c. Thái độ đánh giá của học sinh trung học phổ thông đối với nghề nghiệp
3.2.1. Kết quả chung về mức độ rõ ràng trong định hướngnghề nghiệp của học sinh
Iagrai tỉnh Gia Lai.
Qua bảng và biểu đồ nhận thấy xu hướng học tập cơ bản của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai sau khi tốt nghiệp THPT là theo học các trường Đại học- cao đẳng 88%. Qua phỏng vấn các em cho biết “học Đại học dễ xin được việc làm hơn”. Một số em nói rằng “học 12 năm xong hiển nhiên là để thi đại học” một số em khác chia sẻ đó là mong muốn của bản thân, hoặc là gợi ý của gia đình.
Số các em lựa chọn hình thức học tập là trung cấp chuyên nghiệp có tỷ lệ 4.5% và học nghề có tỷ lệ 3%. Các em này chia sẻ rằng lựa chọn những bậc học này là phù hợp với năng lực bản thân, hoặc để tiết kiệm thời gian các em học nghề cho nhanh.
Số các em chưa biết được mình sẽ học tập ở hình thức nào sau khi tốt nghiệp THPT là 4.5%. qua phỏng vấn các em cho biết là các em đang phân vân giữa các hình thức học tập, một số em không tự tin vào kỳ thi tốt nghiệp.
Xu hướng học tập này là xu hướng của học sinh Việt Nam những năm gần đây, hầu như em nào cũng hướng về cổng trường đại học cao đẳng, ít học sinh nghĩ đến học nghề, một phần do sự phát triển văn hóa và yêu cầu của xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ cao vì thế tỷ lệ các em lựa chọn bậc học Đại học –Cao đẳng trổi vượt hơn các bậc học khác là thực tế.
3.2. Thực trạng mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
3.2.1. Kết quả chung về mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Biểu đồ 3.13. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Lĩnh vực Mức độ Tổng số điểm Điểm trung bình A B C LC % LC % LC % Nhận thức 68 34% 105 52.5% 27 13.5% 441 2.20 Thái độ 56 28% 120 60% 24 12% 432 2.16 Hành vi 76 38% 103 51.5% 21 10.5% 455 2.27 Tổng 43 21.5% 127 63.5% 30 15% 413 2.06
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.
Qua biểu đồ 3.13 và bảng 3.16 cho thấy mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai ở mức độ định hướng nghề nghiệp tương đối rõ ràng (mức độ B) chiếm tỷ lệ cao nhất 63.5%, mức độ định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng (mức độ A) chiếm tỷ lệ 21.5% ; mức độ định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng (mức độ C) chiếm tỷ lệ 15%.
Những số liệu này cho thấy định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai đã hình thành và đang ảnh hưởng đến lựa chọn của các em đối với nghề nghiệp trong tương lai của mình. Bộ phận học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng (21.5%) là do các em đã ý thức được việc lựa chọn nghề nghiệp đối với tương lai của mình, các em có những kiến thức cơ bản và
21.5 63.5 15 Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp mức độ A mức độ B mức độ C
cần thiết để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân, qua phỏng vấn được biết các em có ý niệm về ngành nghề của mình từ những năm đầu THPT, các em xác định được khối học phù hợp với ngành nghề của mình và lập kế hoạch học tập hướng theo định hướng ấy.
Bộ phận học sinh định hướng nghề nghiệp tương đối rõ ràng chiếm lỷ lệ cao nhất (63.5%), biểu hiện của mức độ này là các em bước đầu nghĩ đến ngành nghề của mình, nhưng vẫn còn phân vân về năng lực học tập của mình, các em chưa nhận thức được đầy đủ các kiến thức cần thiết về ngành nghề của mình, còn phân vân trong lựa chọn ngành nghề, các em vẫn chưa thiết lập được những hành vi thực tiễn để định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Qua thực tế nhận thấy các em chỉ gọi tên được nghề nghiệp nhưng chưa nhận thức được các công việc cơ bản của nghề, các yêu cầu cần thiết về năng lực, phẩm chất đạo đức, các kỹ năng, yêu cầu về sức khỏe… theo chúng tôi đây là mức độ phổ biến ở học sinh THPT của nước ta hiện nay.
Bộ phận học sinh định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng chiếm 15%, biểu hiện của mức độ này là kiến thức của các em về nghề nghiệp chưa rõ ràng, các em chưa có thái độ lựa chọn và thái độ xúc cảm của các em chưa được tích cực, hành vi của các em đối với ngành nghề cũng chưa được tiến hành. Qua phỏng vấn các em cho biết các em không tự tin vào năng lực học tập của bản thân mình, các em chưa thấy nhận biết được các đặc điểm của bản thân mình, thực tế cho thấy các em chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn trong việc cung cấp kiến thức cũng như hỗ trợ khi tiến hành các hoạt động… Từ những yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài khiên cho định hướng nghề nghiệp của các em chưa rõ ràng.