Một số kiến nghị không ngừng tăng cường củng cố lực lượng, trang thiết bị quốc phòng an ninh nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 65 - 67)

thiết bị quốc phòng an ninh nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế khách quan, lôi cuốn nhiều quốc gia tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có những mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đánh dấu sự hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn của nước ta vào nền kinh tế toàn cầu; khẳng định sự thừa nhận của thế giới đối với những thành tựu của nước ta trong hơn 25 đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Tuy nhiên, Trên thế giới cũng như khu vực hiện nay, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường đe dọa đến hòa bình, ổn định của tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước; những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Trong quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục đan xen cả hai mặt đấu tranh và thoả hiệp.

Trong bối cảnh đó, thông qua hội nhập, các thế lực thù địch, phản động không từ bỏ âm mưu lợi dụng chống phá nước ta bằng những thủ đoạn tinh vi, thâm độc hơn. Chúng sẽ tiếp tục lợi dụng những khó khăn, sơ hở của đất nước ta để chống phá, tạo áp lực về chính trị, hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt thời gian gần đây nổi lên vấn đề tranh chấp ở biên giới trên biển ở biển Đông, ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta.

Tình hình trên đặt ra cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ nói riêng những yêu cầu khẩn thiết. Điều quan trọng trước hết để

đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị là phải tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước những âm mưu của kẻ địch.

Nhận thức được tầm quan trọng của quốc phòng, an ninh đối với sự phát triển đất nước, trong những năm qua Đảng ta luôn chú trọng đến chính sách quốc phòng, an ninh, coi quốc phòng, an ninh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta trong quá trình xây dựng đất nước. Coi việc xây dựng sức mạnh quốc phòng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Sức mạnh quốc phòng trong thời kỳ mới, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhất là sức mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, đối ngoại, an ninh, quân sự... được xây dựng bằng sự nỗ lực của toàn quân, toàn dân kết hợp sự ủng hộ, hợp tác quốc tế. Sức mạnh quốc phòng phải bảo đảm ngăn ngừa, đẩy lùi, đối phó thắng lợi với các nguy cơ và tình huống chiến lược, cả trong thời bình và khi có chiến tranh. Đây là cơ sở giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, xây dựng phát triển tiềm lực mọi mặt của đất nước.

Những thành tựu đã đạt được trong hơn 25 năm đổi mới, đặc biệt là những thành tựu trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân đó trở thành cơ sở khoa học để chúng ta tiếp tục kiên định con đường đi lên CNXH, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)