Phương pháp trò chuyện

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 39 - 43)

* Mục đích: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ sung về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT, từ đó đưa ra những biện pháp thiết thực và phù hợp với mức độ định hướng nghề nghiệp thực tế của học sinh THPT.

* Cách tiến hành: trò chuyện được tiến hành trực tiếp với học sinh trong trường THPT Huỳnh Thúc Kháng huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.

* Yêu cầu: Khi trò chuyện phải thật tế nhị, gây được cảm tình với người trò chuyện, nắm bắt những biểu hiện trong nhận thức, thái độ, hành vi đối với việc lựa chọn nghề thông qua nội dung câu trả lời, diễn biên tâm lý trong quá trình trò chuyện.

- Nội dung trò chuyện liên quan đến phiếu hỏi - Khách thể trò chuyện là học sinh.

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thô thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp sử dung trắc nghiệm tâm lý

Phương pháp này chúng tôi sử dụng các công thức của toán thống kê để xử lý số liệu. (công thức tính phần trăm, công thức tính điểm trung bình)

2.5. Cách đánh giá kết quả

- Tính % thống kê, tính tỉ lệ % ý kiến của khách thể nghiên cứu về các mặt nhận thức, thái độ, hành vi để từ đó đề ra những biện pháp tác động phù hợp nhằm hỗ trợ các em có được định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn với bản thân mình.

- Tính điểm: để xác định mức độ tường minh trong định hướng nghề nghiệp của học sinh dựa vào những tiêu chí đã được xây dựng ở chương 1. Dựa trên kết quả thu được chúng tôi tiến hành đánh giá định tính và thu được kết quả như sau:

Đánh giá chung về mức độ tường minh trong định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Sau khi có được kết quả định tính của từng mặt trong câu trúc định hướng nghề nghiệp- nhận thức, thái độ, hành vi. Chúng tôi tiến hành tính điểm tổng chung và điểm trung bình chung ở cả 3 mặt và xếp loại thái độ lựa chọn nghề của từng khách thể dựa trên nguyên tắc:

+ Loại nào có tần số xuất hiện ưu tiên thì loại đó sẽ được chọn khi xếp loại tổng hợp. Ví dụ ABB- xếp loại B

+ Chú ý tính bù trừ khi xếp loại. Ví dụ: ABC- xếp loại B

+ có sự chênh lệch nhiều (2 bậc ) thì kết quả ở loại chung gian. Ví dụ : ACC- xếp loại B.

+ Trường hợp C ở một mặt và B ở hai mặt chúng tôi quy ước nếu mặt nhận thức hoặc hành vi loại B thì kết quả thuộc loại C.

Bảng xếp loại mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng.

Mức độ rõ ràng Nhận thức Thái độ Hành vi

A B A A A B B B A B B B A A B B B C B B B B B A C B B C C B C C C A C C C A C B C C C B C B B C C C A C C

Dựa trên quy định này chúng tôi tính điểm trung bình mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT Trên toàn mẫu nghiên cứu theo quy ước:

+ Điểm trung bình từ 2.33-3: Loại A (mức độ rõ ràng )

+ Điểm trung bình từ 1.66- 2,32: Loại B (Mức độ tương đối rõ ràng) + Điểm trung bình dưới 1,66: Loại C ( Mức độ không rõ ràng )

Dựa vào điểm trung bình chúng tôi so sánh hai biến độc lập, theo đó điểm trung bình giữa 2 biến có sự chênh lệch 0.08 thì được xét là có sự chênh lệch.

Ngoài những câu hỏi thuộc về nhận thức, thái độ, hành vi, đề tài con sử dụng một số câu hỏi bổ trợ để tìm hiểu:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh: câu này tính điểm trung bình, xếp hạng.

Tiểu kết chương 2

Để đánh giá đúng mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Iagrai- Gia Lai đề tài đã tiến hành nghiên cứu một lượng khách thể 200 học sinh.

Để tài sử dụng phối hợp nhiều nhóm, nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, nhờ đó thu được kết quả khách quan, tin cậy.

Đề tài xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ rõ ràng trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT nói chung, tiêu chí đánh giá các mặt biểu hiện của định hướng nghề nghiệp (nhận thức, thái độ, hành vi) nói riêng của học sinh THPT trường THPT Huỳnh Thúc Kháng- Iagrai- Gia lai.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng mức độ định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng biểu hiện qua các mặt Huỳnh Thúc Kháng biểu hiện qua các mặt

3.1.1. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng biểu hiện qua mặt nhận thức biểu hiện qua mặt nhận thức

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG, HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI 10600846 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)