Đường lối đấu tranh của Đảng.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 34 - 43)

Ngày 1/1/1969, trong thư chúc tết Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Tiếp đó, nhân ngày quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược 20/7/1969 Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước trong đó người khẳng định:

“Đế quốc Mỹ thất bại đã rõ ràng nhưng chúng chưa chịu từ bỏ dã tâm bám lấy miền Nam nước ta. Quân và dân cả nước ta triệu người như một, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, không sợ hy sinh, không sợ gian khổ, quyết duy trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, quyết chiến, quyết thắng đánh cho quân Mỹ phải rút sạch, đánh cho ngụy quân và ngụy quyền sụp đổ hết, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”

[2, 222- 223]. Lời chúc tết và lời kêu gọi của Bác đã củng cố thêm quyết tâm đánh Mỹ của toàn Đảng, toàn dân ta, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

Ngày 10/5/1969, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 188-NQ/TW, trong đó chúng ta đã đánh giá âm mưu và chủ trương của địch và khắng định Mỹ đã

bị những thất bại nặng nề về mọi mặt, ý chí xâm lược của chúng đã bị lung lay rõ rệt, chúng đã buộc phải xuống thang chiến tranh từng bước, khó lòng duy trì cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô hiện nay trong một thời gian dài và nhất định sẽ thất bại. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận định rằng bản chất của Mỹ rất ngoan cố, chúng còn có tiềm lực, còn có lực lượng lớn trên chiến trường, còn giữ được các vị trí và các khu quan trọng, cho nên chúng mong muốn xuống thang trên thế mạnh để giải quyết chiến tranh bằng thương lượng với điều kiện có lợi cho chúng. Vì vậy, theo nhận định của Đảng ta, chủ trương của địch hiện nay là: “Từng bước phi Mỹ hóa, Việt Nam hóa cuộc chiến tranh, từng bước xuống thang chiến tranh, vừa xuống thang vừa giữ gìn sức người, sức của đặc biệt là giữ gìn sinh lực quân Mỹ, vừa ra sức giành giật với ta để kết thúc chiến tranh trên một thế mạnh nhất định” [22, 140].

Từ việc nhận định tình hình và đánh giá âm mưu của địch, tháng 1/1970, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “Tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đẩy mạnh tiến công quân sự và tiến công chính trị, kết hợp với tiến công ngoại giao; vừa tiến công địch vừa ra sức xây dựng lực lượng quân sự và chính trị của ta ngày càng lớn mạnh, đánh bại âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại âm mưu xuống thang từng bước nhưng kéo dài chiến tranh để tạo thế mạnh hòng duy trì chủ nghĩa thực dân mới của chúng ở miền Nam nước ta; làm thất bại chiến lược phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà” [23, 130].

Trước âm mưu của địch mở rộng chiến tranh ra 3 nước Đông Dương, ngày 19/6/1970 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết “về tình hình mới ở bán đảo

Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta” trong đó Đảng ta khẳng định: Qua sự phát triển của cục diện chiến tranh chúng ta càng thấy rõ trong tình hình hiện nay, âm mưu của đế quốc Mỹ ở Việt Nam gắn liền với âm mưu của chúng đối với các nước trên bán đảo Đông Dương, ba nước Việt Nam, Lào và Cămpuchia đã trở thành một chiến trường thống nhất.

Trên cơ sở đánh giá âm mưu của địch, nhận định tình hình địch- ta, Đảng ta đề ra nhiệm vụ mới của chúng ta là “động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cả hai miền nước ta, tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, trở thành một khối thống nhất có chiến lược chung, kiên trì đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai… Đẩy mạnh hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ, giúp đỡ quốc tế rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ xâm lược, phân hóa và cô lập hơn nữa chính quyền phản động Nich xơn và bè lũ tay sai, đánh bại âm mưu của Mỹ tập trung lực lượng ở Châu Á, lập phòng tuyến chiến lược mới ở Đông Nam Á” [23, 267]. Việc tăng cường tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương không chỉ có ý nghĩa trong việc phá tan âm mưu mở rộng chiến tranh của địch mà còn có ý nghĩa tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị vốn có của Đảng và nhân dân ba nước.

Cuối năm 1971, nhận rõ âm mưu mới của địch là ráo riết chuẩn bị ném bom bắn phá miền Bắc, ngày 30/12/1971, Ban Bí thư đã ra chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động chiến tranh bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc” trong đó khẳng định những yêu cầu trước mắt của ta là: “các cấp, các ngành, các địa phương phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, tăng cường hơn nữa tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn sàng chiến đấu trên toàn miền Bắc (kể cả trong lực lượng

vũ trang, trong các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, công trường, nông trường cũng như trong nhân dân)” [24, 546].

Bước sang năm 1972, tình hình mới có nhiều thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, ngày 27/3/1972, Đảng ta đã ra bức điện về chủ trương của Bộ Chính trị mở cuộc tổng tấn công trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao để làm thất bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch. Trong đó Đảng ta nhận định hiện nay tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường đang có những thay đổi rất lớn có lợi cho ta.

Về phía địch, sau những chiến thắng của ta và những khó khăn, thất bại của Mỹ, ngụy cho đến nay, đế quốc Mỹ và bọn chư hầu đã phải rút đại bộ phận quân đội của chúng ra khỏi chiến trường và chúng sẽ còn tiếp tục rút thêm nữa. Do chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, quân ngụy tuy được trang bị khá hơn trước nhưng cũng không thể nào bằng khi Mỹ còn ở lại đông trên chiến trường, hỏa lực chung của Mỹ ngụy đều giảm sút trừ không quân tuy gần đây có tăng thêm một ít nhưng cũng không bằng trước đây. Việc Mỹ và chư hầu phải rút quân và những thất bại có tính chiến lược của chúng trên cả ba chiến trường Việt Nam, Lào, Cămpuchia trong năm 1971 làm cho tinh thần binh lính ngụy sa sút nghiêm trọng, nhất là bọn bảo an, dân vệ. Số lượng đào ngũ của chúng mỗi ngày một cao mà nguồn bổ sung không kịp, lại gặp khó khăn. Quân cơ động ứng chiến của chúng có hạn và lực lượng bị dàn mỏng khắp nơi thay thế quân Mỹ.

Trong khi đó về phía ta, lực lượng chủ lực của ta đã được rèn luyện, bổ sung và trang bị mạnh hơn trước. So sánh tương quan lực lượng giữa chủ lực ta và chủ lực ngụy trên chiến trường trước lúc bước vào đợt tấn công này có nơi ta gấp đôi địch, có những nơi ta hơn địch một ít. Việc chuẩn bị trên chiến trường cho đến nay nói chung là thuận lợi.

Căn cứ vào tình hình thuận lợi như trên, nắm vững thời cơ mới và khả năng mới, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: “kết hợp cả ba mặt trận đấu tranh quân

sự, chính trị và ngoại giao, làm thất bại về cơ bản chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của địch, vừa tấn công vừa nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận lực lượng địch, giải phóng phần lớn nông thôn, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị và nổi dậy ở các đô thị để giành thắng lợi quyết định trong năm 1972… Thời gian thuận lợi để giải quyết vấn đề của ta cả trên mặt trận quân sự và trên bàn đàm phán là sau khi ta giành được thắng lợi ở xuân- hè- thu và trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ” [25, 234- 235].

2.1.3. Kết quả thực hiện.

Trong giai đoạn đầu từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970, lợi dụng sai lầm của ta chậm chuyển hướng tiến công sau tết Mậu Thân, bỏ lỏng vùng nông thôn, Mỹ ngụy đã liên tiếp tiến hành các kế hoạch “bình định” như

“bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”… kết hợp với hàng vạn cuộc hành quân càn quét, đóng hàng nghìn đồn bốt, chiếm lại hầu hết các vùng nông thôn ta đã mở ra trong tết Mậu Thân, kìm kẹp thêm nhiều dân, kiểm soát thêm nhiều vùng. Hành động chiến tranh đó của địch đã gây cho cách mạng miền Nam những khó khăn, tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Nam vẫn vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, ác liệt, hy sinh, kiên quyết bám trụ chiến trường, kiên trì đấu tranh chống Mỹ ngụy.

Do một số kết quả thu được trong các chiến dịch bình định rất ác liệt ở nông thôn, đế quốc Mỹ đánh giá tình hình ở miền Nam cơ bản đã ổn định và đã đến lúc tiến hành cuộc “Chiến tranh bóp nghẹt”. Ngày 18/3/1970, Mỹ đã chủ mưu gây ra cuộc đảo chính lật đổ chính phủ vương quốc Cămpuchia đưa Lon Non lên nắm chính quyền nhằm biến Cămphuchia thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự an toàn cho chúng, chặt đứt con đường hậu cần của ta chi viện cho các chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, sau sự kiện đảo chính ở Cămpuchia nhất là sau Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương(4/1970), sự phối hợp chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương ngày càng bền chặt.

Ngày 30/4/1970, cùng với lực lượng cách mạng Cămpuchia chúng ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của 10 vạn quân Mỹ vào khu vực Đông Bắc Cămpuchia. Đầu năm 1971, quân và dân ta ở miền Nam cùng với quân dân Lào anh em đã thu được thắng lợi vang dội ở đường 9- nam Lào mang tên “Lam Sơn 719”, bảo vệ căn cứ chủ yếu của Lào, phá thế uy hiếp sườn phía tây miền Bắc nước ta và tuyến vận tải tây Trường Sơn. Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang của ta cũng đã phối hợp với quân và dân Cămpuchia, đánh bại cuộc hành quân của Mỹ - ngụy nhất là cuộc hành quân “Toàn thắng 171”, giải phóng được vùng Đông Bắc Cămpuchia và kiểm soát được nhiều vùng rộng lớn khác buộc Mỹ phải tuyên bố rút quân ra khỏi Cămpuchia.

Những thắng lợi của chiến tranh cách mạng ba nước Đông Dương trong hai năm 1970- 1971 đã tạo cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta một tình thế thuận lợi mới. Chúng ta có điều kiện kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, tiếp tục phát huy quyền chủ động tiến công, giành thắng lợi mới có ý nghĩa chiến lược hơn trong năm 1972.

Mùa xuân năm 1972, lợi dụng tình hình mới trong thời điểm mới: ngụy ngày càng suy yếu, Mỹ lúng túng, bế tắc về chiến lược, lại sắp bước vào bầu cử tổng thống Mỹ; còn ta vượt qua thời kỳ khó khăn từ sau xuân 1968 ở miền Nam lại cùng bạn khai thác được sai lầm của Mỹ khi chúng mở rộng chiến tranh sang Lào và Cămpuchia, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược với quy mô lớn, cường độ mạnh trên toàn miền Nam nhằm tiêu diệt phần lớn quân địch, mở rộng vùng giải phóng góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng địch- ta, thay đổi cục diện cuộc chiến tranh ở miền Nam, giành thắng lợi quan trọng đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Ních xơn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng.

Trong cuộc tiến công này, ta chủ trương thực hiện ba đòn chiến lược: đòn tiêu diệt của chủ lực trên chiến trường lựa chọn, đòn tiến công và nổi dậy

ở vùng nông thôn đông dân để đánh phá bình định, đòn đấu tranh chính trị ở các thành thị, kết hợp ba mặt trận đấu tranh quân sự- chính trị với ngoại giao; giành thắng lợi quyết định ở miền Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc tổng tiên công của ta đã làm cho nhiều trung đoàn và tiểu đoàn ngụy, cả bộ binh, pháo binh, thiết giáp bị tiêu diệt hoặc bị thiệt hại nặng, lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự bị tiêu diệt và đào ngũ, rã ngũ lớn, ta phá vỡ ba tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch tại các địa bàn xung yếu: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Mỹ đối phó bằng cách “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh, huy động một lượng lớn không quân và hải quân Mỹ ồ ạt tham chiến ở miền Nam và điên cuồng đánh phá trở lại miền Bắc từ đầu tháng 4/1972, sử dụng gần một nửa số máy bay chiến lược B52 của nước Mỹ đánh sâu vào nội địa, thả mìn, phong tỏa các cảng và sông ngòi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bằng những thủ đoạn cực kỳ hung bạo kết hợp với những thủ đoạn chính trị và ngoại giao rất xảo quyệt, Mỹ muốn cô lập và bao vây cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Trong khi đó, bên cạnh đấu tranh quân sự và chính trị, Đảng ta vẫn chú trọng công tác đấu tranh ngoại giao nhằm vạch trần âm mưu của Mỹ lôi kéo một số nước trong phe XHCN, đẩy mạnh tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa, hướng dư luận quốc tế vào lên án âm mưu Mỹ kéo dài, mở rộng chiến tranh, sử dụng cả máy bay ném bom chiến lược, ném bom rải thảm xuống miền Bắc. Ta cũng lợi dụng năm 1972 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ để tranh thủ dư luận, gây sức ép buộc chính quyền Mỹ phải sớm ký kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

Ngày 8/10/1972, phái đoàn của chính phủ ta tại hội nghị Paris đã đưa ra bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đây là một đòn tấn công bất ngờ đối với nhà trắng, tập đoàn Ních xơn- Kít Xinh Giơ không thể không đồng ý về cơ bản với nội dung hợp tình hợp lý của bản dự thảo hiệp định. Tuy nhiên chúng vẫn còn nhiều mưu mô, xảo quyệt.

Một mặt chúng hẹn đến ngày 31/10/1972 sẽ ký kết và lên giọng tuyên bố “hòa bình trong tầm tay” nhưng mặt khác, chúng tìm cách dây dưa, trì hoãn việc ký kết và lật lọng những điều đã thỏa thuận với ý đồ nhằm tranh thủ thời gian tăng cường lực lượng cho ngụy quân, ngụy quyền, làm cho nó đứng vững được sau khi Mỹ rút quân, nhằm bảo đảm chắc thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đồng thời gây sức ép đòi ta phải rút quân khỏi miền Nam và duy trì chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Thực hiện ý đồ đó, Mỹ đã gấp rút lập một cầu hàng không lớn để cấp tốc tuồn vũ khí, đạn dược vào miền Nam, chuẩn bị kế hoạch lấn chiếm vùng giải phóng sau khi ký kết, chuẩn bị trận ném bom lớn vào miền Bắc.

Trước hành động lật lọng của Mỹ, ngày 26/10/1972, chính phủ ta công bố nội dung chủ yếu của bản dự thảo hiệp định đã được hai bên đồng ý và chờ

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 34 - 43)