̣c điểm về điều kiê ̣n tự nhiên của thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.5. Giới thiệu về thành phố Hội An

1.5.1. ̣c điểm về điều kiê ̣n tự nhiên của thành phố Hội An

1.5.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hội An là một thành phố du lịch thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 30 km theo đường TL 607 về phía Bắc, cách trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam là 60 km về hướng Nam.

Hội An có diện tích tự nhiên là 61,71 km2, bao gồm chính 9 phường với tổng diện tích là 26,93 km2 và 4 xã có tổng diện tích là 34,78 km2 nằm trong Tọa độ địa lý: nằm ở 15o15’26’’ đến 15o55’15’’ vĩ Bắc và từ 108o17’08” đến 108o23’10’’ kinh Đông. Vị trí địa lý được xác định như sau:

Phía Bắc, phía Tây giáp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phía Đông Bắc giáp biển Đông.

Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

1.5.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Hội An nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, sát khu vực bờ biển, hình thành trên dải cồn cát của cửa sông, địa hình toàn vùng có dạng đồi cát

thoải, độ dốc trung bình 0,015o. Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, toàn bộ thành phố có 2 dạng địa hình :

Địa hình đồng bằng: Đây là địa hình chủ yếu của thành phố, do có nhiều sông, suối chảy qua nên địa hình bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ hẹp, rất đa dạng và phức tạp.

Địa hình hải đảo: Đặc điểm địa hình của xã Tân Hiệp chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ có đỉnh chóp cụt, cao độ lớn nhất so với mặt biển dao động từ 70 – 517 m. Đảo lớn nhất của xã là Hòn Lao có 1 dãy núi xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam độ cao dao động từ +167m (Tục Cả) đến + 517m (đỉnh Hòn Điền) chia Hòn Lao thành 2 sườn có địa thế khác nhau: Sườn Đông có độ dốc, đá tảng bao quanh chân núi hiểm trở không có bãi bồi ven biển. Sườn Tây dốc thoải ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển thuận lợi cho việc định cư, phát triển du lịch, đây là nơi tàu thuyền có thể cập bến, trao đổi hàng hóa và trú ẩn khi có bão.

1.5.1.3. Khí hậu

Thành phố Hội An có chế độ khí hậu mang những tính chất và đặc điểm của khí hậu Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, ngoài những đặc trưng chung Hội An là một khu vực ven biển miền Trung Bộ nên có những tính chất, mang tính địa phương do điều kiện địa lý, địa hình đem lại.

Nhiệt độ không khí: Trung bình trong năm là 25,6 0C; cao nhất là 39,8 0C và thấp nhất là 22,8 0C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%; cao nhất là 90% và thấp nhất là 75%.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2066 mm.

Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm 2158 giờ, tháng lớn nhất là 248 giờ (tháng 5) và ít nhất là 12 giờ (tháng 12).

Chế độ gió: có hai mùa khá rõ, mùa mưa trùng với gió mùa Đông Bắc, mùa khô trùng với gió mùa Tây Nam. Ngoài ra, trong năm còn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam khá mát, dễ chịu xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc cũng như gió Tây Nam.

Bão: thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 trong năm. Các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt cho toàn khu vực.

1.5.1.4. Thủy văn

Thành phố Hội An chịu ảnh hưởng chính về chế độ thủy văn của các con sông lớn, đó là sông thu Bồn và sông Đế Võng.

Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực 10.590 km2 với tổng lưu lượng 19,9 tỷ m3/năm; đoạn chảy qua thành phố Hội An là 8.5 km; rộng 200 m, diện tích lưu vực là 3.510 km2, lưu lượng nước bình quân là 232 m2/giây, lưu lượng lũ bình quân là 5.430 m3/giây, mực nước bình quân mùa lũ là 2.48m và mực nước ứng với lưu lượng kiệt là 0.19 m.

Sông Đế Võng: đoạn chảy qua thành phố trên 7 km, chiều rộng từ 80 m đến 100 m, biên độ chênh lệch không đáng kể khoảng 0,5 m; dòng chảy tương đối điều hòa nhưng do lưu tốc là nguyên nhân gây bồi cạn trong sông.

Thủy triều: biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của vùng biển Trung Trung Bộ, mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần (bán nhật triều).

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xây dựng thành phố Hội An – thành phố sinh thái. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)