Nhận thức của học sinh trung học phổ thông về điều kiện kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 54 - 58)

Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu nhận thức của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng về điều kiện kinh tế gia đình. Thông qua câu hỏi “ em có tính đến điều kiện kinh tế gia đình mình khi chọn nghề không?”

Qua phỏng vấn chúng tôi thu được các kết quả như sau:

Học sinh khối 12 có mức độ nhận thức về điều kiện kinh tế của gia đình tốt hơn học sinh khối 10 và khối 11. Em N.T.K.L lớp 12C6 cho biết “ điều kiện kinh tế của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến lựa chọn nghề của em, em muốn học một ngành phù hợp với bản thân mình và với kinh tế gia đình mình, em định học sư phạm cho đỡ tốn học phí”

Em T.V.T lớp 12C8 cho biết: “ hiện tại em đã chọn được nghề cho mình, em chọn nghề kiến trúc, em nghe nói học kiến trúc rất tốn tiền, em có hỏi ý kiến ba mẹ về kinh tế nhà mình có đủ cho em học không?, ba mẹ em đã đồng ý và nói sẽ lo được cho em học kiến trúc, nhưng em cũng muốn giảm gánh nặng cho ba mẹ, em sẽ đi làm thêm nếu em đậu vào kiến trúc “.

Em C.T.T lớp 10A12 cho biết “ em chưa nghĩ đến kinh tế gia đình vì em chưa chọn được nghề cho mình”

Em N.T.T lớp 10A6 cho biết “ ba mẹ em nói em không cần lo đến chuyện này, chỉ cần em học tốt và đậu đại học thì ba mẹ em sẽ lo hết”

Em H.T.T.H lớp 11B7 cho biết “ em cũng hơi lo lắng về vấn đề kinh tế nếu em đi học đại học, nhưng em chưa bao giờ hỏi ba mẹ về vấn đề kinh tế cả”

Em N.H.V lớp 11 B6 cho biết “ không có tiền thì không đi học được, nhưng em vẫn chưa nghĩ đến chuyện này, em lo tốt nghiệp trước. em học yếu lắm

Qua phỏng vấn nhận thấy học sinh nữ nhận thức về kinh tế gia đình tốt hơn học sinh nam, các bạn nữ thường quan tâm đến kinh tế gia đình, các bạn cân nhắc nhiều hơn khi chọn nghề, các bạn nam thì ít quan trọng hóa vấn đề này hơn, các bạn đề cao tính độc lập của người trẻ hiện nay, các bạn cũng quan tâm nhưng không coi đó là vấn đề chính khi lựa chọn nghề.

Nhận thấy học sinh trường THPT Huỳnh thúc Kháng nhận thức về kinh tế gia đình ở mức độ tương đối tốt

Biểu đồ 3.6. Nhận thức về định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.

Qua biểu đồ 3.6 ta thấy được nhận thức của học sinh THPT trong định hướng nghề nghiệp biểu hiện về các vấn đề của nghề nghiệp như: nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề, về thị trường lao động, về công việc cơ bản của nghề, về sự phù hợp giữa các yêu cầu của nghề và đặc điểm của bản thân, nhận thức về kinh tế gia đình, về các giá trị nghề nghiệp mà cá nhân mong muốn…đạt mức độ nhận thức đầy đủ rõ ràng- mức độ A 34%, nhận thức rõ ràng nhưng còn thiếu xót- mức độ B đạt 52.5%, nhận thức chưa rõ ràng, thiếu xót hoặc sai lệch- mức độ C đạt 13.5%.

Hoạt động nhận thức ở học sinh THPT nói chung đạt mức độ cao, các em có khả năng nhận thức trọn vẹn sự vật hiện tượng, các quy luật của thế giới khách quan. Do vậy đối với hoạt động nhận thức về định hướng nghề nghiệp về các vấn đề của nghề liệt kê ở trên các em nhận thức được tốt (34%). Bộ phận các em nhận thức tương đối tốt (52.5%) là do các em nhận thức thiếu hụt một số vấn đề của nghề như: các công việc cơ bản của nghề, các yêu cầu, đòi hỏi của nghề, và sự phù hợp giữa các đặc điểm của bản thân với các yêu cầu của nghề.

Bộ phận nhận thức kém về các vấn đề của nghề (13.5%) biểu hiện các em chưa có được kiến thức cần thiết về nghề nghiệp để bổ trợ cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Cụ thể kết quả nhận thức của từng vấn đề về nghề các em đạt mức độ kém. Mức độ nhận thức Mức độ A Mức độ B Mức độ C Điểm tổng Điểm trung SL % SL % SL %

bình Khối 10 4 8% 38 76% 8 16% 96 1.92 Khối 11 7 14% 34 68% 9 18% 98 1.96 Khối 12 33 33% 53 53% 14 14% 219 2.19 Học sinh nam 26 29.21% 45 50.56% 18 20.23% 186 2.09 Học sinh nữ 42 37.84% 60 54.05% 9 8.11% 255 2.30

Bảng 3.6. Mức độ nhận thức trong định hướng nghề nghiệp của 3 khối lớp và học sinh nam học sinh nữ.

Qua bảng 3.6 cho thấy mặt nhận thức của 3 khối lớp 10, 11, 12 trong định hướng nghề nghiệp là khác nhau:

Mức độ A : khối 10 đạt 8%, khối 11 đạt 14%, khối 12 đạt 33% Mức độ B: khối 10 đạt 76%, khối 11 đạt 68%, khối 12 đạt 53%

Mức độ C: khối 10 chiếm 16%, khối 11 chiếm 18%, khối 12 chiếm 14%

Có thể nói mức độ nhận thức của khối 12 trong định hướng nghề nghiệp cao hơn khối 11 và khối 10. (điểm trung bình của khối 12 đạt 2.19, khối 11 đạt 1.96; khối 10 đạt 1.92)

Học sinh nam và học sinh nữ có mức độ nhận thức khác nhau trong định hướng nghề nghiệp:

Mức độ A: học sinh nam chiếm 29.21%, học sinh nữ chiếm 37.84%. Mức độ B: học sinh nam chiếm 50.56%, học sinh nữ chiếm 54.05%. Mức độ C :học sinh nam chiếm 20.23%, học sinh nữ chiếm 8.11%.

Đối với mức độ nhận thức trong định hướng nghề nghiệp có thể nói học sinh nữ có mức độ nhận thức chung về định hướng nghề nghiệp tốt hơn học sinh nam.(điểm trung bình của học sinh nam đạt 2.09; học sinh nữ đạt 2.30, mức độ này ở mức độ trung bình)

Kết luận chung về mặt nhận thức của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai trong định hướng nghề nghiệp:

Thông qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thu được những kết luận sau đây về biểu hiện của định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT qua mặt nhận thức:

Nhận thức của học sinh ở mức độ B- nhận thức tương đối rõ ràng về các vấn đề: tầm quan trọng của việc chọn nghề, về thị trường lao động, về công việc cơ bản của nghề, về các yêu cầu, đòi hỏi của nghề, về những đặc điểm của bản thân, nhận thức về kinh tế gia đình, về các giá trị nghề nghiệp mà cá nhân mong muốn chiếm tỷ lệ cao 52.5%, bên cạnh đó các em có mức độ định hướng nghề nghiệp rõ ràng chiếm tỷ lệ 34%, các em có định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng chiếm tỷ lệ 13.5%

Điểm trung bình của mặt nhận thức đạt 2.20 xếp vị thứ 2 trong các thành phần của định hướng nghề nghiệp.

Cần có những hoạt động hỗ trợ cho các em học sinh về mặt nhận thức, đặc biệt với các vấn đề sau: nhận thức về các công việc cơ bản của nghề, các yêu cầu đòi hỏi của nghề, các đặc điểm của bản thân. Thiết nghĩ cần có nhiều tài liệu hướng nghiệp thống kê lại các ngành nghề của xã hội, miêu tả các công việc cơ bản và những đòi hỏi, yêu cầu đối với người làm công việc dó. Bên cạnh đó cần có những nhà tư vấn chuyên môn để hỗ trợ các em.

3.1.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng biểu hiện qua mặt thái độ biểu hiện qua mặt thái độ

Để nghiên cứu về mặt thái độ trong định hướng nghề nghiệp, chúng tôi nghiên cứu về thái độ xúc cảm của cá nhân với nghề, thái độ lựa chọn của cá nhân với nghề, thái độ đánh giá của cá nhân với nghề. Thái độ kiên định của cá nhân với nghề. Sau đây là những biểu hiện về mặt thái độ đó.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)