Mức độ rõ ràng trong định hướngnghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 85 - 102)

THPT Huỳnh Thúc Kháng phân theo khối lớp

Mức độ định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ở 3 khối lớp: Khối lớp Lĩnh vực Mức độ A B C LC % LC % LC % Khối 10 Nhận thức 11 22% 31 62% 8 16% Thái độ 6 12% 31 62% 13 26% Hành vi 10 20% 29 58% 11 22% Tổng 4 8% 38 76% 8 16% Khối 11 Nhận thức 24 48% 21 42% 5 10% Thái độ 10 20% 35 70% 5 10% Hành vi 7 14% 36 72% 7 14% Tổng 7 14% 34 68% 9 18% Khối 12 Nhận thức 33 33% 53 53% 14 14% Thái độ 30 30% 54 54% 6 6% Hành vi 59 59% 38 38% 3 3% Tổng 32 32% 55 55% 13 13%

Bảng 3.17. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh 3 khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Biểu đồ 3.13. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh 3 khối lớp 10, 11, 12 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Bảng 3.17 và biểu đồ 3.13 cho thấy mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của 3 khối lớp là khác nhau, trong đó khối 12 có định hướng nghề nghiệp ở mức độ rõ ràng (mức độ A) cao nhất 32%, cũng mức độ này nhưng ở khối 11 chiếm 14%, và khối 10 là 8%, nhận thấy có một mối liên hệ giữa khối học và mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.

Ỏ các mức độ khác cũng có sự khác nhau về tỷ lệ giữa các khôi lớp:

Ở mức độ định hướng nghề nghiệp tương đối rõ ràng (mức độ B) khối 10 có tỷ lệ 76%, khối 11 có tỷ lệ 68%, khối 12 có tỷ lệ 55%.

Đối với mức độ định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng (mức độ C) khối 11 có tỷ lệ 18%, khối 10 có tỷ lệ 16%, khối 12 có tỷ lệ 13%.

Định hướng nghề nghiệp ở 3 khối có sự chênh lệch về các mức độ như vậy là do trinh độ nhận thức của 3 khối lớp là khác nhau, thực tế cho thấy các em học sinh khối 10, khối 11 có mức độ quan tâm đến định hướng nghề nghiệp thấp hơn so với khối 12, việc này cũng một phần cũng do ảnh hưởng của thời điểm mà hoạt động lựa chọn ngành nghề diễn ra, hoạt động này diễn ra thường vào tháng 3 hằng năm đối với khối 12 vì thế các em học sinh khối 12 có sự quan tâm và có kiến thức cũng như tiến hành

87

hoạt động cần thiết để coc thể đảm bảo nhưng yêu cầu của hoạt động chọn ngành nghề này. Ngoài ra mức độ này còn phụ thuộc vào sự quan tâm của cá nhân đối với nghề trong tương lai, mặc dù mới học lớp 10 nhưng một số học sinh định hướng nghề nghiệp của các em rất tốt.

b. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng phân theo giới tính Huỳnh Thúc Kháng phân theo giới tính

Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp khác nhau giữa nam và nữ.

Khối lớp Lĩnh vực Mức độ Điểm trung bình A B C L C % LC % LC % Nam (89) Nhận thức 27 30.33 49 55.05 13 14.62 2.15 Thái độ 29 32.58 48 53.93 12 13.49 2.19 Hành vi 29 32.58 51 57.30 9 10.12 2.22 Tổng 30 33.70 35 39.32 24 26.98 2.06 Nữ (111) Nhận thức 42 37.83 61 54.95 8 7.22 2.30 Thái độ 28 25.23 72 64.87 11 9.90 2.15 Hành vi 24 21.62 75 67.57 12 10.81 2.10 Tổng 36 32.43 50 45.04 25 22.53 2.09

Bảng 3.18. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh nam và học sinh nữ.

32.43 22.53

Mức độ rõ ràng trong đinh hướng nghề nghiệp của học sinh

nữ

Mức độ A Mức độ B

3.14.a 3.14.b

Biểu đồ 3.14 a và b:Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh nam và học sinh nữ.

Qua bảng và biểu đồ cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh nam và học sinh nữ.

Ở mức độ A- Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: học sinh nam đạt tỷ lệ 33.70% và học sinh nữ đạt 32.43%, sự chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ là trong mức độ A không quá lớn.

Ở mức độ B- Định hướng nghề nghiệp tương đối rõ ràng: đây là mức độ chủ yếu trong định hướng nghề nghiệp của cả học sinh nam và học sinh nữ, học sinh nam đạt tỷ lệ 39.32% và học sinh nữ đạt 45.04%, sự chênh lệch này hơn 5%.

Ở mức độ C- Định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng: học sinh nam chiếm tỷ lệ 26.98% học sinh nữ thấp hơn chiếm tỷ lệ 22.53%. sự chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ trong mức độ C không quá lớn.

Về mặt nhận thức: học sinh nữ nhận thức các vấn đề của định hướng nghề nghiêp tốt hơn học sinh nam (điểm trung bình về mặt nhận thức của nữ là 2.30, học sinh nam, 2.15)

Về mặt thái độ: học sinh nam có thái độ tích cực hơn học sinh nữ trong định hướng nghề nghiệp, tuy nhiên mực độ khác biệt này không cao (điểm trung bình về mặt thái độ của học sinh nam: 2.19, học sinh nữ 2.15).

Về mặt hành vi: học sinh nam tiến hành các hành vi trong định hướng nghề nghiệp thường xuyên và tích cực hơn học sinh nữ (điểm trung bình mặt hành vi của nam là 2.22 của nữ là 2.10).

Học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt trong định hướng nghề nghiệp tuy nhiên sự khác biệt này là rất ít (điểm trung bình của nam: 2.06, học sinh nữ: 2.09)

c. Mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng phân theo dân tộc Huỳnh Thúc Kháng phân theo dân tộc

Dân tộc Lĩnh vực Mức độ Điểm tổng Điểm trung bình A B C LC % L C % L C % Kinh (152) Nhận thức 62 40.79 71 46.70 19 12.5 347 2.28 Thái độ 44 28.95 90 59.21 18 11.84 330 2.17 Hành vi 72 47.37 69 45.40 11 7.23 365 2.40 Tổng 41 26.97 % 97 63.82 % 14 9.21 % 331 2.17 Thiểu số (48) Nhận thức 6 12.5 34 70.84 8 16.66 94 1.96 Thái độ 12 25 30 62.5 6 12.5 102 2.12 Hành vi 4 8.33 34 70.84 10 20.83 90 1.87 Tổng 2 4.17% 30 62.5% 16 33.33 % 82 1.71

Biểu đồ 3.15. . Định hướng nghề nghiệp phân theo dân tộc

Qua bản và biểu đồ ta thấy, định hướng nghề nghiệp phân theo dân tộc có sự khác biệt giữa dân tộc kinh và dân tộc thiểu số ( Gia-rai, Ba Na…) trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.

Mức độ A: học sinh người dân tộc kinh đạt tỷ lệ 26.97%, học sinh người dân tộc thiểu số chỉ đạt 4.17%.

Mức độ B: học sinh người dân tộc kinh đạt tỷ lệ 63.82%, học sinh người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ 62.5%

Mức độ C: học sinh người dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 9.21%, học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 33.33%

Qua kết quả trên nhận thấy học sinh người dân tộc kinh có định hướng nghề nghiệp tốt hơn so với học sinh người dân tộc thiểu số ( điểm trung bình của học sinh người kinh:2.17, học sinh người dân tộc thiểu số 1.71).

Học sinh người dân tộc kinh có nhận thức tốt hơn so với người dân tộc thiểu số trong định hướng nghề nghiệp (điểm trung bình về mặt nhận thức của người dân tộc kinh:2.28, học sinh người dân tộc thiểu số 1.96)

Học sinh người kinh và người dân tộc thiểu số có sự khác biệt trong thái độ với định hướng nghề nghiệp tuy nhiên khác biệt này không đáng kể (điểm trung bình về mặt thái độ của học sinh người kinh 2.17, học sinh người dân tộc là 2.12)

Học sinh người kinh có hành vi tích cực hơn trong định hướng nghề nghiếp so với học sinh người dân tộc thiểu số (điểm trung bình về mặt hành vi của học sinh người kinh: 2.40, học sinh người dân tộc 2.17)

Tiểu kết chương 3

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi thu được những kết luận sau: Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai ở mức độ tương đối rõ ràng- mức độ B.

Định hướng nghề nghiệp của học sinh các khối 10,11,12 có sự khác biệt, khối 12 có mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp cao hơn khối 11 và khối 10.

Học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt không đáng kể trong định hướng nghề nghiệp

Học sinh người dân tộc Kinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn học sinh người dân tộc Thiểu Số.

KẾT LUẬN

Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “ Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai” chúng tôi có những kết luận như sau:

Định hướng trong đề tài được hiểu là:

- Định hướng là hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách quan, nảy sinh trong quá trình hoạt động, tác động tích cực qua lại giữa con người và thế giới khách quan trên cơ sở nắm vững hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người.

- Định hướng là xu hướng nhân cách hướng tới giá trị nào đó, là cơ sở điều chỉnh hành vi con người và là thành phần trong cấu trúc nhân cách.

Định hướng nghề nghiệp trong đề tài được hiểu là:

Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT là quá trình học sinh xác định những đặc điểm của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp với các đặc điểm đã được xác định, trên cơ sở hình thành nơi học sinh nhận thức, thái độ và hành vi với việc định hướng nghề nghiệp

- Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ở mức độ tương đối rõ ràng- mức độ B.

- Có sự khác nhau giữa 3 khối lớp trong định hướng nghề nghiệp, theo đó khối 12 có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn khối 10 và khối 11.

- Học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt trong định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt này rất ít.

- Học sinh người dân tộc kinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn học sinh người dân tộc thiểu số.

∙ Khuyến nghị *Đối với học sinh

Học sinh cần chủ động, nghiêm túc khi định hướng nghề nghiệp cho bản thân bởi đây là hoạt động quan trong không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Các em nên tham gia vào các hoạt động tư vấn hướng nghiệp được nhà trường và địa phương tổ chức, chủ động đặt câu hỏi cho các chuyện gia.

Các em cần xác định những đặc điểm của bản thân mình đặc biệt phải hiểu rõ năng lực sở thích của bản thân, các đặc điểm về sức khỏe ,tính cách bằng những cách có thể như sau:

- Vẽ chân dung tâm lý bản thân mình: điểm mạnh điểm yếu sau đó lập kế hoạch điều chỉnh bản thân, tích cực thực hiện theo kế hoạch, tự đánh giá kết quả của bản thân rút kinh nghiệm.

- Tìm hiểu về nghề nghiệp các em cần quan tâm đến các công việc cơ bản của nghề đó, các yêu cầu của nghề nghiệp với cá nhân và yêu cầu xã hội đói với nghề, bên cạnh đó cần quan tâm đến nhu cầu của xã hội đói với nghề.

Định hướng nghề nghiêp là một quả trình vì thề cần thời gian và các điều kiện có thể để có được sự lựa chọn đúng đắn. bản thân các em pơhair là người chủ động quyết định không nên phụ thuộc vào những áp đặt từ các yếu tố khác.

*Đối với gia đình

Gia đình là nơi quan trọng hình thành nên nhân cách con người, trong đó hình thành nên nhận thức , thái độ và hành vi đối với nghề nghiệp.

Cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến định hướng nghề nghiệp của con cái mình, bởi cha mệ là người hiểu con, nhìn thấy được sự phát triển của con và nhận thức được những điều mà trong nhận thức của con cái còn hạn chế. Vì thế cha mẹ cần hiểu rõ định

hướng nghề nghiệp là giúp con mình nhận thức về những vấn đề gì, cần có thái độ như thế nào và tiến hành hành vi ra sao.

Cha mẹ nên quan tâm đến việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của con cái mình, tránh áp đặt cho con một ngành nghề hoặc thờ ơ trong các quyết định quan trọng của con cái.

Khi trao đổi với con cái về những lựa chọn nghề nghiệp cần hướng con cái đến việc trả lời các câu hỏi: con thích nghề gì? Con có những khả năng gì phù hợp với nghề đó? Con hiểu biêt gì về nghề đó. Cha mẹ hãy là nguồn lực tinh thân trong việc trao đổi, tư vấn cho con cái những điều mà ở tầm nhận thức của con chưa hiểu được, tránh trở thành nguồn áp lực và lo sợ của con.

Trên tất cả mọi điều cha mẹ cần tôn trong các quyết định của con, tình yêu thương chính nghĩa không phải đặt con mình vào những điều tốt nhất mà hướng dẫn nó đi tới điều tốt nhất. bản thân con cái sẽ phải đương đầu với cuộc sống vì thế người cha người mẹ nên để con quyết định những viwwcj của đời mình khi nó đã có đầy đủ năng lực. trong đó việc lựa chọn nghề nghiệp là quan trong nhất.

Đối với thầy cô và nhà trường

Theo kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy thày cô và nhà trường không ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh, tuy nhiên bên cạnh việc cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh nhà trường và thầy cô cần quan tâm đến kỹ năng sống, đến các quyết định quan trọng của học sinh trong đó có hoạt động lựa chọn nghề nghiệp.

Thực tế khi chúng tôi tham gia nghiên cứu tại trường học nhận thấy hoạt động hướng nghiệp ngoài giờ lên lớp chưa mang lại hiệu quả cho học sinh, các thầy cô đảm trách hoạt động này một mặt chưa có chuyên môn, phương pháp, mặt khác các thầy cô còn coi nhẹ hoạt động này, dẫn đến học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp. đó là thực tế ở rất nhiều trường học ở nước ta hiện nay. Cần nhìn thẳng vào thực tế mới nắm được nguyên nhân và tìm được cách khắc phục.

Thiết nghĩ thầy cô và nhà trường nên làm mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp để hỗ trợ cho học sinh nhiều hơn khi các em tiến hành hoạt động lựa chọn nghề nghiệp, bằng cách tổ chức cho học sinh những chuyến trải nghiệm thực tế các nghề nghiệp: đi vào nhà mấy, vào bệnh viện, đứng giảng bài cho các bạn để trải nghiêm kỹ sư họ làm gì, bác sĩ làm gì, và thầy cô làm gì.

Hoặc tổ chức các nhóm nghề nghiệp để những học sinh có sự lựa chọn nghề giống nhau gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ với nhau những kiến thức, thông tin liên quan đến nghề, mỗi nhóm nghề này được thầy cô hướng dẫn.

Cần tổ chức các lớp tập huấn cho thầy cô về công tác hướng nghiệp, cung cấp cho thầy cô những công cụ cần thiết để quá trình hỗ trợ các em hiệu quả hơn.

Như vậy từ những hình ảnh thực tế, trải nghiệm thực tế và gặp gỡ những người có chung sở thích các em học sinh sẽ có thêm nhiều cơ hổi hiểu rõ về nghề nghiệp, về bản thân mình để hoạt động lựa chọn nghề nghiệp không còn là hoạt động gây nhiều áp lực tâm lý cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2007), Thực trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học.

2. A.Nannhep. B.G (1992), Nghiên cứu giáo dục.

3. Nguyễn Thị Nhân Ái (2011), Các lý thuyết phát triển nghề trong tham vấn hướng nghiệp, Tạp chí Giáo dục, Số 2.

4. Bùi Thị Bích (2007), Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học.

5. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa.

7. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Dương Tự Đam (1996), Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Triết học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 85 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)