Hoàn cảnh thế giới và trong nước thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 60 - 63)

* Hoàn cảnh thế giới.

Bước sang thế kỷ XXI, đời sống kinh tế xã hội thế giới đang trải qua những biến đổi vô cùng to lớn và sâu sắc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa thì nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế thì hoà bình, hợp tác và

phát triển vẫn là xu thế lớn. Tình hình đó tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực và trên thế giới, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các nước công nghiệp mới, có cơ hội hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho kinh tế nước ta ngày càng phát triển từ đó góp phần phát triển xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta cũng phải đứng trước không ít những bất trắc khó lường: những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng; kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các nước ngày càng gay gắt. Ngoài ra, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới.

* Hoàn cảnh trong nước.

Sau 26 năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 2012) chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đang trên đà tăng trưởng tương đối mạnh, chính trị, xã hội ổn định, đời sống của

người dân ngày càng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao…

Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Nhìn chung, những tình hình và xu hướng nêu trên sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, nếu biết nắm vững xu thế của thời đại, biết điều chỉnh chính sách phù hợp với xu thế thời đại thì sẽ có thêm nhiều thuận lợi về mặt khách quan cho công cuộc phát triển đất nước; trái lại, nếu tự tách mình ra khỏi xu thế phát triển chung thì sẽ rất nguy hại cho an ninh và sự phát triển của dân tộc. Nói cách khác đây là sự vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giai đoạn mới, tình hình mới.

Vận dụng bài học kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi thì bên cạnh việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa chúng ta cũng cần chú trọng xây dựng thực lực đất nước vững mạnh đặc biệt là về kinh tế và quốc phòng. Đảm bảo cho nước ta có thể đứng vững trước mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 60 - 63)