có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với các đặc điểm của ban thân. Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT sẽ được củng cố và hoàn chỉnh dần trong quá trình học nghề và hành nghề của các em sau này.

- Định hướng nghề nghiệp chịu sự chi phối của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong bao gồm: năng lực học tập, sở thích, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, năng khiếu, tính cách, tính khí. Các yếu tố bên ngoài gồm: gia đình, nhà trường, xã hội.

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Huyện Iagrai là một huyện biên giới giữa Việt Nam và Campuchia với ý nghĩa chiến lược về vị trí địa lý, Huyện Iagrai được quan tâm hỗ trợ rất nhiều từ nguồn chính sách của nhà nước.

Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một trường Trung học phổ thông là trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, số học sinh đang theo học tại trường 3.200 học sinh. Số lượng học sinh ở trọ 70% vì gia đình rất xa xôi. Các em được phân ban ngay từ năm đầu tiên của giai đoạn trung học phổ thông. Lượng học sinh người dân tộc thiểu số theo học tại trường cũng chiếm một con số đáng kể.

2.2. Tiến trình nghiên cứu

Việc tổ chức nghiên cứu thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT được tiến hành như sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Mục đích: Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Thời gian thực hiện: từ ngày 10-12-2013 đến ngày 02-01-2014.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực trạng

Mục đích: Biết được thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai, qua đó đề xuất một số biện pháp hỗ trợ nhằm giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân học sinh để có được lựa chọn đúng đắn.

2.3. Tổ chức nghiên cứu

* Thời gian: học kỳ II năm học 2013-2014

* Địa điểm: trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai

* Mẫu nghiên cứu 200 khách thể của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai

Cụ thể:

Giới tính Khối lớp Dân tộc

Nam Nữ Khối 10 Khối 11 Khối 12 Kinh Thiểu số

89 111 50 50 100 152 48

200 200 200

* Các bước tiến hành:

- Nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn

- Thiết kế phiếu điều tra, điều tra thử, chỉnh sửa phiếu

- phát phiếu điều tra cho học sinh để thu thập thông tin và kết hợp với phỏng vấn. - Xử lý, phân tích kết quả điều tra

- Đề xuất một số biện pháp để hỗ trợ các em trong quá trình định hướng nghề nghiệp của mình.

- Viết luận văn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

*Mục đích: tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt được những vấn đề đã được đề cập đến trong và ngoài nước (từ trước đến nay) có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả,…

* Cách tiến hành: đọc và phân tích các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm:

- Các tài liệu về định hướng, định hướng nghề nghiệp

- Các tài liệu về nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp hiện nay - Phân tích, tổng hợp, xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi a. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

* Mục đích: chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về nhận thức, thái độ, hành vi (theo cấu trúc của định hướng) thực trạng và mức độ định hướng nghề nghiệp hiện tại của học sinh.

* Cách tiến hành: để nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của học sinh chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho học sinh

* Nguyên tắc xây dựng phiếu hỏi: câu hỏi gồm 3 loại: câu hỏi đóng, câu hỏi mở

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)