Một số kiến nghị thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại rộng mở đa dạng hóa, đa phương hóa trong thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 63 - 65)

đa dạng hóa, đa phương hóa trong thời kỳ hội nhập.

Trong giai đoạn hiện nay, mở của hội nhập là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, ngay từ khi bước vào công cuộc đổi mới Đảng ta đã thực hiện mở cửa giao lưu với tất cả các nước với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hóa giải thế bị bao vây cô lập. Đảng ta đề ra phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”. Khi thế và lực của ta đã mạnh hơn, tại Đại hội IX, đảng ta chủ trương “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Chúng ta chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN. Việc thực hiện nhất quán và không ngừng mở rộng, hoàn chỉnh nội hàm của đường lối sáng suốt ấy cho đến nay đã góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất có thể để đất nước đạt được kỳ tích phát triển trong thời kỳ Đổi mới. Từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau hàng chục năm chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên nhóm nước có thu nhập trung bình và đang hội nhập quốc tế sâu rộng với vị thế ngày càng được nâng cao.

Bài học thành công này là cơ sở để khẳng định, trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhiều cơ hội rộng mở song cũng ẩn chứa những biến động khó lường, đất nước chỉ có thể tiếp tục vững vàng đi tới nếu kiên trì đường lối độc lập, tự chủ, huy động tổng lực nội lực đi đôi với việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế và thực thi một chính sách đối ngoại khôn khéo, linh hoạt, không để bị lợi dụng. Lịch sử và thực tiễn luôn nhắc nhở rằng, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, việc các nước lớn thỏa

hiệp trên lưng nước nhỏ chẳng phải là câu chuyện lạ lẫm. Để không rơi vào tình thế này, khó có kế sách nào hơn việc phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường, kiên định, nhất quán theo đuổi đường lối độc lập tự chủ và chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.

Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là sự kế thừa và phát triển đường lối đối ngoại của các thời kỳ trước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, giờ đây chúng ta xác định thêm không những “Việt Nam sẵn sàng là bạn” mà “là bạn, là đối tác tin cậy” (Đại hội X) rồi đến “là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” (Đại hội XI). Nội hàm này thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm tại các cơ chế/tổ chức/diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu (ngoại giao đa phương), góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, bổ sung, hỗ trợ hiệu quả cho ngoại giao song phương.

Với chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đó, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bất cứ trương hợp nào, mọi đường lối đối ngoại đều được hoạch định dựa trên thực lực đất nước “thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to, tiếng mới lớn”(Hồ Chí Minh). Bởi thế, chúng ta cần xây dựng thực lực Đất nước vững mạnh đặc biệt là về kinh tế và quốc phòng, đảm bảo chúng ta có một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, có một nền quốc phòng vững chắc đủ “sức đề kháng” trước mọi hành động chống phá và âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ thù.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965-1975. (Trang 63 - 65)